Ý tưởng xây dựng tượng đài Nguyễn Văn Trỗi được Ban thường vụ Thành đoàn Huế khởi xướng từ đầu nhiệm kỳ thứ IX. Và phải mất đúng 6 năm sau đó, ý tưởng này mới trở thành hiện thực sau khi tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi hoàn thành và hiên ngang tọa lạc ngay giữa khu trung tâm công viên mang tên anh. Nhìn lại chặng đường ấy để thấy rằng công việc xây dựng một tượng đài hoàn toàn không hề dễ dàng. Đó là một cuộc “hành trình” thật sự, thể hiện nỗ lực cũng như quyết tâm của tuổi trẻ thành phố hôm nay.
Công trình “đinh” của một nhiệm kỳ
Có thể xem công trình thanh niên Tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi là công trình “đinh” của cả nhiệm kỳ 2007 - 2012 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Huế. Sở dĩ nói như vậy, bởi công trình này không chỉ giữ kỷ lục về mặt thời gian mà còn là một công trình có kinh phí lớn nhất từ trước đến nay được xây dựng nên từ nguồn vận động đóng góp của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng toàn thành phố. Anh Trương Quang Trung, Bí thư Thành đoàn Huế kể lại: “Để hiện thực hóa ý tưởng xây dựng công trình thanh niên tượng đài bán thân anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, Ban thường vụ Thành đoàn đã trăn trở rất nhiều, mà yếu tố kinh phí là trở ngại đầu tiên. Khi mới bắt tay vào xây dựng công trình này, chúng tôi lên dự toán chỉ 150. triệu đồng, nhưng 5 năm sau đó, với sự biến động của giá nhân công, vật liệu, đã phải liên tiếp điều chỉnh để rồi kinh phí cuối cùng khi hoàn thành lên hơn 420 triệu đồng. Mặc dù thành phố có số lượng đoàn viên khá đông, nhưng để huy động một khoản kinh phí từ nguồn đóng góp hoàn toàn không dễ. Sau khi lấy ý kiến và nhận được sự đồng thuận cao từ các tổ chức cơ sở đoàn, Ban thường vụ Thành đoàn nhận thấy, xây dựng tượng đài Nguyễn Văn Trỗi là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ nên đã giữ quyết tâm phải xây dựng cho bằng được. Để không làm “khó” các đoàn viên, thanh niên và các em học sinh, Thành đoàn có sáng kiến không vận động một lần mà chia ra làm nhiều đợt. Và phải mất đến 3 - 4 đợt như thế mới huy động đủ kinh phí để xây dựng bức tượng.
|
Kinh phí đã khó nhưng vấn đề quan trọng hơn cả đối với việc xây dựng một tượng đài đó là tìm được một mẫu tượng đạt yêu cầu về chất lượng thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, thể hiện cho được khí phách hiên ngang của người anh hùng liệt sĩ, mà tên tuổi đã gần như trở thành tượng đài trong lòng của những người tuổi trẻ. Điều này không hề dễ dàng nhất là khi tượng đài Nguyễn Văn Trỗi được đặt ở không gian công cộng, vào thời điểm toàn xã hội đang có sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng nghệ thuật của các công trình tượng đài. Khắc phục tình trạng này, các bước để xây dựng tượng đài đã được triển khai trình tự theo quy trình của pháp luật. Đầu tiên, Ban thường vụ Thành đoàn tổ chức phát động một cuộc phát động sáng tác tượng đài Nguyễn Văn Trỗi, tiếp đó là cả một quá trình lựa chọn, thẩm định, với hàng chục cuộc họp có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo cấp thành phố, đặc biệt là sự tham gia của Hội đồng thẩm định nghệ thuật của tỉnh. Tất cả đã làm việc công tâm, đầy trách nhiệm để cuối cùng sau sáu năm trời ròng rã mới chọn ra được mẫu thiết kế đẹp nhất của điêu khắc gia Phạm Văn Lập.
|
“Với quá nhiều trở ngại, có lúc chúng tôi có ý định sẽ dừng ý tưởng xây dựng tượng đài mà chuyển qua xây dựng một bức phù điêu ít công phu hơn nhưng sau đó với sự quan tâm động viên của Lãnh đạo TP, sự quyết tâm của các bạn đoàn viên, chúng tôi đã lấy lại quyết tâm xây dựng tượng đài” - anh Trương Quang Trung, Bí thư Thành đoàn bật mí.
Sẽ phát huy ý nghĩa giáo dục của tượng đài
Tượng đài bán thân anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi tọa lạc ở khu Trung tâm công viên Nguyễn Văn Trỗi, phường Thuận Thành, TP Huế., Tượng đài đúc bằng đồng, cao 2,95m, chung quanh là hệ thống bồn hoa cây cảnh, hệ thống điện chiếu sáng trang trí, bậc tam cấp do Công ty Hue Group thiết kế với kinh phí xây dựng trên 420 triệu đồng đồng do tuổi trẻ thành phố Huế đóng góp. |
Phạm Văn Lập là một nhà điêu khắc có tên tuổi hiện đang sống ở Huế với nhiều tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao. Tác phẩm tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi của ông sáng tác được Hội đồng thẩm định nhận định là thể đầy đủ tất cả các yêu cầu về nghệ thuật của một tác phẩm điêu khắc, có thể góp phần tô điểm thêm mỹ quan của công viên công cộng và đặc biệt là bức tượng toát ra được một thần thái hoàn toàn có thể thực hiện được sứ mệnh giáo dục cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay.
