LTS: Daniil Granin là một trong những tài năng xuất chúng của nền văn học Nga Xô viết hiện đại, ông đã được tặng giải thưởng Quốc gia (Liên Xô), tác phẩm tiêu biểu “Bò tót”, “Xông vào dông bão” (đã được dịch ra tiếng Việt)... là thành viên của Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô. Dưới đây là bài trả lời của Granin với phóng viên báo tin Matxcơva.
DANIIL GRANIN
Hỏi: Ông có đối thủ chính trị không?
Đáp: Nếu tôi không có đối thủ chính trị thì thật đáng buồn. Tôi nhận biết những phản lực và những sự công kích của họ. Nhưng tôi không có khả năng cũng như ý muốn tham gia các cuộc bút chiến. Những cuộc tranh chấp cá nhân thường hủy hoại tâm hồn, ngoài ra, đây là một điều nguy hiểm cho cơ thể của nhà văn. Sự độc ác và lòng thù hận cũng tai hại cho các nhà văn. Hơn thế nữa, những cuộc tranh luận và cãi cọ thường không được nhắm vào việc tìm ra chân lý, mà là để khuất phục, để chiến thắng. Tôi đã cố gắng hành động theo nguyên tắc giao lưu trong các cuộc bút chiến - Hãy thử đặt mình vào vị trí của đối thủ.
Hỏi: Ông có thái độ như thế nào đối với sự kiện rằng nhân dân đang thay đổi vị thế chính trị của họ?
Đáp: Ở đây cần phải phân định ranh giới giữa những kẻ gió chiều nào che chiều ấy và những người thực sự xem lại vị thế của mình. Trong những người thứ hai, Trarđốpxki là một thí dụ, ông đã vì lòng trung thực và sự xác tín mà đánh giá lại thái độ của ông đối với Xtalin một cách đau khổ và bi thảm, tôi không tin tưởng lắm vào những người chẳng bao giờ thay đổi quan điểm và biết trước mọi chuyện.
Hỏi: Ông nghĩ gì về bước đầu sự nghiệp của chính ông?
Đáp: Tôi đã viết những tác phẩm kém về mặt nghệ thuật. Nhưng tôi chẳng có điều gì để phải xấu hổ. Tất cả mọi thứ tôi viết ra đều có liên hệ với cuộc đời tôi. Có những bài báo và những bài diễn văn mà chủ đề đã không còn dùng được nữa. Không phải vì chúng bị lột bỏ các thứ nghi thức, mà tại vì tôi đã suy nghĩ một cách giáo điều, vì tôi là một sản phẩm của thời đại ấy, và tôi không thể bay lên, thoát ra được, như Anđrây Xakharốp đã định làm.
Hỏi: Hội nhà văn giữ vai trò gì trong trào lưu xã hội hiện nay?
Đáp: Đã lâu hội Nhà văn thất bại trong việc thỏa mãn các nhu cầu của Hội viên bởi vì nó giữ mãi cái cấu trúc đã hóa thạch kể từ những năm 1940 - Một cái cấu trúc đã được củng cố và cứng ngắt trong cái vỏ quan chức của nó. Perestroica cũng không thể ảnh hưởng đến nó. Các Hội nhà văn - nếu như các Hội ấy là thực sự cần thiết - cần phải phân quyền. Cần phải có những nhóm, những xa lông theo lối tự do, và những hội sáng tác. Hội Nhà văn Liên Xô tồn tại như một cơ quan hành chính, nơi mà người ta chỉ đến vì những yêu cầu của họ; Hội Nhà văn thì hoàn thành nhiệm vụ này, trong lúc đời sống sáng tạo lại tụ tập quanh các tờ báo. Một tờ báo thường được một nhóm nhà văn, công tác viên, và một khuynh hướng văn học chung tạo nên. Chỉ cần chừng ấy. Câu chuyện về tờ “tháng 10” là một thí dụ tiêu biểu. Đó là một cơ quan của Hội Nhà văn Nga, nhưng người ta chỉ nhớ ra điều này khi thấy cần thay thế một tổng biên tập bất đồng ý kiến.
