LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Chúng ta có thể nghĩ, hiểu và làm văn học theo cách riêng mà mỗi cá nhân có thể tạo lập và mục đích cuối cùng là phụng hiến cho nền văn học với những giá trị phổ quát.
Đó là ước mơ, mong muốn thực hiện một quyền năng tạo hóa ban tặng: “quyền sáng tạo”. Bất kỳ một văn nghệ sĩ nào khó có thể chối bỏ sự ban tặng ngọt ngào đó, thay vào đó là sự theo đuổi, phụng hiến bằng tất cả ước mơ, đam mê và sức lực chúng ta sở hữu. Với những người trẻ, sự chọn lựa con đường/ nghề nghiệp/ mơ ước táo bạo hơn và dĩ nhiên niềm hy vọng luôn được dành chỗ.
Trong tuổi trẻ ngắn ngủi của mình, Hàn Mặc Tử đã dựng nên một cõi thơ riêng mình, đọc thơ Hàn là chạm vào trăng rực rỡ, vào tình yêu đắm đăm và nỗi đắng cay vô thường. “Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng...”, ấy là cái “sướng” của thi nhân vậy, là thái độ phụng hiến của như tuyên ngôn: “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của Tình Yêu. Tôi đã vui, buồn, giận hờn đến gần đứt cả Sự Sống”. Rimbaud với tư cách một thi sĩ cách tân “Phải tuyệt đối hiện đại” và táo bạo “Hãy kính trọng kẻ bị nguyền rủa tột bực, tôi đã thét điều đó trên trái đất. Tất cả ham muốn thi ca đó để đạt “tới cái chưa biết” bằng sự “rối loạn lập luận mọi giác quan”. Thi sĩ phải biết khai thác những ảo giác, và phải bắt giác quan đi chệch ra ngoài những lối mòn rốt ráo để đạt được “cảnh giới”: “Triệt để phá lệ mọi cảm nhận”.
Và việc Viết, là sự chuẩn bị tất cả những tốt nhất có thể của Đi – học - đọc, là sự đối mặt can đảm với cô đơn sáng tạo và hành trình nhảy qua cái bóng của người khác và khó hơn là cái bóng của chính mình. Hãy “khơi những nguồn chưa ai khơi”, để tạo nên một dòng suối riêng cho mình.
Chữ có linh hồn, chữ đầy quyền năng sống. Từ những trang viết, chúng ta hãy xác định văn cách là kim chỉ nam đầu tiên của sự viết. Chẳng phải Phạm Quỳnh đã nói “văn là người”, tâm bấn loạn làm sao chữ tròn đầy. Đại thi hào Nguyễn Du mở vế “thiện căn ở tại lòng ta”, lấy chữ thiện làm đầu của tâm, là dây cung nâng mũi tên sang tạo bay xa. Tâm phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “bản lai vô nhất vật” hay “nhân chi sơ tính bổn thiện”, không lí gì chúng ta lại đi trật đường ray của chân lí. Con người là nhân lành của Trời Đất, thực hiện chi tiết sanh tồn mà tiến hóa. Gom gọn gọi là Tiểu vũ trụ, tiểu thiên địa. Gốc gác của ta là thanh tịnh. Tâm thanh tịnh, chữ sáng trong.
Con đường sáng tạo lắm chông gai và cũng đầy hương mật. Chữ nghĩa dễ làm con người ta si mê bao nhiêu thì “con quỷ” kiêu mạn lớn thêm bấy nhiêu. Chúng ta rất dễ bỏ rơi những đứa con tinh thần của mình, là hồn cốt, da thịt của chúng ta, thay vào đó là chạy theo những tấm thẻ màu mè, tạm bợ. Gốc sáng tạo được quyết định bởi độ trong trẻo của tâm. Mọi thứ đều do tâm tạo. Tâm trí tạo ra thế giới này và thế rồi thế giới lại tạo ra tâm trí. Những người viết trẻ phải truyền tải thông điệp tích cực cho mọi người. Truy bản thể của Văn, nguyên nghĩa là vẻ đẹp, tại sao không lau của Tâm mình sạch bụi để cảm được giọt sương tinh khiết ban mai kia. Tài năng có thể giúp chúng ta vươn lên đỉnh thành công một cách nhanh chóng, nhưng nó không thực sự giúp người ta nhớ đến bạn cũng như giúp bạn giữ được thành công của mình bằng “văn cách” đạo đức của bạn.
