Cuộc thi 'Văn học tuổi 20' 2018 không có giải nhất

10:19 24/12/2018

Hội đồng cuộc thi sáng tác văn học trẻ lần sáu trao hai giải nhì cho tác phẩm "Wittgenstein của thiên đường đen" và "Người lạ".

Hai tác phẩm đoạt giải cao nhất "Văn học tuổi 20" 2018. Mỗi giải trị giá 50 triệu đồng.

Buổi trao giải diễn ra sáng 23/12 tại Nhà xuất bản Trẻ TP HCM (đơn vị tổ chức). Kết quả gây bất ngờ khi không có giải nhất. "Trong quá trình chấm, xét thấy hai tác phẩm Wittenstein của thiên đường đen (tác giả Maik Cây) và Người lạ (tác giả Mai Thảo Yên) đồng đều về chất lượng, ban tổ chức quyết định đổi thành hai giải nhì", ông Dương Thành Truyền, trưởng ban tổ chức chia sẻ.

Cuốn Wittgenstein của thiên đường đen viết về một nhóm người cô đơn ở thành phố Lê - một thành phố chết do nhiễm độc phóng xạ. Tâm thế sẵn sàng đối mặt với cái chết khiến họ sống hết mình hơn. Sách lồng ghép nhiều thông điệp: ô nhiễm môi trường, ý nghĩa cuộc sống, tình nghĩa con người dành cho nhau bất chấp xuất thân... Cuốn Người lạ có nhân vật chính là nữ nghiên cứu sinh tại Thụy Điển. Sống trong môi trường học thuật tiến bộ, văn minh, cô vẫn thấy những khoảng trống khó lấp đầy. Qua tác phẩm, tác giả lồng ghép thông điệp với những câu hỏi: tôi đã hiểu gì về thế giới này, về bản thể con người, tôi còn bao nhiêu niềm tin vào tự do, tôi phải làm gì để nuôi dưỡng lòng dũng cảm, nhìn thẳng vào cuộc sống và chấp nhận như nó vốn phải thế...

Ba giải ba là các tác phẩm Sau những ngày mưa (Phạm Thu Hà), Giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa (Hiền Trang), Yagon - Những kẻ vô cảm (Phạm Bá Diệp), mỗi giải trị giá 30 triệu đồng. Bốn giải tư gồm Cửa sổ phía đông (Nguyễn Thị Kim Hòa), Độc hành (Nguyễn Đinh Khoa), Nhân gian nằm nghiêng (Đặng Hằng), Chuyến tàu nhật thực (Đinh Phương), mỗi giải 20 triệu đồng. Giải "Tác phẩm được yêu thích nhất" do bạn đọc bình chọn trên fanpage là Cánh đồng ngựa (Nguyên Nguyên).

Tác phẩm được yêu thích nhất - Cánh đồng ngựa (Nguyên Nguyên).

Tác phẩm được yêu thích nhất - "Cánh đồng ngựa" (Nguyên Nguyên).

Cuộc thi kéo dài từ ngày 24/12/2015 đến hết ngày 31/5/2018 với chủ đề: cuộc sống, suy nghĩ, ước mơ, hành động của giới trẻ hiện nay. Có 458 tác phẩm dự thi, trong đó 347 truyện dài và 111 truyện ngắn. 22 tác phẩm được chọn in. Hơn 50% tác giả dự thi ở lứa tuổi 9x. Người nhỏ tuổi nhất là một học sinh lớp bốn ở Nghệ An. Người lớn tuổi nhất sinh năm 1948. Có 14 bạn trẻ Việt Nam đang làm việc và học tập ở nước ngoài gửi tác phẩm về dự thi, trong đó có một tiến sĩ điện tử viễn thông, bốn nghiên cứu sinh, một họa sĩ.

Giải Văn học tuổi 20 được trao vào các năm 1995, 2000, 2005, 2010, 2014 và 2018. Nhiều cây bút được phát hiện ở cuộc thi và trở thành các tên tuổi trong văn đàn như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyên Hương, Phan Việt, Dương Thuỵ, Trương Anh Quốc, Nguyễn Ngọc Thuần...

Theo Tam Kỳ - vnexpress

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.


  • Tưởng nhớ nhà thơ Gia Dũng

  • Nhân ngày sách Việt nam lần thứ 6, NXB Phụ nữ ra mắt hàng loạt ấn phẩm mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.

  • Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu ra mắt tập tản văn của tác giả Thái Kim Lan “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”. Chương trình có sự tham gia của tác giả Thái Kim Lan, nhà văn Lê Phương Liên và nhà thơ Nguyễn Hữu Quý.