Hỏi: Và báo chí? Chúng ta có cần các tờ báo độc lập không?
Đáp: Đảng phải có tờ báo riêng, Công đoàn phải có tờ báo riêng, và tất nhiên các nước cộng hòa luôn phải có báo riêng. Nhưng cũng cần phải có những tờ báo độc lập, là những thứ mà hiện nay chúng ta không có. Tự do ngôn luận không thể thuộc về các cơ quan nhà nước. Báo chí phải được tự do.
Hỏi: Nhưng cũng như trước đây, những quyết định như thế này tùy thuộc sự lãnh đạo tối cao của đất nước. Tôi biết rằng ông đã gặp ông Goocbachốp.
Đáp: Vâng, tôi đã gặp ông ta nhiều lần.
Hỏi: Và ông có thể nói gì về ông ta?
Đáp: Dĩ nhiên là ông ấy đã làm được nhiều chuyện. Và chúng ta phải tin tưởng ở ông với những kết quả mà chúng ta đã có - Sự công khai và sự dân chủ hóa, mặc dầu người ta vẫn thường nghe nói rằng cho đến nay chưa có kết quả thực. Sau cùng, đời sống của nhân dân bao gồm cả các lĩnh vực tinh thần và vật chất, và sự phong phú về mặt tinh thần hiện nay không phải là để so sánh với quá khứ.
Tôi tin rằng ông Goocbachốp là một người phản ứng nhanh và là một nhà chính trị tốt. Ngoài ra, ông còn là một con người với một nền tảng luân lý vững chắc. Ông có được tất cả những thứ mà mọi người đang đòi hỏi: Sự rộng lượng, tính kiên nhẫn, và ý muốn thuyết phục, chứ không phải cưỡng bách, trấn áp, ông thích hành động bằng cách sử dụng các phương pháp chính trị chứ không phải bằng phương pháp độc tài. Tuy nhiên tôi muốn được thấy những sự giải quyết lớn hơn về phần ông. Đôi lúc trông ông thật mệt mỏi. Tôi lấy làm bối rối trước sự công kích thô bạo chống lại ông, sự công kích ấy có thể làm tổn thương và mỏi mệt tất cả mọi người - Tất cả chúng ta đều là con người.
Hỏi: Ông không sợ phải ca ngợi vị tổng bí thư à? Nói cho cùng thì việc ca ngợi như thế này thường được dùng theo kiểu nịnh bợ.
Đáp: Ngay cả trong cách hiểu như thế này của chúng ta cũng đã có tàn tích của tư tưởng quân chủ phong kiến. Chúng ta bị buộc phải quan tâm và đặt tầm quan trọng lên vị nguyên thủ của đất nước. Những vấn đề tập trung trên con người này vượt xa khả năng của người ấy và làm cho chúng ta lo âu. Chúng ta ý thức được vấn đề sùng bái cá nhân, và chúng ta không thể nói lên điều này một cách tự do, mà không chịu sự căng thẳng. Chúng ta thiếu các nhà lãnh đạo chính trị, không có đủ các đối thủ cho ông Goocbachốp.
Hỏi: Có cần thiết phải học cách phát biểu việc này một cách tự do không?
Đáp: Vâng, cần. Nhưng phải hiểu rằng sẽ tạo ra một sự sùng bái mới.
Hỏi: Có phải Xtalin đã chết như một khuôn mặt chính trị không?
Đáp: Tôi nghĩ là không. Chúng ta chưa nói đến các thử thách lịch sử. Chưa kể đến sự kiện rằng cái phương pháp hợp pháp thuộc về những khuôn mặt này không hề tồn tại.
Hỏi: Trong trường hợp này ý muốn trả thù sẽ không thắng thế trước ý thức về công lý chăng?