*
Những người trẻ, chúng ta phải sống cùng sức mạnh dẻo dai của mình trên trang viết. Việc hệ định lại những giá trị tư tưởng để chúng ta phụng hiến có thể là những quyết định lịch sử của chính chúng ta. Các thể tài văn học để có “sức công phá” lớn đều phải xây dựng, bồi đắp quanh mình hệ thống lý luận, hệ tư tưởng định hình cho phương pháp sáng tạo. Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hoá là xu hướng chính của mọi nền văn chương trong thế kỷ 21. Chúng ta bằng mọi giá phải tiệm cận được những chuyển động, thành tựu của văn học thế giới và tìm một chỗ đứng tương xứng với thể tính dân tộc.
Phải chăng cốt cách văn hóa, xuất phát điểm dân tộc và những nội lực khác chưa nhuần nhị để nhào nặn nên những tên tuổi “khổng lồ”. Chúng tôi quan tâm đến việc xây dựng một “tự sự về đất nước” (narrative of the nation) dưới ánh sáng văn học mà Stuart Hall và một số chuyên gia về văn hoá hậu thuộc địa nhìn thấy trong chủ nghĩa dân tộc. Đành rằng việc đào xới tất cả những câu chuyện, hình ảnh, phong cảnh, biến cố lịch sử, di tích và phong tục có khả năng tượng trưng cho sự đoàn kết dân tộc… đã, đang làm nên một cuộc tạo dựng thành công, quy mô về “tự sự về đất nước” và sẽ mở ra những chiều kích táo bạo, thăng hoa hơn nữa.
Những người viết trẻ chúng ta cần thiết góp mặt mình trong những “tự sự về đất nước” thay vì những mục đích nào khác. Chính chúng ta góp phần trưng dẫn và phát huy Việt tính trong dòng chảy Toàn cầu hóa. Sự tôi luyện đủ cứng cáp để diễn trình thứ “hiện thực thậm phồn” (hyperreal)bằng tiếng Việt, mà chúng tôi nghĩ nó sẽ làm rạng danh cho xứ sở. Một thực tế rằng chủ nghĩa hiện thực không còn giữ địa vị của một khuynh hướng sáng tác chủ đạo. Chúng ta không thể đánh giá cao vẻ đẹp của một tác phẩm nếu chúng ta không chịu tìm kiếm cái gì khác bên trong nó và tại sao chúng ta chỉ giới hạn lại việc thấu hiểu một cảm giác hiện thực.
Nhà phê bình trẻ Đoàn Huyền đã nói về thực tế này “…quán tính và áp lực mạnh nhất của văn học Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại vẫn là ám ảnh về hiện thực và quán tính phản ánh hiện thực trên những khuôn nền cũ”. Và tác giả cũng chỉ ra thứ “tinh thần phản hiện thực - phản hiện thực truyền thống của văn học Việt Nam. Tinh thần phản hiện thực muốn tách rời khung hiện thực trước mắt và mở rộng “biên độ” của hiện thực được phản ánh. Đó cũng là lối đi mới cho văn chương mà những người viết trẻ chúng ta nên chú tâm. Những “khung cửa hẹp” khác đã mở ra và ngày càng rộng thêm, như thành tựu của dòng văn học hiện thực huyền ảo, văn học hậu hiện đại hay những kiểu lục bát cách tân, thơ Tân hình thức và vô số sự tự do khác trong văn học… đã cho chúng ta thấy sự tiếp biến, phát triển và là vận hội để bàn tiệc văn học thêm đa sắc màu.
Những người trẻ cần tự do, tự do sống, tự do suy nghĩ, tự do đi, tự do đọc, tự do học, tự do viết, tự do trong tất cả những thứ cần được tự do. Chẳng phải Albert Camus đã nói “Tự Do không là gì, nhưng là một cơ hội để trở nên tốt đẹp hơn”. Tuổi trẻ đang cho chúng ta cơ hội, chúng ta phải nắm chặt. Theo cảm quan riêng của chúng tôi, còn có thêm sự “tự do lạnh” cần thiết bổ sung cho những khoáng lượng tỉnh táo, riêng biệt của văn học. Mượn lời tác giả Linh Sơn - Cao Hành Kiện về nền văn chương lạnh, ở mức độ nào đấy, những người trẻ có thể vịn vào “Văn chương lạnh cần thoát ly để sống sót; nó là thứ văn chương từ chối bị bóp cổ bởi xã hội để tìm đến sự cứu rỗi tinh thần...”. Hẳn nhiên, các yếu tố tâm lí dân tộc - thời đại, hoàn cảnh lịch sử xã hội, thời tiết chính trị, những ham thích của các giá trị thị trường… ít nhiều tác động đến sự “tự do lạnh” ấy. Nếu một nền văn chương không có tự do đích thật, nền văn chương ấy sớm trở thành tiếng hót của loài chim nhại.
