Góp tên tuổi xứ Huế vào Underground Việt nhờ một số ca khúc, MV hit, những bạn trẻ Huế đang âm thầm truyền tình yêu rap –hiphop, RnB, pop vào đời sống cộng đồng…
Nghe lại ca khúc trước khi đưa lên mạng
Underground là thuật ngữ mới xuất hiện nói về dòng nhạc trên mạng internet. Người sáng tác và thể hiện ca khúc là những người đam mê âm nhạc; phần lớn họ là dân không chuyên, hoạt động thông qua cộng đồng mạng. “Các nickname Huế xuất hiện trên cộng đồng chung từ 6 năm về trước nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, anh em mới khẳng định phong cách và định danh tên tuổi”. Đó là lời nhận xét của một rapper (người chơi rap) thuộc thế hệ đầu của Underground Huế.
Vượt khỏi thế giới ngầm
Ban đầu, Huế có diễn đàn và nhóm nhạc như MS Rap Hue, BK Band, Chicken and Fox… với những tác phẩm rap-hiphop được cộng đồng thừa nhận là có nét. Năm 2011, Tau thích mi của Lil Pig, nguyên thành viên của MS Rap Hue tạo nên sự “đình đám” cho Undeground Huế. 963.000 kết quả từ khóa tìm kiếm Tau thích mi trên trang Google là con số mơ ước của nhiều thành viên Underground. Đây cũng là từ khóa được Google đánh giá là có mức tăng vọt trong trung tuần tháng 5/2011.
Bản rap rặt tiếng Huế này được một nhóm SV Hà Nội dựng phim làm đề tài tốt nghiệp gây sốt trên mạng. Có trang diễn đàn đánh giá Tau thích mi đã đưa rap Huế nói riêng và rap miền Trung nói chung lên đỉnh cao rap Việt. Không chỉ xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng của iTV thời điểm đó, Đoan Trang – Trấn Thành còn thể hiện lại một phần Tau thích mi trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo” trên VTV 3 khiến nó vượt ra khỏi biên giới thế giới âm nhạc ngầm trên mạng.
Dòng nhạc Underground không bị ràng buộc theo quy luật, không quảng bá rầm rộ, không tốn quá nhiều chi phí đầu tư… nhưng dễ dàng thu hút người nghe bởi họ bắt đúng mạch cảm xúc về tình yêu và các vấn đề xã hội nổi cộm. Các thành viên Huế cũng sống với niềm đam mê âm nhạc của mình qua hàng loạt bài hát, MV. Điều dễ dàng nhận ra sản phẩm của Underground chính là tính cộng đồng. Về với Huế là một điển hình. Đó là đứa con tinh thần được chăm chút kỹ lưỡng của Underground Huế. Suốt một tháng xây dựng kịch bản, quay, dựng… sau vài ngày xuất hiện, MV này được nhiều trang nhạc online dẫn lại.
Ca từ hay, hình ảnh Huế đẹp như mơ cộng với sự chung tay của nhiều diễn viên, giọng ca không chuyên, du khách nước ngoài… Về với Huế được một số đơn vị xin phép sử dụng để quảng bá du lịch. N.S.Ư.T Nguyễn Minh Tiến, Trưởng đoàn ca múa nhạc Hương Giang (Nhà hát nghệ thuật ca kịch Huế) nhận xét: “Những ca khúc viết về Huế thường mềm mại, sâu lắng, mang âm hưởng dân ca nhưng Về với Huế lại trẻ trung, sôi nổi. Với những giai điệu vui tươi, tác giả Tiến Lực vẫn giới thiệu được cái hay, cái đẹp của Huế đến với người nghe. Ca khúc Về với Huế cũng được đoàn tập và diễn trong một số chương trình nghệ thuật phục vụ công chúng”.
Gạn đục, khơi trong
Dành nhiều tâm huyết cho âm nhạc, nhiều người trong số họ chỉ được biết đến dưới nickname thầm lặng nên các thành viên thành danh thường được cộng đồng Underground ví von như nghệ sĩ không lộ mặt. Có những ca khúc của nick name Huế được diễn đàn âm nhạc đưa vào danh sách Hit và được đề nghị ký hợp đồng, L.T - một rapper tên tuổi chia sẻ: “Trước hết phải định hình phong cách cho mình, sau đó mới đến sáng tác ca khúc. Đó là một quá trình gian nan. Từ sáng tác, thu, phối… mất vài tháng mới có tác phẩm hoàn chỉnh. Quá trình thai nghén đứa con tinh thần chẳng khác gì những người chơi nhạc chuyên nghiệp nhưng khác là mình công bố trên mạng và chính cộng đồng này là người thẩm định, xếp hạng”. Còn Eric, người chuyên quay phim của nhóm ET Entertainment cho biết: “Tụi mình làm việc rất nghiêm túc từ khâu ý tưởng, kịch bản, tìm diễn viên, chọn bối cảnh. Với máy ảnh Cannon 550, kinh phí ít ỏi (thậm chí là không có) có một clip đạt yêu cầu thì đó là một nỗ lực vượt bậc. Chỉ có tình yêu và sự gắn bó với âm nhạc mới làm nên điều đó”.
