Đậm đà bản sắc Việt Nam trong những vần thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh

10:59 05/02/2010
HOÀNG NHƯ MAI - NGUYỄN VĂN HẤN Cùng với những tập quán cổ truyền ngày Tết dân tộc, từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã có thêm một tập quán quý báu nữa: đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ.

Ảnh: Internet

Gần như đều đặn, từ năm 1946 đến năm 1969, mỗi lần xuân tới, Bác Hồ đã gửi thơ chúc Tết của Người đến với đồng bào cả nước. Vì thế năm nào cũng vậy, các dịp cuối năm, nhất là trong những ngày sắp bước sang năm mới là mọi người nao nức chờ đón thơ chúc Tết của Bác Hồ. Nhưng thật ra chỉ khi đón giao thừa mới được nghe Bác nói trên Đài Tiếng nói Việt Nam chúc tết toàn thể đồng bào. Đầu năm Bác đọc thơ chúc Tết, khi ấy tất cả ý vị trong thơ của Bác mới khởi sắc lên hương, thấm vào lòng, in vào trí nhân dân ta, trở thành một niềm vui đầu xuân đối với mọi lứa tuổi, chan hòa với các niềm tin chung của dân tộc trong ngày Tết. Đây là lời một em thiếu niên:

Nhưng vui nhất bạn ơi
Là đêm ba mươi Tết
Pháo giao thừa nổ đét
Em dậy thức mẹ cha
Và kêu toáng khắp nhà
A... Bác Hồ đang nói
Ở trên tủ nhà ta
A! Bác Hồ đang nói
Ở trên tủ nhà ta,
A! Bác Hồ đang nói.
(Thơ của Trần Đăng Khoa).

Xưa các cụ nhà ta khai bút đầu năm, làm mấy câu thơ, ghép đôi câu đối, người ta tin rằng có thể bằng vào lời khai bút để đón nhận cả năm đối với người khai bút là hay hoặc dở, vui hoặc buồn.
Trước đây người ta đi chùa xin quẻ, đi bói thơ tiên... Phật ứng quẻ hay Tiên giáng bút thường bằng những bài thơ.

Ngày nay, người ta không làm những việc ấy nữa. Thay vào thơ Tiên, thơ Phật, người ta có thơ Bác Hồ. Bác Hồ khai bút trước toàn dân. Người ta đón đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ, đánh giá về tình hình năm cũ, nhận định về năm mới như thế nào và dặn dò toàn dân phải làm gì năm đó. Người ta bàn bạc trao đổi với nhau từng lời, từng ý trong bài thơ chúc Tết cổ động ngắn gọn của Bác để thấy được những khó khăn, thuận lợi, những triển vọng nhiều ít, gần xa như thế nào.

Người ta truyền cho nhau, năm nay thơ chúc Tết của Bác rất vui, thế là niềm tin náo nức trong mỗi tấm lòng. Hoặc năm nay đọc thơ chúc Tết của Bác dường như tình hình trước mắt có khó khăn, thế là người ta đăm chiêu, suy nghĩ... Nhưng thơ chúc Tết của Bác Hồ luôn luôn đem lại cho mọi người niềm vui, vì lẽ được sự lãnh đạo của Bác Hồ, cách mạng Việt luôn luôn chiến thắng. Suốt từ lúc giao thừa, trong mấy ngày Tết, câu chuyện về bài thơ chúc Tết của Bác Hồ là đầu mối câu chuyện. Và sau đó, trong cả nước, người ta tiếp tục ngẫm nghĩ về những ý tứ của Bác trong bài thơ chúc Tết, cùng đem đối chiếu với hiện thực, và những công việc lần lần được thực hiện, càng thấy những ý tứ của Bác, sự tiên tri, tiên giác của Bác sáng suốt và sâu sắc vô cùng. Thật "thơ Bác - ý dân" đó là câu người ta thường nói và nói như thế thật chí lý.

Lời Bác Hồ và thơ Bác Hồ nói trong phút giao thừa, toàn thể đồng bào trong nước và ở ngoài nước, bầu bạn ta trên khắp thế giới đều lắng nghe. Tiếng của Bác Hồ đến với những người đang vươn mình làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và những người đang đấu tranh bất khuất chống những kẻ thù của dân tộc của giai cấp. Giữa đêm giao thừa các chiến sĩ du kích ở hang Hòn Đất, ở rừng đước u Minh, ở rừng tràm Đồng Tháp Mười, ở núi rừng Tây Nguyên, ở cố đô Huế,... lời chúc Tết của Bác Hồ, và người bị thương quên đau, người bệnh thêm sức mạnh chiến đấu. Trong những trận tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đầu xuân Mậu Thân, các chiến sĩ Giải phóng đã tiến vào tận hang ổ của Mỹ - ngụy để hỏi tội chúng "với vũ khí trong tay là thơ chúc Tết của Bác Hồ (thơ Lê anh Xuân).

