Con đường Tố Hữu

15:31 24/12/2012

ĐOÀN TRỌNG HUY*

Tố Hữu là nhà cách mạng - nhà thơ.
Cách mạng và thơ ca thống nhất hài hòa trong một con người. Một đời, Tố Hữu đồng thời đi trên Đường Cách MạngĐường Thơ. Với Tố Hữu, Đường Thơ và Đường Cách Mạng đồng hành như nhập làm một trong Đại lộ Đất nước, Nhân dân, Dân tộc vĩ đại trên hành trình lịch sử cách mạng.
Đường đời Tố Hữu cùng là sự hòa nhập hai con đường này.

Bác Hồ làm việc với đồng chí Tố Hữu, tháng 4.1960 - Ảnh: internet

1.

Tố Hữu tự mở đường đến với cách mạng.

Trước hết, tuổi non trẻ, tự mở đường trong cuộc sống: con đường học vấn. Ngay từ thuở thiếu niên, nhà nghèo có lúc phải học chậm lại một năm vì gia cảnh, cậu bé vẫn tiếp tục, không chịu bị đứt đoạn, bỏ dở việc học. Học lên, Tố Hữu tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ xuống đường cùng hàng vạn quần chúng đòi dân sinh, dân chủ thời phong trào Mặt trận Bình dân bị cắt học bổng, đuổi ra khỏi nội trú nhưng vẫn học.

Cũng từ đây, anh học sinh nghèo đi làm gia sư ở khu xóm chợ. Chưa vào đời đã phải tự mở đường để sống và học: con đường kiếm sống. Vô hình trung, một thầy giáo còm tìm ra con đường đến với những thân phận tôi đòi, cơ cực, dưới đáy của xã hội thành thị: những thằng nhỏ, con sen, chị vú em, lão đầy tớ và cả những cô gái “bán hoa” trên sông. Vậy là, từ rất trẻ, anh đã tự mở đường để bước vào con đường đời - con đường đầy gian khó, phức tạp, đầy ngổn ngang éo le, ngang trái và cũng đầy bất trắc, hiểm nguy.

Không đủ tiền mua sách, anh đi đọc nhờ ở mấy hiệu sách của các nhà hảo tâm (thực chất là chiến sĩ Cộng sản mới ra tù: Lê Duẩn, Hải Triều…). Thêm một con đường vào một phần kho tàng tri thức thế giới: sách văn chương, sách chính trị… Cũng là sự bắt gặp những tia sáng văn hóa và cách mạng từ các trí tuệ nổi tiếng: Gorki, Astrovski, Barbusse, Marx, Engels… Dần dần với sự dẫn dắt của các bậc đàn anh cách mạng, tiếp nhận trực tiếp ánh sáng “mặt trời chân lý” anh học sinh giác ngộ lý tưởng đi thẳng vào con đường tranh đấu. Không bao lâu bị bắt, bị giam. Nhà tù đế quốc là trường đấu tranh khốc liệt nhất giữa sống và chết, là thử thách dữ dội nhất giữa anh hùng và hèn hạ, là lựa chọn triệt để nhất giữa bản năng và nhân cách.

Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm

                                  (Liên hiệp lại)

Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa

                                   (Trăng trối)

Số phận đã đưa người Cộng sản trẻ tuổi vào con đường thử lửa quyết liệt nhất. Đến lúc này, anh thanh niên học sinh đã hóa thân kỳ diệu: từ con người cá nhân thành con người xã hội: “Là con của vạn nhà/ là em của vạn kiếp phôi pha….”; là “bạn thuyền”, của “đoàn ta” (Giờ quyết định), là “con khôn của giống nòi”. (Dậy lên thanh niên). Từ ấy dấn thân lên đường. Đường đời là đường cách mạng kiên cường, dũng cảm. Trên đường cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng.

2.

Tố Hữu ban đầu cũng là người tự mở đường tới/ cho thơ ca. Đó là một nẻo đường dấn bước để nhập vào con đường thơ ca yêu nước, con đường văn học cách mạng. Từ ấy tự khởi đầu đã mang tính luận chiến để tìm ra và xác định con đường thơ ca chân chính. Ba mươi năm chiến đấu vì sự nghiệp độc lập, tự do và thống nhất, Tố Hữu kiên trì sự lựa chọn chính xác như sự lựa chọn của đồng đội dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh: “Nay ở trong thơ nên có thép” (Nhật ký trong tù). Cuộc sống bao giờ cũng cao hơn văn chương: “Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ/ Hơn nghìn trang giấy luận văn chương” (Tiễn đưa). Ấy là chê trách, răn đe loại văn chương đả kích, cơ hội, văn chương chạy theo đuôi cuộc sống. Văn chương, văn hóa chân chính, tiến bộ phải ngời ánh thép như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”(1).

Từ lâu với tư cách “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ”, hơn thế nữa, đóng vai trò Tổng tư lệnh, Tố Hữu đã được tôn vinh là một trong những người mở đườngngười dẫn đường. Không chỉ cho hôm qua mà còn cho hôm nay và cả ngày mai, với tư cách người trên đường, người đồng hành với chúng ta, đi tới tương lai. Trên đại lộ cách mạng, con đường văn thơ Tố Hữu đã lựa chọn và cổ súy là con đường chân chính nhất: con đường văn học cách mạng con đường nối tiếp truyền thống, mang bản sắc dân tộc và tiên tiến, hiện đại - con đường của con người văn minh trong thời đại.

3.

