Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Đây là tuyển tập đầy đặn, đánh dấu 40 năm sáng tạo kể từ tập thơ đầu tiên “Đất rộng thời xanh”, xuất bản năm 1980 của ông. Tuyển thơ chia thành ba phần: “Nỗi đời còn xanh”, “Độc ẩm”, “Tiếng kèn cọng rơm”.
Ở phần “Nỗi đời còn xanh”, thơ ông tập trung vào thế sự, số phận con người, những trải nghiệm và suy tưởng về cuộc sống. Trong các bài “Một mình”, “Tự họa”, “Niệm khúc tháng sáu”, “Nỗi đời còn xanh” giống như một sự tổng kết, liên tưởng về không gian, thời gian hữu hạn của con người. Cái sự trôi đi của thời gian thật nghiệt ngã: “Có những lúc nhắm mắt lắng nghe/Thời gian trôi sần sùi giá cả/Với ta như cỏ cây hoa lá/Hồn nhiên và thanh thản mỉm cười”. Có lúc, nhà thơ như đứng trước gương soi mà không nhận ra mình, đành thốt lên: “Ông già ấy, chính là ta/Mới đây mười bảy nay đà bảy mươi”. Song với quả tim yêu đời, ông lại tự an ủi: “Tuổi già như có, như không/Trái tim vẫn trẻ tận cùng niềm vui”.
Phần “Độc ẩm”, chính là những áng thơ tình đầy da diết, nồng nhiệt và cũng có lúc đắng cay nghìn trùng. Đọc phần này, cảm tưởng Vương Tâm có khá nhiều mối tình thực. Đó có thể chỉ là sự lãng đãng với một nữ sinh trung học, như cơn mưa chiều hè bất chợt rồi vội tạnh mau. Đó cũng có thể là mối tình với một người cũng làm thơ, đằng đẵng như những cơn mưa xuân dài không ngớt, để những chồi xanh mơn mởn và hoa xuân khoe sắc. Trong thơ tình, Vương Tâm có nhiều lý giải về tình yêu đôi lứa, có những lý giải đi đến tận cùng và có thể cắt nghĩa. Cũng có những điều chẳng thể nào nói rõ ràng, thí dụ như bài “Cõi mơ”, ông viết: “Rằng em là một giấc mơ/Ngàn lau trắng muốt tràn bờ cỏ xanh/Anh bay trong nắng vô tình/Tìm đôi mắt biếc lung linh môi cười”…
Phần cuối, “Tiếng kèn cọng rơm” là thơ dành cho thiếu nhi, với cách dẫn dụ hồn nhiên, dí dỏm, cuốn hút. Đọc tuyển thơ, như thấy Vương Tâm đã chắt cả những đau khổ và hạnh phúc, những nụ cười và nước mắt, những thủy chung, bội phản, những thùy mị nết na và chua ngoa đanh đá… thành thơ. Theo dõi quá trình sáng tạo của Vương Tâm, bạn đọc nhận ra quá hai phần ba thơ ông là thơ tình. Thơ ông dù có bài thể hiện sự thất tình, song không quá bi lụy, sướt mướt. Những bài thơ ấy, có cái buồn như gió, nỗi nhớ như bão, đủ xoáy vào trái tim người đọc những run rẩy của mùa, xao xác của lá và ngọt ngào của nụ hôn.
Đọc “Tuyển thơ Vương Tâm” thấy tác giả là người chịu đi, chịu nghĩ, sáng tạo. Lúc nào cũng có cảm giác ông đang đắm say với cõi đời, cõi người và luôn nhiệt tình với cuộc sống. Trong quá trình sáng tạo, ông không ngừng tự học, trải nghiệm, quan sát và trăn trở. Nhờ thế thơ ông giàu sức sống.
Theo Nguyễn Văn Học - Thời Nay
Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.
Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.
Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.
Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.
Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.
Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạc, Dưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.
NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam
Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.
“Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.
Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.
Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.
Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.
“ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.
Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.
Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.
Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.
Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.