Thơ chúc Tết Bác Hồ đánh dấu bước đi của thời gian và thúc đẩy thời gian tiến bước, mở rộng đường cho ta đi, rút ngắn những ngày tàn của đế quốc:

Hỡi bốn phương và những chiến trường xa
Xin lắng nghe... phút giao thừa đang chuyển
Bác Hồ gọi, ấy là mùa xuân đến

                        (Thơ của Tố Hữu)

Thơ chúc Tết của Bác Hồ, những vần thơ kỳ diệu đi khắp hai miền đất nước và tìm đến những đứa con đang còn xa Tổ quốc, vì lẽ này hay lẽ khác, vào từng nhà, vào từng tấm lòng và đến đâu thì em nhỏ mừng reo, cụ già trẻ lại, chiến sĩ vững tay súng hơn, công nhân - nông dân đều tay búa, chắc tay cày hơn.

Thơ chúc Tết của Bác Hồ bao giờ cũng đem lại cho ta niềm vui đầm ấm. Đối với mọi người trong mỗi hoàn cảnh trên mỗi bước đường của cách mạng, hễ cứ đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ là thấy yên tâm, là thấy phấn khởi, là thấy dạt dào hi vọng là thấy tâm hồn rộn rã hẳn lên, sức lực dồi dào hơn và muốn lao ngay vào công việc.

Thơ chúc Tết của Bác Hồ bao giờ cũng là niềm tin son sắt vào hướng đi rực rỡ của cách mạng, tiếng hát vẻ vang của dân tộc. Niềm tin ấy, bởi vì nó là chân lý của trí tuệ, nên rất giản dị, rất cô đúc, rất tự nhiên. Bác Hồ đầu năm 1974 nói:

Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi
Thống nhất, độc lập nhất định thành công.
Bước sang năm 1948, Bác nhận định:
Thống nhất chắc chắn được
Độc lập quyết thành công.


Xuân 1949, là mùa xuân tưng bừng khí thế trong bài thơ nổi tiếng của Bác:
Người người thi đua
Ngành ngành thi đua
Ngày ngày thi đua
Ta nhất định thắng
Địch nhất định thua.


Năm 1950, Bác phát biểu:

Xuân này kháng chiến đã năm xuân
Nhìn xuân kháng chiến càng gần thành công
.

Càng gần thắng lợi, càng lắm khó khăn, nhân dân ta bước sang năm 1952, với lời khẳng định như đinh đóng cột của Bác:

Trường kỳ vì gian khổ
Chắc thắng trăm phần trăm
.

Lời Bác Hồ thường ngắn gọn, biểu lộ một điều đã được suy nghĩ rất chín, không còn có sự hồ nghi nữa. Trên quãng đường dài 8, 9 năm kháng chiến nhân dân ta một lòng theo Bác tới cùng. Mỗi năm là một chặng đường. Qua một chặng đường và bắt đầu một chặng đường mới, một lời nói khẳng định, cái ý chí sắt đá, cái quyết tâm lớn lao, cái thái độ vững vàng của Người dẫn đường quan trọng biết chừng nào! Niềm tin tưởng vào sự thắng lợi của kháng chiến như nhựa mạnh trong thân cây, một lời chúc đầu xuân của Bác Hồ làm cho muôn vàn lộc non nở rộ ở đầu cành, mườn mượt màu xanh hy vọng. Những khi buồm thuận, gió xuôi đã vậy, đến những khi gió to sóng cả, lời truyền lệnh của thuyền trưởng càng cần thiết để cổ vũ tinh thần toàn đồng đội nỗ lực chèo chống đúng phương hướng tiến thẳng tới đích. Bài thơ chúc Tết của Bác Hồ năm 1956, từng chữ, từng lời, tựa như đúc bằng thép già, khỏe chắc lạ thường:

Thân ái mấy lời chúc Tết
Toàn dân đoàn kết một lòng,
Miền Bắc thi đua xây dựng,
Miền Nam giữ vững thành đồng,
Quyết chí bền gan phấn đấu,
Hòa bình, thống nhất thành công./


Toàn bài thơ toát lên một ý chí vững vàng vô cùng. Đặc biệt từ câu thơ: "Miền giữ vững thành đồng" đã thành một khẩu hiệu, một ý nguyện, một lời thề thiêng liêng của cả dân tộc Việt .

