Góp tên tuổi xứ Huế vào Underground Việt nhờ một số ca khúc, MV hit, những bạn trẻ Huế đang âm thầm truyền tình yêu rap –hiphop, RnB, pop vào đời sống cộng đồng…
Nghe lại ca khúc trước khi đưa lên mạng
Underground là thuật ngữ mới xuất hiện nói về dòng nhạc trên mạng internet. Người sáng tác và thể hiện ca khúc là những người đam mê âm nhạc; phần lớn họ là dân không chuyên, hoạt động thông qua cộng đồng mạng. “Các nickname Huế xuất hiện trên cộng đồng chung từ 6 năm về trước nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, anh em mới khẳng định phong cách và định danh tên tuổi”. Đó là lời nhận xét của một rapper (người chơi rap) thuộc thế hệ đầu của Underground Huế.
Vượt khỏi thế giới ngầm
Ban đầu, Huế có diễn đàn và nhóm nhạc như MS Rap Hue, BK Band, Chicken and Fox… với những tác phẩm rap-hiphop được cộng đồng thừa nhận là có nét. Năm 2011, Tau thích mi của Lil Pig, nguyên thành viên của MS Rap Hue tạo nên sự “đình đám” cho Undeground Huế. 963.000 kết quả từ khóa tìm kiếm Tau thích mi trên trang Google là con số mơ ước của nhiều thành viên Underground. Đây cũng là từ khóa được Google đánh giá là có mức tăng vọt trong trung tuần tháng 5/2011.
Bản rap rặt tiếng Huế này được một nhóm SV Hà Nội dựng phim làm đề tài tốt nghiệp gây sốt trên mạng. Có trang diễn đàn đánh giá Tau thích mi đã đưa rap Huế nói riêng và rap miền Trung nói chung lên đỉnh cao rap Việt. Không chỉ xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng của iTV thời điểm đó, Đoan Trang – Trấn Thành còn thể hiện lại một phần Tau thích mi trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo” trên VTV 3 khiến nó vượt ra khỏi biên giới thế giới âm nhạc ngầm trên mạng.
Dòng nhạc Underground không bị ràng buộc theo quy luật, không quảng bá rầm rộ, không tốn quá nhiều chi phí đầu tư… nhưng dễ dàng thu hút người nghe bởi họ bắt đúng mạch cảm xúc về tình yêu và các vấn đề xã hội nổi cộm. Các thành viên Huế cũng sống với niềm đam mê âm nhạc của mình qua hàng loạt bài hát, MV. Điều dễ dàng nhận ra sản phẩm của Underground chính là tính cộng đồng. Về với Huế là một điển hình. Đó là đứa con tinh thần được chăm chút kỹ lưỡng của Underground Huế. Suốt một tháng xây dựng kịch bản, quay, dựng… sau vài ngày xuất hiện, MV này được nhiều trang nhạc online dẫn lại.
Ca từ hay, hình ảnh Huế đẹp như mơ cộng với sự chung tay của nhiều diễn viên, giọng ca không chuyên, du khách nước ngoài… Về với Huế được một số đơn vị xin phép sử dụng để quảng bá du lịch. N.S.Ư.T Nguyễn Minh Tiến, Trưởng đoàn ca múa nhạc Hương Giang (Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế) nhận xét: “Những ca khúc viết về Huế thường mềm mại, sâu lắng, mang âm hưởng dân ca nhưng Về với Huế lại trẻ trung, sôi nổi. Với những giai điệu vui tươi, tác giả Tiến Lực vẫn giới thiệu được cái hay, cái đẹp của Huế đến với người nghe. Ca khúc Về với Huế cũng được đoàn tập và diễn trong một số chương trình nghệ thuật phục vụ công chúng”.
Gạn đục, khơi trong
Dành nhiều tâm huyết cho âm nhạc, nhiều người trong số họ chỉ được biết đến dưới nickname thầm lặng nên các thành viên thành danh thường được cộng đồng Underground ví von như nghệ sĩ không lộ mặt. Có những ca khúc của nick name Huế được diễn đàn âm nhạc đưa vào danh sách Hit và được đề nghị ký hợp đồng, L.T - một rapper tên tuổi chia sẻ: “Trước hết phải định hình phong cách cho mình, sau đó mới đến sáng tác ca khúc. Đó là một quá trình gian nan. Từ sáng tác, thu, phối… mất vài tháng mới có tác phẩm hoàn chỉnh. Quá trình thai nghén đứa con tinh thần chẳng khác gì những người chơi nhạc chuyên nghiệp nhưng khác là mình công bố trên mạng và chính cộng đồng này là người thẩm định, xếp hạng”. Còn Eric, người chuyên quay phim của nhóm ET Entertainment cho biết: “Tụi mình làm việc rất nghiêm túc từ khâu ý tưởng, kịch bản, tìm diễn viên, chọn bối cảnh. Với máy ảnh Cannon 550, kinh phí ít ỏi (thậm chí là không có) có một clip đạt yêu cầu thì đó là một nỗ lực vượt bậc. Chỉ có tình yêu và sự gắn bó với âm nhạc mới làm nên điều đó”.
