Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), Liên Hiệp các Hội VHNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế và nhóm Những người Bạn Cố Đô Huế phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Phạm Duy, diễn ra vào tối 25/5 tại số 1, Lê Lợi, Huế.
Nhạc sĩ Phạm Duy giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử
Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5/10/1921 tại Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình văn nghiệp. Bên cạnh vai trò một nhạc sĩ Phạm Duy còn được biết với tư cách là một ca sĩ, một nhà nghiên cứu âm nhạc tài năng. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của nền Tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại
|
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phát biểu khai mạc |
Trường ca Hàn Mặc Tử được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác vào năm 1994, dựa vào 9 bài thơ của Hàn Mặc Tử, gồm ba phần: Tình quê, Trăng sao và Ave Maria. Nhạc sĩ Phạm Duy đã diễn tả tâm trạng của Hàn Mặc Tử bằng giai điệu của mình cũng như diễn giải toàn bộ hành trình nghệ thuật của thi sĩ đoản mệnh này. Khởi đầu là từ giai đoạn chàng thi sĩ còn yêu đời (“Tình Quê”) đến lúc ông bị mắc bệnh phong (“Trăng Sao Rớt Rụng”) và kết thúc bằng ca khúc “Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Gabrie” (là lúc Hàn Mặc Tử tìm đến với Chúa như kiến giải của nhạc sĩ Phạm Duy).
|
GS. Trần Văn Khê nói về âm nhạc Phạm Duy |
Nói về Trường ca Hàn Mặc Tử nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự: “Suốt gần một năm trời “vật lộn” săm soi từ nét nhạc để đi cùng với những nét thơ lúc thì tám, lúc thì năm, lúc thì ba chữ của thi sĩ Hàn Mặc Tử, đã có lúc tôi chỉ muốn chết theo hồn thơ”.
|
Trưng bày các album âm nhạc Phạm Duy |
Tại đêm giới thiệu, GS.TS Trần Văn Khê đã nhận định: “Trường ca Hàn Mặc Tử không phải là chuỗi tình ca nữa… Lời thơ đã gợi hứng cho lời nhạc. Lời nhạc là uyên thêm lời thơ”.
|
Khán phòng chật kín người tham dự |
Chương trình được sự hỗ trợ của nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Hà Nội, Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay và nhóm Những người Bạn Cố Đô Huế.
PV
Sáng ngày 31/01, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão năm 2023 tại khu di tích lịch sử Chín Hầm.
Sáng ngày 31/1, nhằm ngày 10 tháng Giêng âm lịch, hội vật làng Sình đã được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 30/1 (ngày mồng 9 Tết), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế đã diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Huyền Trân xuân Quý Mão năm 2023 với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân".
Chiều 14/1 (23 tháng Chạp), Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc phòng tranh mừng xuân Quý Mão 2023 tại Tạp chí Sông Hương.
Chiều 12/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế (25 Lê Lợi), Art Gallery Sông Như đã tổ chức triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Quý Mão – mèo không nằm”.
Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng cho các tác phẩm hay đăng trên tạp chí trong năm 2022.
Chiều 11/01, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao TP Huế (25 Lê Lợi), Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, CLB Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Xuân quê hương”.
Chiều 10/01, tại Nhà Tế Tửu – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai trương Không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật”. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Amandine Dabat - nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
Chiều ngày 10.1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổng kết và trao giải cuộc thi bút ký “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều 9/1, Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật sinh viên năm 2023 nhân kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2023).
Ủy ban Thành phố Huế cho biết, Chương trình “Tết Huế” năm 2023 sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 14/01 đến 17h00 ngày 17/01 (từ ngày 23 đến 26 tháng chạp, năm Nhâm Dần).
Chiều ngày 4/1, Trung tâm nghiên cứu phát triển và Đồng kiến tạo Tri thức (Trung tâm CKC) đã tổ chức buổi ra mắt ấn phẩm “ Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: Tiếp nhận từ văn hóa dân gian, tri thức bản địa hướng đến du lịch sinh thái cộng đồng” và tổng kết dự án “ Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”.
Ngày 28/12/2022, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã họp nhất trí thông qua Giải thưởng Văn học năm 2022 trao cho 5 tác giả và Giải thưởng Tác giả trẻ trao cho 3 tác giả. Nhà văn Lê Vũ Trường Giang đạt giải thưởng Tác giả trẻ năm 2022 với tập truyện ngắn Bạc màu áo ngự.
Sáng ngày 01/01/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình công bố Festival Huế 2023 với hoạt động đầu tiên là tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMT tỉnh Nguyễn Nam Tiến; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 29/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2022.
Sáng 28/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Triển lãm sơ kết 02 năm sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tư liệu Hán – Nôm.
Sáng ngày 23/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Khởi công Dự án đường Nguyễn Hoàng và Cầu vượt qua sông Hương, thành phố Huế.
Sáng ngày 21/12, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết cuộc thi viết “Thừa Thiên Huế trong tôi” dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế.