LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Chúng ta có thể nghĩ, hiểu và làm văn học theo cách riêng mà mỗi cá nhân có thể tạo lập và mục đích cuối cùng là phụng hiến cho nền văn học với những giá trị phổ quát.
Đó là ước mơ, mong muốn thực hiện một quyền năng tạo hóa ban tặng: “quyền sáng tạo”. Bất kỳ một văn nghệ sĩ nào khó có thể chối bỏ sự ban tặng ngọt ngào đó, thay vào đó là sự theo đuổi, phụng hiến bằng tất cả ước mơ, đam mê và sức lực chúng ta sở hữu. Với những người trẻ, sự chọn lựa con đường/ nghề nghiệp/ mơ ước táo bạo hơn và dĩ nhiên niềm hy vọng luôn được dành chỗ.
Trong tuổi trẻ ngắn ngủi của mình, Hàn Mặc Tử đã dựng nên một cõi thơ riêng mình, đọc thơ Hàn là chạm vào trăng rực rỡ, vào tình yêu đắm đăm và nỗi đắng cay vô thường. “Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng...”, ấy là cái “sướng” của thi nhân vậy, là thái độ phụng hiến của như tuyên ngôn: “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của Tình Yêu. Tôi đã vui, buồn, giận hờn đến gần đứt cả Sự Sống”. Rimbaud với tư cách một thi sĩ cách tân “Phải tuyệt đối hiện đại” và táo bạo “Hãy kính trọng kẻ bị nguyền rủa tột bực, tôi đã thét điều đó trên trái đất. Tất cả ham muốn thi ca đó để đạt “tới cái chưa biết” bằng sự “rối loạn lập luận mọi giác quan”. Thi sĩ phải biết khai thác những ảo giác, và phải bắt giác quan đi chệch ra ngoài những lối mòn rốt ráo để đạt được “cảnh giới”: “Triệt để phá lệ mọi cảm nhận”.
Và việc Viết, là sự chuẩn bị tất cả những tốt nhất có thể của Đi – học - đọc, là sự đối mặt can đảm với cô đơn sáng tạo và hành trình nhảy qua cái bóng của người khác và khó hơn là cái bóng của chính mình. Hãy “khơi những nguồn chưa ai khơi”, để tạo nên một dòng suối riêng cho mình.
Chữ có linh hồn, chữ đầy quyền năng sống. Từ những trang viết, chúng ta hãy xác định văn cách là kim chỉ nam đầu tiên của sự viết. Chẳng phải Phạm Quỳnh đã nói “văn là người”, tâm bấn loạn làm sao chữ tròn đầy. Đại thi hào Nguyễn Du mở vế “thiện căn ở tại lòng ta”, lấy chữ thiện làm đầu của tâm, là dây cung nâng mũi tên sang tạo bay xa. Tâm phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “bản lai vô nhất vật” hay “nhân chi sơ tính bổn thiện”, không lí gì chúng ta lại đi trật đường ray của chân lí. Con người là nhân lành của Trời Đất, thực hiện chi tiết sanh tồn mà tiến hóa. Gom gọn gọi là Tiểu vũ trụ, tiểu thiên địa. Gốc gác của ta là thanh tịnh. Tâm thanh tịnh, chữ sáng trong.
Con đường sáng tạo lắm chông gai và cũng đầy hương mật. Chữ nghĩa dễ làm con người ta si mê bao nhiêu thì “con quỷ” kiêu mạn lớn thêm bấy nhiêu. Chúng ta rất dễ bỏ rơi những đứa con tinh thần của mình, là hồn cốt, da thịt của chúng ta, thay vào đó là chạy theo những tấm thẻ màu mè, tạm bợ. Gốc sáng tạo được quyết định bởi độ trong trẻo của tâm. Mọi thứ đều do tâm tạo. Tâm trí tạo ra thế giới này và thế rồi thế giới lại tạo ra tâm trí. Những người viết trẻ phải truyền tải thông điệp tích cực cho mọi người. Truy bản thể của Văn, nguyên nghĩa là vẻ đẹp, tại sao không lau của Tâm mình sạch bụi để cảm được giọt sương tinh khiết ban mai kia. Tài năng có thể giúp chúng ta vươn lên đỉnh thành công một cách nhanh chóng, nhưng nó không thực sự giúp người ta nhớ đến bạn cũng như giúp bạn giữ được thành công của mình bằng “văn cách” đạo đức của bạn.
*
Những người trẻ, chúng ta phải sống cùng sức mạnh dẻo dai của mình trên trang viết. Việc hệ định lại những giá trị tư tưởng để chúng ta phụng hiến có thể là những quyết định lịch sử của chính chúng ta. Các thể tài văn học để có “sức công phá” lớn đều phải xây dựng, bồi đắp quanh mình hệ thống lý luận, hệ tư tưởng định hình cho phương pháp sáng tạo. Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hoá là xu hướng chính của mọi nền văn chương trong thế kỷ 21. Chúng ta bằng mọi giá phải tiệm cận được những chuyển động, thành tựu của văn học thế giới và tìm một chỗ đứng tương xứng với thể tính dân tộc.
Phải chăng cốt cách văn hóa, xuất phát điểm dân tộc và những nội lực khác chưa nhuần nhị để nhào nặn nên những tên tuổi “khổng lồ”. Chúng tôi quan tâm đến việc xây dựng một “tự sự về đất nước” (narrative of the nation) dưới ánh sáng văn học mà Stuart Hall và một số chuyên gia về văn hoá hậu thuộc địa nhìn thấy trong chủ nghĩa dân tộc. Đành rằng việc đào xới tất cả những câu chuyện, hình ảnh, phong cảnh, biến cố lịch sử, di tích và phong tục có khả năng tượng trưng cho sự đoàn kết dân tộc… đã, đang làm nên một cuộc tạo dựng thành công, quy mô về “tự sự về đất nước” và sẽ mở ra những chiều kích táo bạo, thăng hoa hơn nữa.
Những người viết trẻ chúng ta cần thiết góp mặt mình trong những “tự sự về đất nước” thay vì những mục đích nào khác. Chính chúng ta góp phần trưng dẫn và phát huy Việt tính trong dòng chảy Toàn cầu hóa. Sự tôi luyện đủ cứng cáp để diễn trình thứ “hiện thực thậm phồn” (hyperreal)bằng tiếng Việt, mà chúng tôi nghĩ nó sẽ làm rạng danh cho xứ sở. Một thực tế rằng chủ nghĩa hiện thực không còn giữ địa vị của một khuynh hướng sáng tác chủ đạo. Chúng ta không thể đánh giá cao vẻ đẹp của một tác phẩm nếu chúng ta không chịu tìm kiếm cái gì khác bên trong nó và tại sao chúng ta chỉ giới hạn lại việc thấu hiểu một cảm giác hiện thực.
Nhà phê bình trẻ Đoàn Huyền đã nói về thực tế này “…quán tính và áp lực mạnh nhất của văn học Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại vẫn là ám ảnh về hiện thực và quán tính phản ánh hiện thực trên những khuôn nền cũ”. Và tác giả cũng chỉ ra thứ “tinh thần phản hiện thực - phản hiện thực truyền thống của văn học Việt Nam. Tinh thần phản hiện thực muốn tách rời khung hiện thực trước mắt và mở rộng “biên độ” của hiện thực được phản ánh. Đó cũng là lối đi mới cho văn chương mà những người viết trẻ chúng ta nên chú tâm. Những “khung cửa hẹp” khác đã mở ra và ngày càng rộng thêm, như thành tựu của dòng văn học hiện thực huyền ảo, văn học hậu hiện đại hay những kiểu lục bát cách tân, thơ Tân hình thức và vô số sự tự do khác trong văn học… đã cho chúng ta thấy sự tiếp biến, phát triển và là vận hội để bàn tiệc văn học thêm đa sắc màu.
Những người trẻ cần tự do, tự do sống, tự do suy nghĩ, tự do đi, tự do đọc, tự do học, tự do viết, tự do trong tất cả những thứ cần được tự do. Chẳng phải Albert Camus đã nói “Tự Do không là gì, nhưng là một cơ hội để trở nên tốt đẹp hơn”. Tuổi trẻ đang cho chúng ta cơ hội, chúng ta phải nắm chặt. Theo cảm quan riêng của chúng tôi, còn có thêm sự “tự do lạnh” cần thiết bổ sung cho những khoáng lượng tỉnh táo, riêng biệt của văn học. Mượn lời tác giả Linh Sơn - Cao Hành Kiện về nền văn chương lạnh, ở mức độ nào đấy, những người trẻ có thể vịn vào “Văn chương lạnh cần thoát ly để sống sót; nó là thứ văn chương từ chối bị bóp cổ bởi xã hội để tìm đến sự cứu rỗi tinh thần...”. Hẳn nhiên, các yếu tố tâm lí dân tộc - thời đại, hoàn cảnh lịch sử xã hội, thời tiết chính trị, những ham thích của các giá trị thị trường… ít nhiều tác động đến sự “tự do lạnh” ấy. Nếu một nền văn chương không có tự do đích thật, nền văn chương ấy sớm trở thành tiếng hót của loài chim nhại.
Tuổi trẻ rồi sẽ qua mau, tài hoa rồi cũng lụi tàn trước thời gian. Nếu nghĩ rằng chúng ta không đủ rủng rỉnh thời gian để phụng sự văn học, chúng ta phải chạy đua với thời gian, với sự tỉnh táo của trí tuệ, sức khỏe dần mối mọt theo nhịp kim đồng hồ. Không gì đo được thời gian, nhưng thời gian đo được cuộc sống đang hiện hữu, đo được nghiệp viết chúng ta đang theo đuổi. Đại văn hào William Faulkner trong “Âm thanh và cuồng nộ” đã nói lên hết tất cả những gì con người không thể tri nhận được về thời gian qua một đoạn văn ngắn: “Này Quentin ạ, cha cho con đồng hồ này, cha cho con nấm mồ chôn hết tất cả hy vọng và tất cả ham muốn… con sẽ dùng đồng hồ này để qui hết tất cả kinh nghiệm loài người vào chỗ phi lý… tất cả nhu cầu của đời con sẽ không bao giờ được thỏa mãn, cũng như tất cả nhu cầu của những người chung quanh con, của cha con cũng thế. Cha cho con có cái đồng hồ này không phải để con nhớ đến thời giờ, mà để con có thể quên nó trong một khoảnh khắc để con đừng hì hục mệt nhọc cố gắng chinh phục nó.”
Nghiệp viết suy cho cùng là cái duyên phú, là sự phân công của xã hội để giữ lại hồn cốt, tâm lý, thể tính của thời đại chúng ta đang sống. Chúng ta may mắn sống trong hòa bình, nhiều cơ hội, thuận lợi được mở ra cho văn chương. Ngoài kia, “những chân trời không có người bay” vẫn đương chờ chúng ta gặt mây và hái nắng. Trong sự lang thang cùng con chữ, “tìm giới hạn” và “chỗ đứng một và chỉ một” của chúng ta khả dĩ “mua vui cũng được một vài trống canh” ấy là đã là vượt thoát khỏi vũ môn - cái tôi nhỏ bé của mình rồi.
L.V.T.G
(TCSH335/01-2017)
NGUYỄN HOÀN Trịnh Công Sơn là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc và văn hoá Việt Nam được ái mộ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Vì thế mà từ khi ông qua đời đến nay đã có trên chục đầu sách viết về ông, một số lượng hiếm thấy đối với các nhạc sĩ khác. Gần đây có cuốn “Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” của Ban Mai do Nhà xuất bản Lao Động, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, Hà Nội, 2008. Với niềm ngưỡng mộ tài hoa và nhân cách nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi đã hăm hở tìm đọc cuốn sách mới này nhưng tiếc thay, chưa kịp trọn nỗi mừng đã phải thất vọng về những trang viết đánh giá đầy sai lệch và thiếu sót, phiến diện về Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam.
HOÀNG QUỐC HẢIThơ Lý - Trần có mạch nguồn từ Đinh - Lê, nếu không muốn nói trước nữa. Rất tiếc, nguồn tư liệu còn lại cho chúng ta khảo cứu quá nghèo nàn.Nghèo nàn, nhưng cũng đủ tạm cho ta soi chiếu lại tư tưởng của tổ tiên ta từ cả ngàn năm trước.
NGUYỄN VĂN THUẤN (Nhóm nghiên cứu - lý luận phê bình trẻ)Thời gian gần đây, tại Việt , các tác phẩm của nhà văn Nhật Bản H.Murakami thường xuyên được dịch và xuất bản. Là một giọng nói hấp dẫn trên văn đàn thế giới, sáng tác của ông thu hút đông đảo công chúng và dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình. Một trong những tiểu thuyết làm nên danh tiếng của ông là Rừng Nauy.
PHAN TÂMQuê hương Phan Đăng Lưu, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, cách Kim Liên, Nam Đàn, quê hương Hồ Chí Minh khoảng 60 km.Hai nhân cách lớn của đất Nghệ An. Không hẹn mà gặp, xuất phát từ lương tri dân tộc, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đến chủ nghĩa Mac - Lê nin, thành hai chiến sĩ cộng sản Việt Nam nổi tiếng.
THÁI DOÃN HIỂUNhà thơ Võ Văn Trực thuộc loại tài thì vừa phải nhưng tình thì rất lớn. Chính cái chân tình đó đã giúp anh bù đắp được vào năng lực còn hạn chế và mong manh của mình, vươn lên đạt được những thành tựu mới đóng góp cho kho tàng thi ca hiện đại của dân tộc 4 bài thơ xuất sắc: “Chị, Vĩnh viễn từ nay, Thu về một nửa và Nghĩa địa làng, người ta sẽ còn đọc mãi.
HÀ ÁNH MINHBài thứ nhất, Một cuộc đời "Ngậm ngải tìm trầm" của Vương Trí Nhàn, đăng trên tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số Xuân Canh Thìn năm 2000, và bài thứ hai "Sư phụ Thanh Tịnh làm báo tết" của Ngô Vĩnh Bình, đăng trên báo Văn Nghệ, số Tết cũng năm Canh Thìn 2000. Bài đầu tiên viết dài, giọng văn trau chuốt điệu nghệ. Bài sau ngắn, mộc mạc.
LÊ THỊ HƯỜNGDẫu mượn hình thức của thể kí, dẫu tìm đến vần điệu của thơ, điểm nhất quán trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cái tôi say đắm thiên nhiên. Đằng sau những tài hoa câu chữ là một cái tôi đa cảm - quá chừng là đa cảm - luôn dành cho cỏ dại những tình cảm lớn lao.
BỬU NAM1. Nếu văn xuôi hư cấu (đặc biệt là tiểu thuyết) chiếm vị trí hàng đầu trong bức tranh thể loại của văn học Mỹ - La tinh nửa sau thế kỷ XX, thì thơ ca của lục địa này ở cùng thời gian cũng phát triển phong phú và rực rỡ không kém, nó tiếp tục đà cách tân và những tìm tòi đổi mới của những nhà thơ lớn ở những năm 30 - 40.
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Khi chạm vào cơn lốc và những điệu rock thơ mang tên Vi Thuỳ Linh, bất chợt tôi nhớ đến câu thơ dịu dàng và sâu thẳm của Paul Eluard: Trái đất màu xanh như một quả cam. Với P. Eluard, tình yêu là một thế giới tinh khiết, rạng rỡ và ngọt ngào: Đến mức tưởng em khỏa thân trước mặt. Còn Vi Thuỳ Linh, nếu ai hỏi thế giới màu gì, tôi đồ rằng nàng Vi sẽ trả lời tắp lự: Màu yêu.
HÀ VĂN LƯỠNG1. Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Xô Viết là một bản anh hùng ca bất tử của dân tộc Nga trong thế kỷ XX (1941-1945). Nó mãi mãi đi vào lịch sử vẻ vang và oanh liệt, không chỉ của đất nước Xô Viết mà còn cả với nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khẳng định bản chất tốt đẹp và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con ngưòi Xô Viết.
LƯƠNG THỰC THULTS: Lương Thực Thu, sinh năm 1903 tại Bắc Kinh, thời nhỏ học ở trường Thanh Hoa. Năm 1923 du học tại Mỹ. Năm 1926 về nước, lần lượt dạy học ở trường Đại học Đông Nam, Đại học Thanh Đảo, Đại học Bắc Kinh, và Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Năm 1949 sang ở Đài Loan, chủ yếu giảng dạy ở Đại học Sư phạm Đài Loan. Năm 1966 nghỉ hưu, năm 1987 ốm chết tại Đài Bắc.
NGUYỄN XUÂN HOÀNG (Đọc “Lý luận và văn học”, NXB Trẻ 2005 của GS.TS Lê Ngọc Trà)Ra mắt bạn đọc năm 1990, năm 1991, cuốn sách “Lý luận và văn học” của Giáo sư - Tiến sĩ Lê Ngọc Trà được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. 15 năm qua, những tưởng một số vấn đề về lý luận văn học mà cuốn sách đề cập đã không còn mới, đã “lạc hậu” so với tiến trình phát triển của văn học. Nhưng không, khi đọc lại cuốn sách được nhà xuất bản Trẻ tái bản lần thứ nhất năm 2005, những vấn đề mà GS.TS Lê Ngọc Trà đề cập vẫn còn nóng hổi và giữ nguyên tính thời sự của nó.
TRẦN ĐÌNH SỬLí luận văn học Việt Nam thế kỉ XX đã trải qua ba lần thay đổi hệ hình tư duy. Lần thứ nhất diễn ra vào những năm 1932 đến 1945 với việc hình thành quan niệm văn học biểu hiện con người, xã hội, lấy thẩm mĩ làm nguyên tắc, chống lại quan niệm văn học thời trung đại lấy tải đạo, giáo huấn, học thuật làm chính tông, mở ra một thời đại mới trong văn học dân tộc.
HỒ THẾ HÀĐà Linh - Cây bút truyện ngắn quen thuộc của bạn đọc cả nước, đặc biệt, của Đà Nẵng với các tác phẩm Giấc mơ của dòng sông (1998), Nàng Kim Chi sáu ngón (1992),Truyện của Người (1992) và gần đây nhất là Vĩnh biệt cây Vông Đồng (1997). Bên cạnh ấy, Đà Linh còn viết biên khảo văn hoá, địa chí và biên dịch.
NGÔ MINHBữa nay, người làm thơ đông không nhớ hết. Cả nước ta mỗi năm có tới gần ngàn tập thơ được xuất bản. Mỗi ngày trên hàng trăm tờ báo Trung ương, địa phương đều có in thơ. Nhưng, tôi đọc thấy đa phần thơ ta cứ na ná giống nhau, vần vè dễ dãi, rậm lời mà thiếu ý.
NGUYỄN KHẮC PHÊ Ba công trình dày dặn nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh của cùng một tác giả, cùng được xuất bản trong năm 2005 kể cũng đáng gọi là "hiện tượng" trong ngành xuất bản. Ba công trình đó là "Hồ Chí Minh - danh nhân văn hóa" (NXB Văn hóa Thông tin, 315 trang), "Hồ Chí Minh - một nhân cách lớn" (NXB Văn hóa thông tin, 510 trang) và "Đạo Khổng trong văn Bác Hồ" (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 375 trang).
PHAN CÔNG TUYÊNLTS: Cuộc thi tìm hiểu “60 năm Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Ban Tư tưởng - Văn hoá trung ương, website Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát động trong cả nước. Tại Thừa Thiên Huế, cuộc thi được phát động từ ngày 7/5/2005 đến ngày 10/7/2005; Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 160.840 bài dự thi của rất nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều thành phần trong xã hội tham gia. Điều này chứng tỏ cuộc thi mang nhiều sức hấp dẫn. Sông Hương xin trích đăng báo cáo tổng kết cuộc thi của đồng chí Phan Công Tuyên, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi tại Thừa Thiên Huế.
TRẦN THỊ THANHTừ Hán Việt là một lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt Nam. Với con số 60% - 70% từ Hán Việt có trong tiếng Việt, nó đã và đang đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết làm thế nào để cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên viết và nói đúng tiếng Việt trong đó có từ Hán Việt.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN LTS: Bài dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đọc trong Hội nghị Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương, tháng 12-2008. Tác giả có những nhận định khá mới mẻ, những đề xuất khá hợp lý và khá mạnh dạn, tất nhiên bài viết sẽ không tránh phần chủ quan trong góc nhìn và quan điểm riêng của tác giả. Chúng tôi đăng tải gần như nguyên văn và rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, trao đổi, thạm chí tranh luận của bạn đọc để rộng đường dư luận.S.H
MAI HOÀNGCẩm cù không nổi tiếng bằng một số truyện ngắn khác của Y Ban như Thư gửi mẹ Âu cơ, I am đàn bà, Đàn bà xấu thì không có quà… Không có những vấn đề hot như sex, nạo phá thai, ngoại tình… tóm lại là những sự vụ liên quan đến “chị em nhà Eva”.