Đáp: Không. Một tư tưởng như thế này về nhân dân sẽ xúc phạm đến họ. Nhiều động cơ và đòi hỏi cao cả đang hiện diện. Cho đến nay chúng ta chưa hề mở một phiên tòa công khai và trung thực nào để xét xử các viên chức cao cấp đã bị buộc cho nhiều chuyện- không hề có một vị bộ trưởng, một vị bí thư BCH Trung ương hoặc BCH khu vực, một ủy viên Bộ chính trị nào phải ra tòa. Tuy vậy, chúng ta thừa biết rằng nhiều vị đã vi phạm pháp luật một cách thô bạo. Và sự bất công kéo dài này làm cho nhân dân phiền lòng vì trong điều kiện của đất nước chúng ta phần lớn những tội lỗi này không tồn tại trong các cơ quan, trong các mệnh lệnh mà trong các cá nhân.
Bất kỳ sai lầm nào xảy ra ở đất nước chúng ta trong những năm 1930 và sau đó đều được xem như phạm pháp. Chủ yếu là những người vô tội bị đưa ra tòa. Nhưng nay vấn đề là ở chỗ đối với những người có tội. Công lý tùy thuộc vào luật pháp. Nhưng trên công lý là lòng nhân ái, và chúng ta phải hiểu và tha thứ cho một vài người. Tuy vậy pháp luật vẫn phải đóng vai trò của nó. Ở lối vào tòa nhà Quốc hội Mỹ có một câu chữ khắc bắt đầu như thế này: Lòng trung thực đối với pháp luật cao hơn cả lòng trung thực đối với đất nước và nhân dân.
H.H dịch
(Theo báo Tin Matxcơva)
(TCSH42/04&05-1990)
Isaac Bashevis Singer (14/7/1904 - 24/7/1991) nhà văn Mỹ gốc Do Thái Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học năm 1978. Những sáng tác của ông chủ yếu viết bằng tiếng Yiddish (tiếng Đức cổ của người Do Thái).
Tổng thống thứ 44 của Mỹ có phong cách lãnh đạo đặc trưng, thu hút được hàng triệu người ủng hộ và khiến cả những đối thủ của ông cũng phải thán phục.
NGUYỄN QUỐC THẮNG
“Tất cả những gì tôi đã làm được đều là kết quả của sự cô đơn”1
(Kafka)
“Hệ thống ám dụ của Kafka thực hiện chức năng của nó như những ký hiệu vô hạn chất vấn những ký hiệu khác”2
(Roland Barthes)
Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Sau ông làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Ông bị một phần tử quá khích người Nga ám sát năm 1932. Cuốn hồi ký Xứ Đông Dương là cuốn sách viết riêng về giai đoạn ông ở Đông Dương.
TUỆ NGỌC
A. GELMAN(*)
Chúng ta là những người chứng kiến tình trạng lo ngại đang tăng lên của xã hội về khía cạnh đạo đức trong sinh hoạt của đảng ta.
LGT: Tiểu luận “Làm sao văn học khả hữu?” dưới đây là văn bản phê bình văn học đầu tiên của Maurice Blanchot được ra mắt vào năm 1941 trên Nhật báo tranh luận (Journal des débats).
Kể đến Noel năm nay, thế là tôi đã qua trọn 50 mùa Noel ở nước Đức, đất nước có truyền thống Noel lâu đời, nơi thành phố Munich, vốn có tên từ những nhà tu đạo Thiên Chúa “Mönche”, nơi có chợ Giáng sinh gọi là “Christkindelmarkt” truyền thống xa xưa (khoảng 400 năm trước), và cũng từ vùng này, bài thánh ca bất tuyệt “Stille Nacht” cất lên, vang vọng khắp trên địa cầu đã tròn 200 năm.
LÊ VIỄN PHƯƠNG
(Đọc Cuộc đời yêu dấu của Alice Munro, Nguyễn Đức Tùng chuyển ngữ, NXB Trẻ, 2015).
TRẦN HUYỀN SÂM
Vì sao phương Đông đã trở thành chủ đề trung tâm trong tiểu thuyết Pháp đương đại? Đó là nội dung bàn luận trong mùa trao giải văn học năm nay ở Paris.