Tuổi trẻ rồi sẽ qua mau, tài hoa rồi cũng lụi tàn trước thời gian. Nếu nghĩ rằng chúng ta không đủ rủng rỉnh thời gian để phụng sự văn học, chúng ta phải chạy đua với thời gian, với sự tỉnh táo của trí tuệ, sức khỏe dần mối mọt theo nhịp kim đồng hồ. Không gì đo được thời gian, nhưng thời gian đo được cuộc sống đang hiện hữu, đo được nghiệp viết chúng ta đang theo đuổi. Đại văn hào William Faulkner trong “Âm thanh và cuồng nộ” đã nói lên hết tất cả những gì con người không thể tri nhận được về thời gian qua một đoạn văn ngắn: “Này Quentin ạ, cha cho con đồng hồ này, cha cho con nấm mồ chôn hết tất cả hy vọng và tất cả ham muốn… con sẽ dùng đồng hồ này để qui hết tất cả kinh nghiệm loài người vào chỗ phi lý… tất cả nhu cầu của đời con sẽ không bao giờ được thỏa mãn, cũng như tất cả nhu cầu của những người chung quanh con, của cha con cũng thế. Cha cho con có cái đồng hồ này không phải để con nhớ đến thời giờ, mà để con có thể quên nó trong một khoảnh khắc để con đừng hì hục mệt nhọc cố gắng chinh phục nó.”
Nghiệp viết suy cho cùng là cái duyên phú, là sự phân công của xã hội để giữ lại hồn cốt, tâm lý, thể tính của thời đại chúng ta đang sống. Chúng ta may mắn sống trong hòa bình, nhiều cơ hội, thuận lợi được mở ra cho văn chương. Ngoài kia, “những chân trời không có người bay” vẫn đương chờ chúng ta gặt mây và hái nắng. Trong sự lang thang cùng con chữ, “tìm giới hạn” và “chỗ đứng một và chỉ một” của chúng ta khả dĩ “mua vui cũng được một vài trống canh” ấy là đã là vượt thoát khỏi vũ môn - cái tôi nhỏ bé của mình rồi.
L.V.T.G
(TCSH335/01-2017)
LGT: Bài viết tóm tắt những yếu tố và tiến trình tạo thành thơ Tân hình thức Việt, qua sự đối chiếu giữa các thang giá trị, thơ Việt và thơ Anh Mỹ. Vì vậy, tuy không thể tránh những từ chuyên môn về luật tắc thơ, nhưng chúng tôi cố gắng viết rõ ràng từng chi tiết, để người đọc dễ nắm bắt. Thơ Tân hình thức Việt đơn giản, dễ hiểu, nhờ sự tham khảo những nguồn thơ khó, điều này cũng tự nhiên, như Pop Art (bình dân) phản ứng lại hội họa Trừu tượng Biểu hiện (cao cấp). “Nghĩ về cách làm thơ”, cần đọc chậm rãi, trầm tư, và nhiều lần, nếu người đọc thật sự muốn tìm hiểu dòng thơ này.
ĐẶNG ANH ĐÀO
Có thể nói rằng Những thiên đường mù là một câu chuyện dệt bằng những mảnh ký ức trên nền hiện tại.
NGUYỄN VĂN THUẤN
Diễn ngôn tâm thần phân lập (discours schizophrénique) là thuật ngữ do hai triết gia và nhà nghiên cứu văn học người Pháp là G.Deleuze và F.Guattari đề xuất trong công trình viết năm 1972, Chủ nghĩa tư bản và bệnh tâm thần phân lập: Chống Oedipe (Capitalisme et Schizophrénie I. L’Anti-Œdipe).
ĐỖ QUYÊN
“Hãy đánh chết nó đi, nhà phê bình văn học - cái thằng khốn!”
(J.W. Goethe)
Từ năm 1972 cho tới nay đã có nhiều học giả, qua tập Yên thiều bút lục mới sưu tầm và vài nguồn tư liệu khác, đưa ra nhận định: Câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của tri phủ Ngải Tuấn Mỹ người Hoa tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản khi sứ bộ Việt Nam ghé lại địa phương này chứ không phải của Cao Bá Quát.