Nhạc sĩ Lê Phùng, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Thừa Thiên Huế cho rằng: “Những tác phẩm âm nhạc này đáp ứng cho một bộ phận người nghe. Cá nhân tôi quý trọng sự say mê và cống hiến âm nhạc của họ. Tuy nhiên, với những bạn trẻ đam mê sáng tác thì phải hướng đến những ca từ sao cho có tính thẩm mỹ, văn học và phản ánh hiện thực đời sống, tình cảm”. Còn nhạc sĩ Nguyên Thành sau khi theo dõi một số tác phẩm của các thành viên Underground Huế nhận xét: “Trào lưu này đáp ứng nhu cầu của những bạn trẻ yêu nhạc ở Huế trong thời điểm hiện nay. Điều chúng ta cần động viên, trân trọng là các em đã tạo ra sân chơi thực bằng cách liên kết quay clip âm nhạc chung, tham gia biểu diễn phục vụ các chương trình thiện nguyện”…
Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. Với vị trí trên bến, dưới thuyền, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà sớm xuất hiện chợ làng, nơi hội tụ hàng hóa của cư dân các vùng lân cận.
Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Ban đầu được lưu trữ ở thư viện gia đình Lục Khanh, sau được cất giữ ở chùa Từ Quang (Thừa Thiên - Huế). Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Huế có thể trở thành đô thị sinh thái thiên nhiên và sinh thái nhân văn, đô thị sang về Dĩ vãng và giàu về Hiện tại, nếu ta nhận thức rõ và ra sức bênh vực cái cơ ngơi mà nó sở hữu.
SHO - Chiều ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Tổng kết trại sáng tác văn học nghệ thuật“ về đề tài "Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại văn phòng Liên hiệp hội, 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Hơn 50 tác phẩm thuộc các chuyên ngành gồm: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa... đã được sáng tác trong đợt này. Trại sáng tác khai mạc vào ngày 10/4 tại khách sạn Phong Lan, vườn quốc gia Bạch Mã, kéo dài trong 10 ngày bao gồm 4 ngày thực địa và 6 ngày hoàn thành tác phẩm tại nhà.
Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…
Từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền, tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây, cảm giác như được sống trong một thế giới khác.
SHO - Chiều ngày 10/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại vườn Quốc gia Bạch Mã, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
SHO - Sáng ngày 4/4, hàng trăm cựu chiến binh(CBB) của hai tiểu đoàn 804 - 810 (K4 - K10) đã có buổi họp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Thừa Thiên Huế tại Ban chỉ huy Quân sự Thành phố, 25A Trần Cao Vân, Tp Huế.
Quốc tự Thánh Duyên toạ lạc ở Tuý Vân sơn, ngày trước thuộc phường Đông Am, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với Linh Mụ và Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong ba ngôi quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho đến ngày nay.
Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.
Nhắc đến cố đô Huế, người ta không thể không kể tới các nhà vườn, bởi kiến trúc của nhà vườn Huế cũng có một lịch sử lâu đời trên 200 năm kể từ khi nhà Nguyễn xây dựng kinh đô.
SHO - Tối 26/3, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bắn pháo hoa tầm cao để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2015).
SHO - Hòa chung trong không khí tiến tới kỷ niệm thống nhất đất nước, sáng ngày 26/3 tỉnh Thừa Thiên Huế trang trọng tổ chức Lễ mitting kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015) tại Sân vận động Tự Do, Thành phố Huế.
SHO - Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật với chủ đề: “Thừa Thiên Huế- 40 năm xây dựng và phát triển” vào chiều ngày 25/3, tại Bảo tàng Văn hóa Huế - số 25 Lê Lợi - Thành phố Huế.
Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
Khi bàn về Nhã nhạc người ta thường chú trọng nhiều đến thành phần, biên chế các loại dàn nhạc và bộ phận nhạc không lời do các nhạc cụ diễn tấu, mà ít đề cập đến một bộ phận quan trọng của Nhã nhạc là thể loại nhạc có lời.
Trong kiến trúc cung đình Nguyễn tại Huế, hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: Hoàng cung, Hành cung, Biệt cung và ở cả các lăng tẩm đế vương.
Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.
Ngài thủy tổ họ Hồ Đắc làng An Truyển, xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế vốn là gốc từ ngoài bắc vào lập nghiệp thường được dân làng gọi là Hồ Quản Lãnh.