THÁI DOÃN HIỂU
Thời kỳ còn sống lang thang Kazan, nhà văn trẻ tài năng M. Gorky luôn làm phiền cho trật tự của chính quyền, cảnh sát Nga Hoàng tống lao ông. Trong tù, ông vẫn viết truyện, tuồn ra ngoài in đều đều trên các mặt báo.
Nhà nghiên cứu Thái Doãn Hiểu - Ảnh: internet
Tên cai ngục đọc và rất mê truyện ngắn của M.Gorky. Vốn sính văn chương nhưng bất tài, y vào tận ngục thất kỳ kèo với nhà văn viết cho hắn mỗi tuần một truyện, đổi lại hắn sẽ thả tù nhà văn sớm. Từ đó, gã cai ngục Phêôđo xuất hiện như một nhà văn thực thụ trên văn đàn. Y lấy quyền lực đổi lấy danh hão, còn M.Goky đổi truyện lấy tự do. Cả hai bên đối tác đều có lợi, chẳng ai mất mát gì. Về sau, Gorky đã lấy lại những truyện ngắn ấy xếp vào tài sản của mình. Đó là chuyện chính danh trong học thuật. Còn ngày nay ở ta thì lại khác cơ đấy.
1. Ai là tác thật của bộ sách Việt Nam Thi nhân tiền chiến?
Khi đặt chân đến định cư ở đất Sài Sòn vào cuối năm 1976, tôi liền hối hả tiếp xúc với văn học miền Nam. Có một bộ sách sau cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân là bộ Việt Nam Thi nhân tiền chiến của Nguyễn Hữu Trọng và Nguyễn Tấn Long là đáng chú ý. Bộ sách chia làm ba quyển dày thượng, trung, hạ khổ lớn đầy ắp những tư liệu. Sau giải phóng sách có in lại. Các nhà nghiên cứu và sinh viên khoa văn rất cần quyển sách này để nghiên cứu hiểu bổ sung cho giai đoạn văn học Tiền chiến.
Một lần đến nhà in số 6, ngay ở tầng trệt dưới căn hộ tôi ở trên đường Trần Hưng Đạo để in quyển sách Lời vàng, tôi may mắn gặp tác giả Nguyễn Tấn Long. Ông Long người tầm thước, to béo không ra dáng một học giả mà có dáng một thương gia. Tôi lân la hỏi thẳng tác giả Việt Nam Thi nhân Tiền chiến về một số vấn đề học thuật của bộ sách thì ông tác giả này trả lời ú ớ chuyệch choạc, tỏ ra ông không phải là người viết bộ sách đó. Về sau tôi được anh Toản người cùng làm ở nhà in này cho biết Nguyễn Hữu Trọng viết sách còn Nguyễn Tấn Long là chủ nhà in. Do thỏa thuận về mặt tiền nong nào đó nên cả hai quy ước đứng tên chung. Nhà tôi - cô Hoàng Liên - có một cô học trò là con gái Nguyễn Hữu Trọng. Cô sinh viên đem tặng cho cô giáo của mình quyển thượng của bộ sách xuất bản lần đầu, có triện son của tác giả và lời trang tặng đầy ân nghĩa cho ông bà ngoại để tỏ lòng tri ân được họ nuôi dạy nên người. Từ đó tôi cứ đinh ninh là nhà giáo Nguyễn Hữu Trọng là tác thật của bộ sách. Thế rồi, bẵng đi một thời gian dài, khi ông Trọng đã mất, những lần Thi nhân Việt Nam Tiền chiến tái bản chỉ còn lại một người đứng tên là Nguyễn Tấn Long. Tôi vào hiệu sách cầm bộ sách trên tay mà ngậm ngùi. Người viết bị truất tên, người không viết có quyền thế tên vào đó vì có tiền, có tiền mua tiên cũng được?
2. Ai là dịch giả bài thơ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị?
Bản dịch lưu hành phổ biến bài thơ nổi tiếng Tỳ bà hành được xem là hay nghiêng ngửa với nguyên tác của Bạch Cư Dị là Phan Huy Vịnh thực ra là bản dịch của Phan Huy Thực (chú Phan Huy Vịnh).
3. Ai là tác giả của Nhất sinh đê thủ bái mai hoa?
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Mười năm lặn lội tìm cây kiếm cổ
Một đời chỉ biết lạy hoa mai).
Theo Như Thanh nhật ký năm Mậu Thìn (1868) vua Tự Đức cử đoàn sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh: cầm đầu là chánh sứ Lê Tuấn (đỗ Hoàng Giáp năm 1853); phó sứ là Nguyễn Tử Giản đậu Hoàng Giáp; phó sứ thứ 2 là cử nhân Hoàng Tịnh.