  • Thời gian cứ trôi, các thế kỷ nối tiếp nhau chảy hoài. Thế hệ lớp trước sẽ chẳng đọng lại gì nếu như không có lịch sử ghi lại những biến thiên, những nhân vật lịch sử. Những lớp vỉa lịch sử như tầng phù sa nuôi dưỡng thế hệ sau. Để cho cuộc sống thăng hoa hơn, thêm phần ý nghĩa, con người hiện đại càng tìm thấy ở lịch sử nguồn cảm xúc vô tận để sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

  • Nhà văn Võ Văn Trực, người được mệnh danh là “Nhà văn của làng quê”, những câu chuyện ông viết ra khiến người ta không khỏi khâm phục. Đôi khi, nói đến các nhà văn, người ta nghĩ tới những con người bay bổng, lãng mạn, thi vị hóa cuộc đời này, nhưng Võ Văn Trực lại là con người của cuộc đời chân thực, lầm lũi và vạm vỡ khác thường.

  • Hướng đến Ngày Sách Việt Nam (21/4) và kỉ niệm 74 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5), sáng 7/4/2019, tại Hà Nội, Wings Books - thương hiệu sách trẻ của Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức buổi tọa đàm SỐ PHẬN CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ TRONG THẾ CHIẾN II và giới thiệu, ra mắt hai cuốn tiểu thuyết lịch sử về chủ đề này, đó là Max - bi kịch của chủng tộc thượng đẳng của nhà văn Pháp Sarah Cohen-Scali và Cây vĩ cầm Ave Mariacủa nhà văn Nhật Bản Kagawa Yoshiko.

  • Với mong muốn bảo tồn và giới thiệu lại những tác phẩm tiêu biểu trong dòng sách "Học làm người" của học giả Hoàng Xuân Việt, Sống - Thương hiệu sách tác giả Việt kết hợp cùng NXB Thanh Niên vừa giới thiệu đến độc giả một số tựa sách tiêu biểu trong tủ sách "Học làm người” của ông.

  • Sách như một biên niên ký về đô thị vùng cao trong hai mươi lăm năm (1950-1975).

  • Một nhà nghiên cứu quân sự nhận xét rằng, trong thế kỉ XX chiến tranh ở Việt Nam đi từ trung tâm ra ngoại biên. Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhân dân Việt Nam lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, rồi cuộc chiến mở rộng sang đất Campuchia khi quân đội Việt Nam thực thi sứ mệnh quốc tế cao cả cứu nhân dân nước bạn khỏi họa diệt chủng Pol Pot.

  • Nhân dịp Hội Sách TP Cần Thơ lần thứ 3, diễn ra từ ngày 25 đến 31-3, NXB Kim Đồng mang đến hơn 2000 đầu sách phục vụ thiếu nhi, giới trẻ và các bậc phụ huynh, gồm các mảng sách: văn học, lịch sử - giáo dục truyền thống, kỹ năng, khoa học - nghệ thuật, tranh truyện, comic... Trong đó, có hơn 200 đầu sách mới, gần 100 đầu sách tiêu điểm.

  • Sau các nhà văn lớp trước lấy những chữ ghép tên quê hương thành bút danh như Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao, Thu Bồn, Bình Nguyên Lộc, nhiều nhà văn hiện đại cũng tiếp tục giữ “xu hướng” này.

  • Nhân dịp ra mắt tủ sách “Thiên đường không tuổi”, NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa tổ chức buổi trò chuyện văn chương cùng chủ đề với sự tham gia của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ. Đây là dịp để các tác giả cùng nhìn lại vai trò của dòng văn học dành cho độc giả tuổi mới lớn.

  • Bạn đọc cả nước, đặc biệt giới báo chí - truyền thông biết đến Phạm Quốc Toàn với góc độ là nhà quản lý và hoạt động báo chí. Trưởng thành từ Báo Quân đội Nhân dân, sau gần nửa thế kỷ làm báo chuyên nghiệp, Phạm Quốc Toàn làm tổng biên tập nhiều cơ quan báo chí. Thêm nữa, 2 khóa liền (2005 - 2015), ông là Phó Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo Việt Nam.

  • Thời gian gần đây, thị trường xuất bản trong nước cùng lúc giới thiệu đến độc giả nhiều đầu sách có chủ đề về cái chết. Tuy nhiên, những đầu sách này không mang màu sắc u ám hay bi quan, mà nó trở thành kỹ năng mềm giúp người sống, kể cả những người cận tử có được sự bình thản, an nhiên và hạnh phúc hơn.

  • Ngày 24-2, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã diễn ra lễ phát động hai cuộc thi: “Sáng tác văn tế Đại thi hào Nguyễn Du” và “Bạn đọc thuộc Kiều”.

  • Sau năm ngày làm việc sôi nổi, say mê và hào hứng, tối 20/2, hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III đã chính thức khép lại.

  • Văn học, thi ca giúp rút ngắn mọi khoảng cách là ghi nhận của hầu hết các đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, khai mạc trọng thể ngày 16/2, tại Hà Nội.

  • Ngày 13/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII. 

  • Đã ba mươi năm tròn (1989-2019), nhà văn Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt chúng ta vào độ trăng rằm của tài năng sáng tạo. Tết Kỷ Hợi này văn giới Việt Nam lại tưởng nhớ đến ông, một “người mở đường tinh anh” trong công cuộc đổi mới văn học.