Nhạc sĩ Lê Phùng, Chủ tịch Hội nhạc sĩ Thừa Thiên Huế cho rằng: “Những tác phẩm âm nhạc này đáp ứng cho một bộ phận người nghe. Cá nhân tôi quý trọng sự say mê và cống hiến âm nhạc của họ. Tuy nhiên, với những bạn trẻ đam mê sáng tác thì phải hướng đến những ca từ sao cho có tính thẩm mỹ, văn học và phản ánh hiện thực đời sống, tình cảm”. Còn nhạc sĩ Nguyên Thành sau khi theo dõi một số tác phẩm của các thành viên Underground Huế nhận xét: “Trào lưu này đáp ứng nhu cầu của những bạn trẻ yêu nhạc ở Huế trong thời điểm hiện nay. Điều chúng ta cần động viên, trân trọng là các em đã tạo ra sân chơi thực bằng cách liên kết quay clip âm nhạc chung, tham gia biểu diễn phục vụ các chương trình thiện nguyện”…
Chiều 05/11/2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc phòng tranh của tác giả Hoàng Xuân Định, tại 26 Lê Lợi.
Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thuỷ Thừa Thiên Huế 1999- 2009, Tạp chí Sông Hương số 249 tháng 11/2009 thực hiện Chuyên đề LỤT. Chuyên đề nhằm tưởng nhớ niệm các nạn nhân đã bị trôi trong cơn nước dữ, nhắc lại những điều khủng khiếp không thể nào quên mà thiên nhiên đã bạo hành; nhắc lại để thêm tri ân nghĩa đồng bào, tri ân những tấm lòng nhân ái, hào hiệp còn mãi quanh ta... của các tác giả đã từng chứng kiến trận lũ lịch sử 1999. Ngoài ra còn có các bài viết mới của các tác giả nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...
Chiều ngày 28/10, tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009- 2011.
Chiều 13/10, Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế đã tổ chức lễ ra mắt tại Nhà Văn hoá thành phố.
Hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chiều ngày 10/10, tại số 4 Hoàng Hoàng Hoa Thám, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Huế đã khai mạc phòng triển lãm tranh Cảm xúc từ những Cố Đô.
Chiều ngày 6/9, tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Hội nghị tổng kết Phong trào xây dựng làng văn hoá giai đoạn 1997-2009 và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2009, Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 21/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Nhà Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo Văn học Nhật Bản” tại trụ sở Hội LH VHNT, 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 19/9, tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá và Thông tin TP Huế và hoạ sỹ Lê Duy Đoàn cùng phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh sơn dầu mang tên “Lạ”.
Sáng ngày 7/9, tại thành phố Huế, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình và chỉ đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Sáng 6/9, tại trụ sở 130/7 Đặng Thái Thân, TP Huế, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội ( tên viết tắt là CODES) đã công bố thành lập và tổ chức lễ công bố sứ mệnh CODES, đồng thời ký kết hợp tác giữa CODES với các đối tác: Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (CMD) thuộc trường ĐH Khoa học Huế, Công ty Cổ phần truyền thông Nghệ thuật hiện đại VN (VMA) ở Hà Nội,Tạp chí Sông Hương, trường Tiểu học Kim Long (Huế).
Chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 (1945- 2009) và 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thể thao thành phố Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật Mùa thu 2009 tại số 4 Hoàng Hoa Thám và phòng trưng bày các tác phẩm Nhiếp ảnh đạt giải trong 30 năm qua tại 26 Lê Lợi, Huế.
Ngày 13/8/2009, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Thế giới UNESCO – Đại học Waseda đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn Di tích Huế và Dự án Phục nguyên Điện Cần chánh.
Tối ngày 8/8, tại Nhà Thiếu nhi Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo- Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo - thành phố Huế cùng đơn vị sở tại đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ sáng tác văn học Sao Khuê (1979- 2009) và Trao giải sáng tác văn thơ thiếu nhi 2009.
Ngày 25/7, tại 197 đường Âu Cơ, Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật cộng tác viên tại Hà Nội.
Sáng ngày 16/7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt đã phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt các nhạc sỹ nhằm trao đổi về công tác bảo hộ bản quyền các tác phẩm âm nhạc.
Tối ngày 5/6, tại xã Quảng Ngạn, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm công diễn tác phẩm và bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.
Tối ngày 11/6, tại sân vận động Tự Do Huế, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công ty TNHH Bia Huế, Hội doanh nghiệp Tỉnh, Công ty Quảng cáo và Tổ chức sự kiện Hải Vân tổ chức đêm nhạc từ thiện Thêm ánh sáng cho đời, nhằm gây quỹ giúp đỡ 300 bệnh nhân nghèo mổ mắt do bệnh đục thuỷ tinh thể.
Chiều 6/6, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố danh hiệu “Lăng Cô- Vịnh đẹp thế giới”. Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp thế giới (Worldbays Club) ghi tên vào danh sách, trở thành một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới.
Chào mừng 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), số 244 tháng 6/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, trưa ngày 31/5, tại 37 Lê Ngô Cát, thành phố Huế, Câu lạc bộ ca Huế Phú Xuân thuộc Trung tâm Văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương và Hội giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam Rose đã tổ chức Liên hoan cho các em của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân và Gia đình trẻ em đường phố 108 Chi Lăng.