PHẠM TẤN XUÂN CAO
Tính khả hữu từ sự xuất hiện của đối tượng trong các chiểu sự là hình thái của đối tượng.(1) (Wittgenstein, Tractatus, 2.0141)
“Khi một điều gì đó trở nên đúng trong hư cấu thì ở đó không còn sự phân biệt khác nhau về mặt hữu thể học và nhận thức luận.”(2) (Gregory Currie)
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Hài hước: cơn say của tính tương đối nhân thế, niềm vui thú kỳ lạ nảy sinh từ niềm tin chắc rằng chẳng có sự tin chắc nào cả. (Milan Kundera)
NGUYỄN THANH TÂM
Đạo đức (ethic, morality), luân lý (moral), theo Edgar Morin, hai khái niệm này không tách rời nhau, đôi khi chồng lấn và có thể sử dụng bất cứ từ nào(1).
NGUYỄN QUANG HUY
- Để tìm hiểu không gian xã hội của những người sản xuất văn hóa, cần phải tư duy theo mô hình quan hệ.
- Sự việc, hiện tượng bản thân nó không quan trọng, mà chính quan hệ giữa chúng mới có ý nghĩa.
(Pierre Bourdieu)
KHẾ IÊM
Viết hy vọng có thể giúp người đọc tự đánh giá thơ, theo đúng tiêu chuẩn của dòng thơ này, và những nhà thơ Tân hình thức Việt, trong việc thực hành, có thể điều chỉnh những sáng tác của mình, đi xa hơn, và làm nổi bật sự khác biệt giữa các thể loại thơ, tự do và vần điệu.
PHẠM THỊ HOÀI
Tôi không nói tới việc viết văn thuần túy vì mục đích kiếm sống, dù đấy là điều rất đáng bàn, và hơn nữa, sự nghèo túng của những người cầm bút ở xứ sở này đã trở thành truyền thống; cũng không nói đến việc viết văn để kiếm chác một vài thứ khác ít đáng bàn hơn, như danh vị hay thứ đặc quyền xã hội nào đó.
LỮ PHƯƠNG
Sau khi Sông Hương 36, 1989 xuất hiện, cũng đã xuất hiện một số bài báo phản ứng, trong đó có hai bài nhắc đến bài viết của tôi (1) - bài ký tên Trần Phú Lộc: “Ðôi lời nhân đọc Sông Hương số 36”, Văn nghệ số 21, 27-5-1989 và bài ký tên Văn Nguyên: “Báo động thật hay giả”, Nhân dân 20.5.1989.
MAI ANH TUẤN
Cụm từ “văn chương Nguyễn Huy Thiệp” không chỉ được tạo ra bởi và thuộc về giai đoạn văn học Đổi mới (1986) mà giờ đây, rộng rãi và phức tạp hơn rất nhiều, đã có mặt trong nhiều nghiên cứu Việt Nam (Việt học) đương đại, từ văn hóa văn chương đến chính trị - xã hội.
ĐỖ ĐỨC HIỂU
14 tháng bảy 1789, nhân dân Pari chiếm và phá ngục Bastille, biểu trưng của chế độ phong kiến đã tồn tại ở Pháp hàng chục thế kỷ. Nó là một "đại hồng thủy" cuốn sạch một thế giới cũ và mở đầu một thế giới mới ở Pháp, ở Châu Âu và vang dội trên toàn thế giới.
JOSEPH EPSTEIN
(Tiếp theo Sông Hương số 319, tháng 9/2015)
TRẦN HOÀI ANH
1.
Nói đến triết học phương Tây, không thể không nói đến chủ nghĩa hiện sinh, một trào lưu tư tưởng chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý của triết học phương Tây hiện đại.
JOSEPH EPSTEIN
Có một số thứ ở đó sự tầm thường là không thể được dung thứ: thơ, nhạc, họa, hùng biện.
(La Bruyère).
LÊ THÀNH NGHỊ
Văn học nghệ thuật có sứ mệnh phản ảnh sự thật cuộc sống qua đó rút ra bài học ý nghĩa đối với con người. Nguyên lý này không có gì mới mẻ. Lịch sử văn học nghệ thuật cũng chứng minh rằng, gắn bó với hiện thực, phản ảnh chân thực hiện thực là thước đo giá trị của tác phẩm. Điều này cũng không còn xa lạ với mọi người.
NGUYỄN THỊ TUYẾT
A work of art was a form expressive of human feeling,
Created for our aesthetic perception through sense or imagination.
- S. Langer(1)
I paint objects as I think them, not as I see them.
- Pablo Picasso(2)