Hành trình của sứ bộ theo lối xưa từ ải Nam Quan đến Yên Kinh. Sau 125 ngày họ đến huyện thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng đôi câu đối cho chánh sứ Lê Tuấn:
Hữu khẩu tu ngôn thiên hạ sự
Kháng hoài bất nhượng cổ chi nhân
(Có miệng nên nói việc thiên hạ
Nghị lực không chịu nhường người xưa).
Câu đối tặng Nguyễn Tử Giản:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
(Mười năm chọn bạn như tìm thanh kiếm cổ
Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai)
Câu đối tặng Hoàng Tịnh:
Truyền thần cổ hữu Lý Tư Huấn
Vấn tự kim vô Dương Tử Vân
(Truyền thần xưa có Lý Tư Huấn
Hỏi chữ nay không Dương Tử Vân).
Sự kiện trên được chép trong “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản (1823 - 1890) sách viết tay của thư viện khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a- b; Cứ liệu trên đã được các học giả Tảo Trang và Hoa Bằng đưa ra trên tạp chí văn học số 2 - Hà Nội năm 1972, trang 61 và 64).
Câu đối “... bái mai hoa” của Ngải Tuấn Mỹ tặng Nguyễn Tử Giản là vào năm 1868, trước đó 14 năm, Cao Bá Quát được đồn thổi là đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp Dần 1854)... phải chăng người đời do quá yêu Cao Chu Thần nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ông như một giai thoại để đời? Thậm chí người ta còn “sáng tác” ra cả… thủ bút của Cao Bá Quát in đầy trên các sách báo và cả làm câu đối nơi nhà thờ Cao Bá Quát ở Phú Thị (Theo Nguyễn Khôi).
4. Ai là dịch giả của bài Phong Kiều dạ bạc?
Bài thơ Phong Kiều dạ bạc là một giai thoại kỳ thú tôi đã kể trên báo Văn Nghệ, sau này được đưa vào bộ Giai thoại Nhà văn thế giới. Trương Kế viết khoảng trước năm 754 là một bài thơ rất nổi tiếng và được nhiều người yêu thơ Việt Nam biết đến qua bản dịch: “Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều”.
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Dịch phẩm trên toàn bích, rút được cái thần hồn của nguyên tác. Trước đây, Trần Trọng San (1957) và Lý Văn Hùng (1961), Thơ Đường tập II đều ghi là Tản Đà dịch. Đến năm 2003, nhà Kiều học Nguyễn Quảng Tuân phát hiện ra trong di sản văn hóa của Đinh Nhật Thận (1841) đỗ tiến sĩ thời vua Minh Mạng (bạn của Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh) là tác giả Thu dạ lữ hoài ngâm. Thời gian Cao Bá Quát bị nạn, Đinh Nhật Thận bị giam lỏng ở Huế... Một đêm ngồi trong thư phòng bên bờ sông Hương, ông nhớ đến Trương Kế với bài Phong Kiều dạ bạc... Ông hạ bút:
Đăng tiền độc đối thư trai
Thương tâm khách địa hữu hoài cố nhân
Hương thủy ngoại hốt văn ngư vận
Tòng hà lai trạo tấn giang biên
Bồi hồi nguyệt dạ sương thiên
Hàn San ám nhận khách thuyền cánh phi.
Đại ý là: Trong phòng văn một mình ngồi trước ngọn đèn, chạnh lòng đất khách, sực nhớ đến người xưa (Trương Kế). Ngoài sông Hương chợt nghe hò mái đẩy của kẻ phường chài từ đâu mà chèo tới bến sông thế nhỉ? Đêm trăng trời sương, lòng luống những bồi hồi, đoán chúng là thuyền khách bên chùa Hàn San (Trương Kế) nhưng đó chỉ là mơ...
