Hướng tới kỷ niệm 10 năm ra số đầu tiên (2010 - 2020), ngày 28/11, tại Hà Nội, tờ Thời Nay (Báo Nhân dân) phối hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi ra mắt 2 cuốn sách “Giấc mơ trên những cánh rừng”, và “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp”.
Hai cuốn sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành.
Những tác phẩm trong 2 cuốn sách được chọn từ 2 chuyên mục hằng tuần là “Truyện ngắn” và “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp” của ấn phẩm Thời Nay, với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà thơ, tác giả… trong cả nước. 2 cuốn sách là cuộc gặp gỡ thú vị, phong phú của nhiều tác giả đã và đang ghi tên mình trên văn đàn. Đặc biệt, nhiều cái tên trong sách cũng là những gương mặt đại biểu tham dự Hội nghị viết Những người văn trẻ toàn quốc năm 2011 và 2016.
Trong đó, “Giấc mơ trên những cánh rừng” có sự góp mặt của 39 tác giả với 39 truyện ngắn. Cuốn sách truyền tải tình cảm mến thương gia đình, dòng tộc, cộng đồng, quê hương, đất nước; thể hiện cái nhìn nhân văn trước thực tế xã hội, thiên nhiên; truyền tải những dáng nét văn hóa từ nhiều vùng đất…
Nhận xét về cuốn sách, nhà văn Chu Lai cho biết, chẳng lên gân, không gồng sức, chẳng làm ra vẻ văn chương cũng không cố tạo mùi triết lý vân vi này nọ. Nhưng cái triết lí, cái chất văn nó vẫn cứ bồi hồi nổi lên, nhen nhóm ẩn nhòa vào từng con chữ, từng hàng chữ làm cho ý tưởng câu chuyện bật nảy, bay lên, tỏa xuống khiến cho người đọc buộc phải chú tâm, ngẫm ngợi rồi giật mình bởi sự lôi cuốn bình dị, hơi phá cách, tiết tấu nhanh, không vòng quanh kiểu húp cháo mà gợi mở, công phá thẳng vào những vấn đề mà tác giả cần nói đến.
Còn với “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp” quy tụ 55 tác giả với 98 tản văn. Đó là những lát cắt nhỏ trên những nẻo đường, nơi những miền đất, với những con người trên mọi miền đất nước. Là những phản chiếu để lại ấn tượng đẹp của niềm vui, nỗi buồn, lòng thương mến và trân quý trước muôn màu cuộc sống. Được thể hiện qua những cảnh quan, tập quán, ngôn ngữ, món ăn, kỷ vật, kỷ niệm tuổi trẻ, tuổi ấu thơ, những ứng xử và tâm sự đời thường, dung dị mà lay động.
Nhà phê bình văn học Hoài Nam cảm nhận, cuốn sách “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp” - một cái tên vừa khéo để xuyên suốt nội dung tinh thần và ôm gọn hai chủ đề cơ bản của các tản văn có mặt trong tập sách này là đất và người. Về đất, đó có thể là những ghi chép nhanh và sắc, đầy hứng khởi, như một bức tốc họa, của lữ khách trước một miền đất lạ mà bàn chân mới biết đến lần đầu tiên trong đời… Viết về người, nhiều tác giả đã không dừng lại ở những nét phác chân dung hay kể chuyện đơn giản, mà có sự phục bút khá kỹ lưỡng, khiến cho tác phẩm tản văn mang được dáng dấp của những truyện ngắn để lại nhiều dư ba. Và điều quan trọng hơn cả, đọc chúng, người ta thêm tin tưởng rằng, dù có thế nào thì người tốt và điều tốt vẫn cứ là những tồn tại có thật trong cuộc đời nhiều thương khó này.
Theo Minh Quân - ĐĐK
1. Đời người trăm năm như nhau, nhà văn Tây hay ta gì gì ông Trời cũng chẳng ưu ái thêm ngày nào, vậy mà bên trời ấy thế hệ này đến thế hệ khác nảy nòi bao nhiêu tiểu thuyết gia lớn. Còn ta thì không. Tại sao?
Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.
Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.
Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.
Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.
Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.
Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạc, Dưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.
NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam
Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.
“Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.
Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.
Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.
Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.
“ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.
Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.
Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.
Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.