Thơ chúc Tết của Bác Hồ mang lại cho chúng ta niềm vui lớn, vì chỉ nghe thơ Bác, đọc thơ Bác là ta có cảm tưởng như được thấy đón Bác vào nhà. Bác Hồ bước vào nhà ta với bước đi khẩn trương, dáng điệu ung dung - thư thái, nét mặt tươi cười - rạng rỡ, lời nói ấm áp - hiền từ và cả một tấm lòng khoan dung, độ lượng như trời cao, biển cả. Đầu xuân, còn gì sung sướng hơn được đón Bác vào nhà, còn gì phấn khởi hơn là được nghe Bác chúc Tết. Bác Hồ bao giờ cũng chúc Tết nhân dân trước - đó là một điều mà dễ thường chỉ riêng lãnh tụ của chúng ta mới có, mới làm.

Thơ Bác ấy là con người Bác: "Đại nhân, đại trí, đại dũng". Thơ chúc Tết của Bác là tâm tình của nhân dân ta, của dân tộc ta: ý nhị, duyên dáng, hồ hởi, sâu sắc, rất kín đáo và rất cởi mở.

Người ta truyền tụng thơ xuân của Bác Hồ, ngân lên, phổ nhạc nghe rộn rã, ấm cúng lạ thường, rất đậm phong vị ngày Tết. Lời nói đó thật là đúng. Ai mà quên được những câu thơ chúc Tết của Bác Hồ trong những năm bắt đầu kế hoạch 5 năm:

Mừng nhà nước ta 15 xuân xanh
Mừng Đảng chúng ta 30 tuổi trẻ
.

Năm 1961:

Mừng năm mới, mừng xuân mới
Mừng Việt , mừng thế giới
Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh.


Nhất là năm 1962:

Năm Dần mừng xuân thế giới
Cả năm châu phất phới cờ hồng
Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi
Bốn mùa hoa Duyên Hải, Đại Phong
Chúc miền đấu tranh tiến tới
Sức triệu người hơn sóng biển Đông.


Những hình ảnh "15 xuân xanh", "30 tuổi trẻ", "đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh", "cả năm châu phất phới cờ hồng", "bốn mùa hoa Duyên Hải, Đại Phong", "sức triệu người hơn sóng biển Đông" sao mà rộn rã, vui tươi, reo vang một sức sống trẻ trung vô tận. Tố Hữu đã nói lên tất cả sự vui say, khỏe khoắn của mỗi tấm lòng khi được giao cảm với tấm lòng yêu đời, yêu người tuyệt vời của Bác Hồ:

Ôi, tiếng hót mê say còn chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng
Xuân ơi, xuân vui tới mênh mông
Biển vui dâng sống, trắng đầu ghềnh
Thơ đã hát, mất trong lời chúc
"Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh"
Tam Đảo, Ba Vì vui núi xuân xanh.

                        (Bài ca mùa xuân 1961)

Những năm Tổ quốc bị chia hai, dường như mỗi lần xuân tới, mùa xuân đến với chúng ta chưa thật trọn vẹn. Ngày Tết đáng lẽ cả gia đình phải đoàn tụ thì hình như trong bữa cơm tại gia đình Việt Nam vẫn còn thừa đôi đũa, cái bát của một người con xa chưa về kịp - Miền Nam đi trước về sau!!!...

Ngay cái Tết Độc lập đầu tiên, cái Tết liền sau cách mạng tháng Tám và Tuyên ngôn Độc lập, Tết Bính Tuất 1946, miền Nam đã ăn tết trong lửa đạn rồi! Vì vậy, trong lòng Bác bao giờ cũng dành chỗ ấm áp nhất cho miền . Bao giờ miền cũng có mặt ở đó, ăn tết với Bác. Hơn thế nữa, bao giờ tình thương của Bác cũng đến với miền đến với từng đồng bào miền ... Khi thì an ủi, khi thì khích lệ, khi thì ngợi khen. Tết năm 1946, Bác nhắn gửi miền :

Bao giờ kháng chiến thành công,
Chúng ta cùng uống một chung rượu đào,
Tết này ta tạm xa nhau,
Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy
.

Tết năm 1964, Bác ân cần dặn dò:

Bắc như cội với cành
Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng
Rồi đây thống nhất thành công
Bắc ta lại vui chung một nhà.

Tết năm 1967, Bác khen:

Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi
Tin mừng thắng trận nở như hoa.

Đến "Mừng xuân - 1969" là bài thơ mừng xuân cuối cùng của Bác Hồ gửi lại cho toàn dân tộc ta trước khi Người "lên đường theo Tổ tiên" (Tố Hữu). Đây là bài thơ xuân đẹp nhất Người gửi lại cho đời:

Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Tiến lên!
Chiến sĩ, đồng bào!
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn
.

Hai câu mở đầu nghe thật êm ái nhẹ nhàng, tràn đầy tình yêu và phấn khởi của nhà thơ, của chiến sĩ và đồng bào cả nước sau thắng lợi vang dội khắp nơi. Song, tiếp những câu sau thì nhịp thơ dồn dập, táo bạo, thần tốc. Động từ "đánh cho" đọc lên nghe thật sảng khoái, sung sướng. "Đánh cho" biểu hiện tính chủ động, khí thế hiên ngang của những người chiến đấu vì lẽ phải. Đọc "đánh cho" của Bác Hồ làm ta nhớ đến lời hịch của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ quyết đánh tan 29 vạn giặc Thanh xâm lược thuở nào.

Đánh cho nó chích luân bất phản!
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn!
Đánh cho sử tri quốc anh hùng chi hữu chủ!


Thật là một sự thú vị! Lời hịch của Quang Trung Nguyễn Huệ được phát ra từ mùa xuân Kỷ Dậu - 1789 và thơ "Mừng xuân 1969" của Bác Hồ cũng được phát ra từ mùa xuân Kỷ Dậu - 1969. Xa cách nhau 180 năm trời mà Nguyễn Huệ và Hồ chí Minh cả hai vị anh hùng dân tộc đều quyết tâm "đánh cho" đến tên xâm lược cuối cùng phải "cút" khỏi Tổ quốc ta!

Đúng như một nhà báo Mỹ đã cảm nhận: "chủ tịch Hồ chí Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng chiến bằng những vần thơ...".

Đồng bào miền đón thơ chúc Tết của Bác Hồ với một niềm vui riêng. Người đi xa mà nhận được tin nhà thì rất vui, huống hồ tin nhà lại toàn là tin vui, mà nhận được đúng vào dịp Tết nỗi niềm vui càng lớn. Trong niềm vui ấy, có một cái gì xúc động, vì đồng bào miền Nam có cảm tưởng là Bác Hồ đã vượt núi - băng ngàn - trèo đèo - leo dốc, đến với miền Nam. Chữ viết của Bác đây: còn tươi nét mực; giọng nói của Bác đây: rót vào mọi con tim; tấm lòng của Bác đây: tất cả vì miền ruột thịt; bàn tay của Bác đây: đang vẫy gọi miền ...

Đồng bào miền Nam lắng nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ mà nước mắt lưng tròng. Đồng bào khóc! Đây là những giọt nước mắt vui, một niềm vui đặc biệt chỉ có trong hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh tâm lý của miền mới có được mà thôi.

Hành quân trên quãng đường dài
Lắng nghe lời Bác qua đài chúc xuân
Đây lời Tổ quốc vang ngân
Đây kèn xung trận, giục gần, giục xa
Hào hùng hơn mọi bài ca
Từng lời, từng tiếng thiết tha ngọt ngào
Đêm nay ngồi giữa chiến hào
Bên bầy đạn pháo, ngậm sao trên trời
Gió về rất nhẹ sương rơi
Nghe thơ Bác vọng giữa trời quê hương
Vui sao ngày Tết hành quân
Lúc giao thừa tới dừng chân đỉnh đèo
Mừng xuân gió hát thông reo
Câu hò vượt dốc, băng đèo ngân vang
Quây quần mừng đón xuân sang
Lắng nghe như một lời vàng của cha
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta."


Đoạn ca dao do bạn Lê Minh Thủy sưu tầm, phần nào diễn tả khá rõ tâm tư của đồng bào miền đối với thơ chúc Tết của Bác hồ. Ta cũng rất dễ hiểu đồng bào miền Nam khi đã mang trong lòng một niềm vui lớn lao như thế thì rào thép gai nào mà chẳng băng qua, bốt đồn nào mà chẳng san phẳng, sào huyệt kiên cố nào mà chẳng sục vào tận nơi,
tường đồng vách sắt nào mà chẳng đâm thủng.

"Với vũ khí trong tay là thơ chúc Tết của Bác Hồ".

Thật vậy! Theo tiếng gọi của Người, cả miền Nam - cả dân tộc Việt Nam đã "tiến lên" ào ào như vũ bão, đã làm nên một "mùa xuân đại thắng - 1975", thực hiện hoài bão thiêng liêng của Người:

"Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn".

H.N.M – N.V.H
(120/02-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.