Cái độc đáo của Đinh Nhật Thận ở đây là mượn lời thơ của Trương Kế tả cảnh “Nguyệt dạ sương thiên” và thay vào tiếng chuông chùa Hàn San bằng tiếng chuông chùa Diệu Đế (ở Huế) “Dạ văn diệu đế chung thanh” không bằng chữ Nôm mà bằng chữ Hán theo thể song thất lục bát. Đây là trường hợp đặc biệt duy nhất trong văn học Việt Nam xưa nay. Chia sẻ với nỗi lòng của bạn, Nguyễn Hàm Ninh đã diễn Nôm Phong Kiều dạ bạc, nguyên gốc là:
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
So nhiều bản dịch xưa nay thì bản dịch của Nguyễn Hàm Ninh đáng là “tài hoa tột bậc”, chỉ tiếc là ông đã để rơi mất chữ “Phong” kèm chữ “Giang” (theo mô típ thơ xưa thì “Phong” là biểu hiện mùa thu, “Phong lạc ngô giang lãnh” - lá phong rụng làm sông Ngô lạnh. “Giang Phong” ở đây cùng với “sương đầy trời” là cảm nhận “khí thu”, đồng thời để diễn tả một cách kín đáo nỗi sầu của thi nhân lãng tử. Tuy nhiên, trong một bài thơ 4 câu (dịch) lại có 2 chữ “bến” thì không thể gọi là toàn bích được. (Theo Nguyễn Khôi)
6. Cho đến tận bây giờ, các sách lịch sử, truyện, kịch bản sân khấu đều chép chồng bà Trưng Trắc tên là Thi Sách! Các dịch giả sách Việt sử thông giám cương mục chú rằng “Trong Thủy Kinh chú, quyển 37 tờ 62 chép chồng bà Trưng Trắc là Thi…” Chữ “sách” có nghĩa là: hỏi, dạm, lấy. Sách Hậu Hán thư là văn bản cổ nhất chép thế này, nguyên văn “Con trai lạc tướng Châu Diên là Thi sách (lấy) con gái lạc tướng Mê Linh là Trưng Trắc”. Sự lầm lỗi này cần phải đính chính lại. Ông ấy tên là Thi thôi.
Những cái sai tương tự như thế, ta có thể dẫn ra vô thiên lủng:
Tên tuổi của Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi, cho đến nay vẫn tồn tại cách viết là Mạc Đĩnh Chi. Đỉnh là cái vạc - tượng trưng cho sự phú quý, trong câu “Miếng chung đỉnh mất rồi lại có” (Nguyễn Gia Thiều). Chi: vun bón, chăm sóc, ủng hộ cho cái vạc chứa đầy của cải. Đỉnh chứ không phải là đĩnh (thoi bạc); Chi (có bộ tài gãy đặt trước chữ chi là cành) không phải chi vật lượng từ trong văn ngôn (Hán cổ), tương đương với chữ đích (tưa âm Bắc Kinh) trong Hán ngữ. Các nhà Hán Nôm Việt Nam cũng viết sai nốt chữ Chi này khi chuyển sang Hán tự.
Lại nữa, tên Nho sĩ Lương Nhữ Hộc được viết thành Lương Như Học chình ình trên bảng hiệu tên đường ở quận Năm. Tên Ngự sử đời Trần Đoàn Nhữ Hài viết trên bảng tên đường Đoàn Như Hài ở quận Tư, Tp. Hồ Chí Minh là những tên tuổi mà các vị hữu trách cần phải sửa ngay, không nên làm ngơ mãi.
Còn nữa, tên tác giả Truyền kỳ mạn lục là Nguyễn Dư, viết sách báo tôi đã đính chính khắp nơi, người ta vẫn cứ ngoan cố chép là Nguyễn Dữ. Nghĩ xem, chẳng ai đặt cho mình cái tên xấu (dữ dằn) như thế cả.
Một người viết sai, cả nước, đời này qua đời nọ đọc sai là vậy.
7. Ai là tác giả Hỡi cô tát nước bên đàng?
Tháng 12/1934 Bàng Bá Lân xuất bản thi phẩm đầu tay Tiếng thông reo do Nxb. Thanh Hoa Tùng Thư ở Hà Nội in, trong đó có bài: “Trăng Quê”.
Trời cao, mây bạc, trăng tròn
Đê than hiu quạnh, tre buồn nỉ non
Diều ai gọi gió véo von
Cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
(Tập Tiếng thông reo)
Hai câu kết thần bút của bài Trăng quê ở trên của thi sĩ Bàng Bá Lân, lâu nay đã được dân gian hóa thành ca dao.
8. Ai là tác giả bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà?
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà giầm tương
Nhớ ai giãi nắng giầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Lần ấy (1990), ngồi soạn những tư liệu để viết chương sách về Á Nam Trần Tuấn Khải trong bộ sách Giai thoại Nhà văn Việt Nam tôi đã phát hiện ra bài ca dao trên là của Á Nam Trần Tuấn Khải.
Vâng, để giữ sự công bằng, những gì của César nên đem trả lại cho César!
T.D.H
(SDB9/6-13)
NGUYỄN TÚ
Nhân đọc bài "Sứ mệnh kẻ sĩ trước nghĩa Cần Vương'' đăng trong Tạp chí Sông Hương số 4, tháng bảy - tám 92, tôi xin có một ý kiến nhỏ gọi là góp phần tìm hiểu.
