Còn nhiều điều phải bàn

09:28 26/11/2009
THỦY THANHLâu nay, "quả lắc" vì sự trong sáng tiếng Việt dường như đã trì vào điểm chết của dây dọi. Những mặc cảm, thành kiến hoặc dị ứng về sự "ga lăng ngôn ngữ" trước áp lực của thời đại tin học cũng chững lại như một thái độ thăm dò. Suy cho cùng thì ngôn ngữ cũng có đời sống riêng và nó bao gồm cả thể vía lẫn thể xác. Nó cũng "hữu sinh tất hữu diệt" trong luật tiến hóa và đào thải như nhiên. Ngôn ngữ nói chung là một phương pháp hệ thống hóa và tích lũy tri thức theo sự diễn tiến về mặt lịch đại và sự tiệm tiến về mặt đồng đại.

Bất kì dân tộc nào cũng có ngôn ngữ riêng của mình và chính ngôn ngữ là đặc trưng văn hóa bản chất nhất của mỗi dân tộc. Người Việt qua hàng ngàn năm Bắc thuộc vẫn không bị đồng hóa là nhờ sức sống bền bỉ và bất tử của tiếng Mẹ Đẻ. Việc giữ gìn sự trong sáng tiếng mẹ đẻ là hành vi cao quí và thiêng liêng. Trong quá trình đi lên, ngôn ngữ cũng luôn được sáng tạo, bổ sung để ngày một phong phú và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, dù dân gian hay bác học, dù cao sang hay thấp hèn thì ngôn ngữ cũng chỉ là công cụ để giao tiếp và phương tiện để tư duy mà thôi. Đã là công cụ hoặc phương tiện thì bao giờ tính thực tiễn và tính thực dụng của nó cũng là mục đích.

Chiếc áo tơi trước kia và áo ni lông sau này cũng đều là phương tiện che mưa nhưng cái mới đã thay thế dần cái cũ vì sự tiện lợi, hợp thời của nó. Dù vậy thì áo tơi cũng chưa mất bẳn, ít nhất là về mặt danh từ, nó vẫn tồn tại như một sự "đối trọng" với áo ni lông. Ngược lại, danh từ áo ni lông thì đã chết yểu và người ta thay vào đó bằng từ áo mưa. Cũng như áo tơi, áo ni lông đưọc gọi tên từ đặc tính của chất liệu còn tên áo mưa lại căn cứ vào công dụng của nó. Hiện tượng "lệch pha" hoặc thiếu đồng nhất khi định danh sự vật lại chính là sự nhất quán trong cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt. Tiếng Việt vốn đơn âm nên nó không chấp nhận những từ ghép nhiều chữ. Đơn vị chữ và đơn vị từ ở đây thưởng chỉ là một. Dù áo tơi hay áo mưa thì chúng vẫn "đậm đà bản sắc dân tộc" hơn từ áo ni lông. Đến một lúc nào đó, từ áo ni lông sẽ bị "sa thải" vì dáng dấp "lai căng" của nó. Còn từ áo tơi tuy thuần nhất nhưng khi cái tơi sự vật đã chết thì nó cũng chẳng có lí do gì nữa để sống. Quá trình tương tác và thanh lọc cái hợp lí là từ áo mưa sẽ tồn tại. Từ mới, thuật ngữ mới xuất hiện dễ làm thỏa mãn tính hiếu kì ở đâu đó nhưng nó cũng dễ gây sự kì thị nhất định đối với thói quen.

Bởi vậy, trầy trật lắm mới gieo được những từ mới vào cánh rừng từ vựng. Sự mở rộng vốn từ là một nhu cầu mang tính qui luật, nghĩa là nó khách quan. Sự can thiệp của lí trí hoặc ý chí vì những mặc cảm này nọ đều có thể phương hại đến "tinh thần trong sáng" của ngôn ngữ. Chỉ cần cực đoan theo chiều "cục bộ" một chút thì tiếng Việt sẽ nghèo đi nhiều lắm. Cuốn Từ điển tiếng Việt chính thống của ta do Nhà xuất bản Khoa học xã hội công bố vài thấp kỉ lại đây chỉ có khoảng 35.000 từ thì làm sao nó bình đẳng được trong mối tương quan Từ điển Anh - Việt lên đến hàng trăm nghìn từ? Đã có thời người ta muốn "xóa sổ" những từ gốc Hán khỏi kho tàng tiếng Việt và đã gặp không ít trường hợp nan giải.

Ví dụ từ hồng thập tự đổi thành chữ thập đỏ thì nghe được nhưng cụm từ thương binh liệt sĩ chẳng lẽ lại "việt hóa" ra lính què lính chết?! Việc nới rộng hợp lí vùng ngôn ngữ giao thoa sẽ góp phần làm giàu tiếng mẹ đẻ. Nhiều khi trong những văn cảnh cần thiết, người ta vẫn phải xen kẽ ngoại ngữ hoặc từ gốc Hán để làm tăng thêm vẻ trang trọng của nó. Chẳng hạn khi đón tiếp một nguyên thủ quốc gia nào đó có vợ đi theo thì nhất thiết phải giới thiệu phu nhân tổng thống chứ không thể thay bằng mụ vợ tổng thống được. Truyện Kiều là một áng thơ kiệt tác nhờ kết tinh nhiều yếu tố "cộng sinh" nhưng có lẽ sự tài tình của thi hào Nguyễn Du trong việc kết hợp nhuần nhuyễn vốn từ ngữ Hán-Việt là yếu tố trực diện, mở đường. Khi miêu tả thiếu nữ phòng khuê đài các thì "Đầu lòng hai ả tố nga" và khi than van cho thân phận ê chề của người phụ nữ thì "Đau đớn thay phận đàn bà". Các từ tố nga (Hán) và đàn bà (Việt) đều đắc địa không thể thay thế hoặc đổi chỗ cho nhau được. Bà Huyện Thanh Quan cũng là một thi sĩ rất "Hán Việt" và thơ bà càng nghiêng vào từ gốc Hán càng lộ vẻ quí phái:

            Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
            Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Ngược lại, nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì quá dụng công trong việc dùng tiếng Việt bình dân thông qua chữ nôm để rồi trở thành Bà Chúa thơ Nôm của dân tộc:

            Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
            Này của Xuân Hương đã quệt rồi
            Có phải duyên nhau thì thắm lại
            Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Qua đó ta thấy tiêu chí vì sự trong sáng của tiếng Việt còn nhiều điều phải bàn. Các quan niệm về vấn đề này, về thế nào là trong sáng cần phải đi đến một thông ước chung, nhất là khi hệ thống ngữ pháp tiếng Việt chưa chuẩn, cơ chế thị trường lại gây nhiễu bằng áp lực ngôn ngữ thương mại, ngôn ngữ quảng cáo như hiện nay.

T.T
(125/07-99)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo định nghĩa hiện nay, trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình.

  • (Phát biểu ý kiến góp phần vào nội dung Đề án Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH...” của Ban Tuyên giáo Trung ương).

  • 1. Cuốn sách về nhà tình báo nổi tiếng - anh hùng Phạm Xuân Ẩn (PXÂ) của giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman, khi được xuất bản bằng tiếng Việt có thêm phụ đề “Cuộc đời hai mặt không thể tin được của Phạm Xuân Ẩn”.

  • Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào chống Mỹ. Nhắc đến thơ chị, người ta thường nhớ đến những bài thơ mang đậm âm hưởng sử thi như Khoảng trời, hố bom, hoặc dịu dàng, nữ tính nhưng không kém phần thẳng thắn như Anh đừng khen em, hoặc nồng cháy yêu đương như Không đề…

  • "Không có cách khác, thưa ngài. Tất cả cái gì không phải văn xuôi thì là thơ; và tất cả cái gì không phải thơ thì là văn xuôi"(Gã tư sản quý tộc, Molière). Trên đây là định nghĩa "thâm thúy" của thầy dạy triết cho ông Jourdain, người mà đã hơn bốn mươi năm trời vẫn sai bảo người ăn kẻ làm, vẫn hằng ngày trò chuyện với mọi người bằng "văn xuôi" mà không tự biết.

  • Trong những vấn đề mới của lý luận văn học hiện nay, các nhà nghiên cứu thường nói đến chức năng giao tiếp của văn học. Khi nói văn học có chức năng giao tiếp thì cũng có nghĩa cho rằng văn học ở ngoài giao tiếp.

  • PHONG LÊ …Không đầy hai thập niên đầu thế kỷ, trong những thức nhận mới của đất nước, nền văn chương- học thuật của dân tộc bỗng chuyển sang một mô hình khác- mô hình quốc ngữ, với sức chuyên chở và phổ cập được trao cho phong trào báo chí, xuất bản bỗng lần đầu tiên xuất hiện và sớm trở nên sôi nổi như chưa bào giờ có trong ngót nghìn năm nền văn chương học thuật cổ truyền…

  • Vừa qua bà văn sĩ Nguyễn Khoa Bội Lan ở Phú Thượng (Huế) đột ngột gọi dây nói cho tôi than phiền về những chi tiết sai với lịch sử trong bài Phạn Bội Châu với Hương Giang thư quán của  Chu Trọng Huyến đăng trên Tạp chí Sông Hương số 116 (10. 1998)

  • Chúng tôi cho rằng trong lịch sử văn học Việt chỉ có Chí Phèo mới là một hình tượng đích thực. Chí Phèo là hiện thân của sự tồn tại vĩnh cửu của bản ngã VÔ CAN. 

  • Đó là bản đàn Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng nghe lần cuối trong ngày tái hợp. Bản đàn chứa đầy những mâu thuẫn nghịch lý, bởi vì cũng như bao lần trước, lần này vẫn là bản “bạc mệnh” năm xưa. Nhập hồn Kim Trọng, Nguyễn Du bình luận:                Lọt tai nghe suốt năm cung                Tiếng nào là chẳng não nùng (*) xôn xaoTác quyền và nghệ nhân biểu diễn vẫn là nàng Kiều chứ không còn ai khác, nhưng thật lạ:                Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?Kim Trọng, tri âm và trong cuộc vẫn không khỏi "hồ đồ", huống gì chúng ta, những người đến sau Nguyễn Du muộn hơn hai thế kỷ? 

  • Có thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc. 

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP1. Đội ngũ các nhà văn trẻ mà tôi nói tới trong bài viết này là những cây bút sinh ra sau 1975. Biết rằng trong văn chương, khái niệm trẻ/ già chỉ là một khái niệm có tính “tương đối” vì già hay trẻ đều phải nỗ lực để tạo nên những tác phẩm xuất sắc, vị trí của họ phải được đánh giá thông qua tác phẩm chứ không phải từ những chiếu cố ngoài văn học. 

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrong văn chương, cách gọi “chủ nghĩa” này hay “chủ nghĩa” khác đều không ổn, thậm chí có hại vì vô hình trung như thế là cách buộc nhà văn theo “một con đường” vạch sẵn mà từ hơn nửa thế kỷ trước, Hải Triều đã lên án...