L.T.S: "Cuộc đời của André Colin" là thể loại sân khấu "lưu động" một sự kết hợp của đối thoại, âm nhạc, đồ họa, trên sân khấu diễn ra đồng thời hình vẽ, tranh liên hoàn, tranh đèn chiếu và phim ảnh 16mm. Từ khi biên soạn (1987) kịch bản đã được diễn một trăm lần ở Paris và các tỉnh khác. Tác giả Anne Quesemand, thạc sĩ văn học cổ điển, là người biên kịch đồng thời là diễn viên cùng với Laurent Berman. Bà còn là tác giả của nhiều phim ngắn.
Châu Âu hẳn nhiên sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các đe dọa và đòn tấn công của bọn khủng bố. Một số chính sách về nhập cư có thể sẽ thay đổi để thích nghi với tình hình mới.
VIỄN PHƯƠNG
Lúc 13 giờ Thụy Điển (tức 18 giờ Việt Nam), ngày 8/10 tại Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển, tên của nhà văn Svetlana Alexievich đã được xướng lên dành cho giải Nobel văn chương.
Antoine Leiris đã mất đi người vợ Helene dấu yêu của mình trong vụ xả súng ở nhà hát Bataclan, Paris ngày 13/11. Con trai của họ, bé Melvil 17 tháng tuổi giờ đây đã mất đi người mẹ của mình.
MAURICE BLANCHOT
Cuốn sách mà Jean Paulhan vừa dành cho văn chương và ngôn ngữ được đọc với một tâm thế khác thường.
Ngày 1-11-1988, họa sĩ Bửu Chỉ đến Paris. Ngày 30-4-1989, họa sĩ trở về nước. Trong thời gian ở Paris, Bửu Chỉ đã sáng tác nhiều tác phẩm mới và đã có hai cuộc triển lãm tranh thành công tốt đẹp: tại Nhà Việt Nam từ 1-2 đến 5-3-1989 với 21 bức tranh và tại UNESCO với 40 bức từ 3-4 đến 14-4-1989.
QUẾ HƯƠNG
Tôi đến Mỹ 4 tháng, thăm con trai từng là nha sĩ, qua học lại, 41 tuổi mới chính thức vào trường đại học Mỹ, sống lần nửa đời sinh viên ở một đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới.
NGUYỄN KHOA QUẢ
Đất nước thống nhất, hòa bình lập lại từ năm 1975 đến năm 1979, chưa đầy 4 năm, phía bắc Đặng Tiểu Bình - Trung Quốc đem quân đánh phá. Phía nam Khơ me đỏ Campuchia, bọn Pôn Pốt sang đánh phá các tỉnh Kiên Giang và Tây Ninh... Quân tình nguyện Việt Nam kết hợp với Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia lật đổ chế độ Pôn Pốt năm 1979, giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ bạo tàn diệt chủng.
LTS: Cách đây chưa lâu, báo Bulledingue (BD) của phong trào sinh viên trong tổ chức Hội Người Việt Nam tại Pháp, có tổ chức phỏng vấn giáo sư Hoàng Xuân Hãn trên hàng loạt vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nội dung trả lời của giáo sư có thể giúp độc giả Sông Hương một số dẫn liệu mới hoặc gợi mở những cuộc trao đổi tranh luận bổ ích. Vì vậy, với sự đồng ý của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Sông Hương xin trích giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn này với độc giả.
Đoản văn này được George Orwell viết năm 1936 kể về khoảng thời gian ông làm việc như một nhân viên bán sách bán thời gian tại tiệm sách cũ Booklover’s Corner tọa lạc ngay góc phố Pond Street và South End Green, thành phố London, nước Anh. Hiện nay tiệm sách cũ Booklover’s Corner không còn nữa, thay vào đó là một nhà hàng pizza, tuy nhiên ở đó còn gắn một tấm biển ghi rằng “George Orwell, nhà văn (1903 - 1950) từng sống và làm việc trong một tiệm sách ngay vị trí này”.