PHAN NGỌC
Nói đến văn hóa ở thời đại kỹ thuật là nói đến biện pháp kinh doanh văn hóa, đổi mới văn hóa để làm đất nước giàu có, phát triển.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Câu hỏi trên đây, từ trước đến nay đã làm bận tâm không ít những người hằng quan tâm đến tương lai tiếng Việt, và mối bận tâm ấy đã được vài ba tác giả đề cập trên báo.
HUỲNH THẠCH HÀ
Mau lẹ, hung hãn, đáng sợ, quyến rũ, có lẽ là những từ thường dùng khi nói về loài hổ. Hổ còn có nhiều tên gọi khác như cọp, ông Ba mươi, ông vằn, chúa sơn lâm…
VŨ NHƯ QUỲNH
Tác phong, đạo đức, nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức cảm hóa, lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân. Tầm nhìn chiến lược của Người vô cùng to lớn, đặc biệt đối với ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay, là tuyến đầu đang trực tiếp chiến đấu với đại dịch Covid-19.
(Phỏng vấn nhà nghiên cứu phê bình văn học HOÀNG NGỌC HIẾN)
PHẠM PHÚ PHONG
Thi pháp là mỹ học của nghệ thuật ngôn từ, hay nói đúng hơn là cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Nghĩa là toàn bộ những yếu tố cấu thành hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học.
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Giai đoạn 1900 - 1945 là giai đoạn có “một thời đại mới trong thi ca” xuất hiện. Cùng với Sài Gòn và Hà Nội, xứ Huế ở thời điểm này trở thành một trong ba trung tâm báo chí, xuất bản của cả nước, nên không thể đứng ngoài hoặc không chịu tác động chi phối bởi những âm vang thời đại.
LÊ QUANG THÁI
Không hẳn nghĩa Cần Vương phát sinh từ khi kinh thành Huế thất thủ sau ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (5-7-1885). Sở dĩ người ta thường quen gọi phong trào chống Pháp từ khi vua Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu kêu gọi toàn dân chiến đấu chống thực dân xâm lược từ năm 1885 - 1888 là phong trào Cần Vương, bởi lẽ vua Hàm Nghi là linh hồn của cuộc kháng chiến trong thời cao điểm chống Pháp.
PHAN HỨA THỤY
Sau Đào Duy Từ, Nguyễn Cư Trinh là một tác giả lớn của xứ Đàng Trong vào thế kỷ XVIII, không những thế, Nguyễn Cư Trinh còn là một nhà hoạt động chính trị, quân sự có tài đã có những đóng góp cho lịch sử dân tộc.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Giới thiệu, dịch thơ)
Miên Triện có tự là Quân Công, hiệu Ước Đình, là nhà thơ, nhà soạn tuồng tên tuổi của nước ta vào cuối thế kỷ XIX.
PHẠM PHÚ PHONG
(Nhân đọc “Thơ vua & Suy ngẫm” của Nguyễn Phước Hải Trung)
Một bộ óc thông minh có giá trị hơn một bộ óc chứa đầy chữ
(Montaigne)
VÕ XUÂN TRANG
Dạy tiếng Việt cho học sinh bản ngữ nên dạy cái gì? Câu hỏi này đặt ra tưởng như thừa lại hết sức cần thiết và cho đến nay các nhà ngôn ngữ học cũng như các nhà giáo dục học văn chưa trả lời được một cách rõ ràng và dứt khoát.
MAURICE BLANCHOT
Những Nhân ngư: dường như họ thực sự hát, nhưng theo một cách dang dở, cái cách mà chỉ cho một dấu hiệu về nơi những nguồn gốc thực sự và hạnh phúc thực sự của bài ca mở ra.
ANDREW HAAS
Khi virus corona mới xuất hiện, tôi bắt đầu dạy tác phẩm Phaedo của Plato [đối thoại nổi tiếng của ông bàn về sự bất tử của linh hồn - ND].
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Nhà báo, học giả Lê Dư, còn có tên Lê Đăng Dư, Lê Kính (1884 - 1967)(1), hiệu Sở Cuồng (người Cuồng nước Sở), sinh quán tại làng Nông Sơn (nay thuộc xã Điện Thọ) huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
TRẦN ĐÌNH HƯỢU
Chúng ta đều đã biết sự thay đổi đột ngột trong cách đánh giá Tự Lực văn đoàn.
YẾN THANH
Dân tộc học (Ethnologie) là một địa hạt kén người nghiên cứu, bởi bước chân vào đó nếu muốn có kết quả đáng tin cậy, đôi khi phải đánh đổi cả đời người, cả nghiệp bút, chứ không thể “ăn xổi ở thì” với những dự án ngắn hạn.