Tố Hữu cũng tạo ra một con đường trong thơ: con đường hình tượng. Đời thơ Tố Hữu đã tạo được một hình tượng tuyệt đẹp “con đường”. Rất hiện thực mà cực kỳ lãng mạn. Thực đấy mà cũng ảo đấy. Con đường Tố Hữu thực ra đã xuất hiện từ lâu trong thơ. Đó là một không gian nghệ thuật đặc trưng. Ngay từ đầu, con đường của “Hai đứa con phiêu bạt” “Trong bụi đường sương gió”, của những số phận đau khổ, oan trái Tương tri trên đường đời. Là con đường của tù đày, uất hận. “Đường sao run tê tái cả hồn thơ” (Lao Bảo). Nhưng sao như thấy được tấm lòng lưu luyến, day dứt, nhân hậu trong Tiếng hát đi đày ấyNgười đi mấy bóng vẩn vơ trên đường”. Nổi bật nhất vẫn là con đường hy vọng: “Đường xa vô hạn, đích vô cùng/ Chân trời lui mãi lan lan rộng/ Hy vọng tràn lên đồng mênh mông (Dưới trưa).

Thời kháng chiến có bài ca Vui bất tuyệt mới: Đó là Đường vui của toàn dân (Nguyễn Tuân). Niềm vui vỡ òa trong khúc ca Ta đi tới hào hùng. Như tan biến đi cái kỷ niệm “xót xa” thời đầu nổ súng. “Ta lại bước đi trên đường đá rát” (Giữa thành phố trụi - 1947). Giờ đây là một tư thế mới trên con đường chiến đấu, con đường lịch sử, con đường khái quát điệp trùng những chặng đường vinh quang từ xương máu: “Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên/ Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên/ Đường Cách Mạng, dài theo kháng chiến”. Con đường tâm hồn xuyên suốt không gian từ Bắc chí Nam vào tận “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” và mở ra một hướng đi dũng cảm mới: “Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp”. con đường dựng xây hòa bình buổi đầu đầy náo nức trong xao động “biết mấy buồn vui”, trong định hướng như mệnh lệnh trái tim “Đường thống nhất chân ta bước tiếp”. Hiện lên oai hùng là Đường vào thời Ra trận. Và chân lý lịch sử thời đại sáng chói từ Đất nước này, Dân tộc này:

Đường của ta đi, đến mọi người (Đường của ta đi).

Cùng nghĩa ấy: “Đường mòn Hồ Chí Minh là con đường sáng tạo” vừa hiện thực lịch sử, vừa tượng trưng. Con đường chiến lược quân sự cũng là con đường chiến tranh nhân dân, con đường chiến thắng. Đó là con đường Việt Nam máu và hoa.

Lịch sử sang trang “Đường Hồ Chí Minh rộng mở thênh thênh”. Lòng người phấn chấn trong tiếng hát Với Đảng, Mùa xuân như lời thơ Tố Hữu. Để lại kiên cường vượt qua biết bao thử thách, gian truân trên quá trình đổi mới, hội nhập với mục tiêu “Đường lên hạnh phúc” xán lạn.

4.

Nhìn chung lại, trên hết, trước hết sau cùng, Tố Hữu đã mở được con đường vào lòng người - bạn đọc các thế hệ. Hàng nghìn, hàng vạn gia đình hôm qua, hôm nay đã, đang có và đọc tác phẩm Tố Hữu. Hàng triệu công dân tương lai sẽ còn gặp Tố Hữu trên ghế học đường: Trên những trang giấy học trò/ Tình yêu của ông hồi sinh (Nguyễn Khoa Điềm). Lớp lớp học sinh, sinh viên đã và đang nhận học bổng mang tên Tố Hữu như một tặng phẩm nghĩa cử, món quà tinh thần động viên, khuyến khích học tập vô giá.

Thật vinh dự, đến nay đã có nhiều ngôi trường mang tên Tố Hữu ở xứ Huế - quê hương của nhà thơ. Cũng thật vinh hạnh là nhiều tỉnh, thành tiêu biểu đã có những con đường lớn mang biển tên Tố Hữu. “Trái tim Hà Nội”, trái tim của Tổ quốc, “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” là tình yêu lớn của Tố Hữu. Trong tương lai chắc chắn sẽ có con đường với kích thước và tầm vóc lớn mang tên Tố Hữu. Tuy nhiên, xét cho cùng, đó chỉ là một nghi thức cần thiết của xã hội để vinh danh, tưởng niệm, tri ân một nhà cách mạng: nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn của nhân dân. Có một nghi thức linh thiêng vô hình đã được xác lập một cách tự nguyện, có giá trị cao quý mãi mãi - đó là Con đường Tố Hữu trong tâm tưởng, trong hồn cốt và trong lòng người yêu thơ Việt Nam.

Con đường Tố Hữu thành phố, nhà thơ sẽ luôn luôn hiện diện đêm, ngày, năm, tháng, cần mẫn như người chỉ đường có uy tín. Nơi Con đường Tố Hữu lòng người, nhà thơ có mặt thường xuyên, thân thiết và chân thành như người bạn tâm hồn, người tri âm, tri kỷ, người đồng chí. Cũng là người bạn đường tin cậy trên mỗi bước chân đi tới tương lai.

Đ.T.H
(SH286/12-12)


---------------------------------
* PGS.TS. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(1) Hồ Chí Minh toàn tập - Chính trị Quốc gia, 1995, Tập 10, trang 59.








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.