Kể về cái duyên của mình với tượng đài này, Điêu khắc gia Phạm Văn Lập, tác giả của tượng đài anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi cho biết, từ khi nhận được lời mời của Thành đoàn về việc xây dựng tượng đài anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, ông đã trăn trở rất nhiều để thai nghén bằng được một tác phẩm điêu khắc thực sự thể hiện được tinh thần, cốt cách của người anh hùng này. Nhà điêu khắc cho biết, mặc dù là một nhân vật lịch sử cách nay chưa lâu, có nhiều tư liệu hình ảnh, nhưng ông cũng phải trăn trở, thực hiện đi thực hiện lại nhiều lần mới tạo ra được một bức tượng có thần thái ưng ý. “Có lẽ, tôi may mắn là người sinh ra cùng thời, được sống và hít thở bầu không khí sục sôi cách mạng của những năm tháng đấu tranh nên cảm xúc khi sáng tác mới được trọn vẹn như thế” - nhà điêu khắc Phạm Văn Lập tâm sự.
|
Tuy nhiên, điều mà điêu khắc gia Phạm Văn Lập thấy ý nghĩa nhất đó là công trình của mình không chỉ góp phần tăng thêm mỹ quan của công viên, góp thêm một tác phẩm điêu khắc cho đời sống nghệ thuật, mà còn là một tác phẩm mang tính giáo dục cho thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, ý chí sắt son, luôn thể hiện dũng khí, nét hiên ngang trước họng súng kẻ thù như chính người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi sống và chiến đấu. Đáp lại sự trăn trở và kỳ vọng này, Anh Văn Trung Dũng, Phó bí thư Thành đoàn Huế khẳng định: Ban thường vụ Thành đoàn đã có kế hoạch để phát huy tốt hiệu quả giáo dục từ công trình này, trước tiên là sẽ tổ chức các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa cho tuổi trẻ tại công viên này, xem đây là một địa chỉ đỏ để giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí đấu tranh bất khuất cho các đoàn viên, thanh thiếu nhiên để làm sao sống và cống hiến xứng đáng như Nguyễn Văn Trỗi, xứng đáng với tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh.
Q.P
Sáng 08/12/2023, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể Thao (23 – 25 đường Lê Lợi), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật “Huế - vùng đất thân thiện” năm 2023.
Chiều ngày 06/12, Bảo tàng Lịch sử tỉnh đã tổ chức buổi lễ trao tặng và tiếp nhận tư liệu, hiện vật, khen thưởng một số cá nhân có thành tích trong việc trao tặng hiện vật.
Sáng ngày 08/12, tại Thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học “ Đề cương không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế”.
Chiều ngày 5/12, tại không gian Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm mỹ thuật, làng nghề truyền thống, ẩm thực Huế (số 15 Lê Lợi, TP.Huế), Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tác phẩm mỹ thuật - Sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Huế”. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập bảo tàng Mỹ thuật Huế (2018- 2023).
Chiều ngày 01/12/2023, Ban Sơ khảo Cuộc thi “Thơ Huế 2023” vừa có buổi họp đánh giá và tuyển chọn các tác phẩm thơ dự thi.
Tối ngày 29/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (HKHKT), Đại học Huế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ, Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2024 gắn với định hướng Festival Bốn mùa với chủ đề: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Ngày 27/11, Đại học Huế phối hợp cùng với Liên đoàn kinh tế Nhật Bản và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức lễ trao học bổng cho sinh viên.
Chiều ngày 27/11, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh đã tổ chức họp báo kỳ họp thường lệ lần thứ 7, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chiều 24/11, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác về đề tài phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Chiều này 22/11, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc và Hội Mỹ thuật Hàn Quốc tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật giao lưu tranh Việt Nam - Hàn Quốc với chủ đề "Song hành".
Chiều ngày 22/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Gugak Quốc gia Hàn Quốc đã tổ chức ký kết ghi nhớ hợp tác và Giao lưu biễu diễn âm nhạc cung đình giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Chiều ngày 21/11, tại Trường Lang Tử Cấm Thành - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hơp với tổ chức Nhịp cầu Nhiếp ảnh châu Á tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế trong tim tôi”.
Chiều 21-11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 và chương trình Huế by Light - The Live Show.
Sáng ngày 21/11, Bảo tàng đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Ngọc xuất danh sơn”. Triển lãm chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm thành lập Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thờ Nguyễn (2013-2023).
Sáng ngày 20/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức (GEKE e.V) tổ chức triển lãm “Khám phá Quần thể Điện Phụng Tiên”.
Chiều tối ngày 16/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì cuộc họp trực tuyến với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ. Tham dự buổi họp có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu 4.
Sáng 16/11, đồng chí Lê Trường Lưu - UV Trung Ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại tá Nguyễn Thanh Tuấn – UVBTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng nhiều đồng chí Lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành đã đi kiểm tra công tác phòng chống mưa lụt ở các địa bàn thấp trũng.