Cổ vật cung đình Huế - Kho báu khổng lồ một thời vàng son - Kỳ cuối: Cổ vật cung đình Huế cần quay về 'cố hương'

09:31 09/12/2015

Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.

Chiếc xe kéo Hoàng thái hậu Từ Minh được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đấu giá thành công từ Pháp cũng là lần đầu tiên Việt Nam nói chung và Huế nói riêng đấu giá thành công cổ vật ở nước ngoài.

Con đường nào cho cuộc “hồi cố hương” cổ vật cung đình Huế?

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để “điều tiết” một phần các cổ vật của Huế nay đang thuộc về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh “trở về” với cố đô, bởi Huế vốn là chủ sở hữu của các cổ vật này. Cụ thể như các cổ vật cung đình vốn gắn bó với các công trình kiến trúc như cung điện, đền miếu, lăng tẩm.

Bên cạnh đó, Huế cần chứng minh được vị thế và khả năng của mình trong việc bảo quản, giữ gìn và tôn vinh giá trị của những cổ vật đó nếu chúng được đưa về. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã từng tiếp nhận một số cổ vật hiến tặng đưa về từ Pháp và hơn hàng trăm cổ vật khác do các nguồn hiến tặng trong nước.

Đặc biệt, tháng 6/2014, Trung tâm đã tham gia cuộc đấu giá cổ vật tại Pháp và thành công trong việc đưa chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh về Huế. Những cổ vật này hiện đang được trưng bày và phát huy giá trị tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hay các điểm di tích thuộc quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế. Đó là những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này.

Ông Nguyễn Văn Mễ, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh TT-Huế, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế thì cho rằng một hoạt động cấp bách cần triển khai ngay là đẩy mạnh cuộc vận động “hồi hương cổ vật”. Đặc biệt ở các cổ vật quý thuộc sở hữu của và con Việt kiều ở nước ngoài. Số cổ vật này không được quản lý, sử dụng tốt do những người thừa kế mải mê công việc làm ăn hoặc không biết rõ giá trị của chúng nên cổ vật đó có nguy cơ bị “bỏ quên” hoặc lọt vào tay những người săn lùng đồ cổ. Một cuộc vận động có chủ đích sẽ tạo điều kiện phát hiện cổ vật, bắt cầu cho việc “hồi hương cổ vật” bằng các hình thức thích hợp.

Ý kiến tâm huyết của ông Mễ cho rằng, cuộc vận động “hồi hương cổ vật” phải được tiến hành đồng bộ với nhiều giải pháp khác nhau, từ việc động viên sự hiến tặng tự nguyện vì lòng yêu nước của bà con Việt kiều và những cá nhân, tập thể đang sở hữu cổ vật (như đối với Chiếc đôn sơn ngũ sắc và cặp ngà voi, hoặc Cuốn sách in mộc bản “Kỹ thuật người An Nam”); tham gia đấu giá, thuyết phục ngoại giao để mua lại một cách chọn lọc những cổ vật có giá trị (như chiếc xe kéo của Từ Minh Hoàng Thái Hậu); cho đến hình thức phối hợp trưng bày, giới thiệu (như đã thực hiện với nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn hoặc nối lại quan hệ với ông Cousso – hậu duệ của bác sĩ Sallet, một người tham gia biên tập bộ B.A.V.H); hoặc đấu tranh ngoại giao, pháp lý để thu hồi cổ vật thuộc quyền quản lý của Việt Nam (như việc thu hồi chiếc bàn trà sơn thếp thời Nguyễn và chiếc đầu hồ của vua Tự Đức với sự góp sức của Đại sứ quán Việt Nam và Luật sư Việt kiều Đào Văn Thụy tại Cộng hòa Pháp)… 

Cổ vật cung đình Huế cần quay về 'cố hương' - ảnh 2Chiếc bàn gỗ sơn son thếp vàng mặt sứ mà người dân hiến tặng cho Bảo tàng Cung đình Huế.
Cổ vật cung đình Huế cần quay về 'cố hương' - ảnh 3Cặp ngà voi do ông Lê Thái và bà Bùi Thị Cẩm Hà - Việt kiều tại Pháp hiến tặng cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Còn theo ThS. Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, sự “hồi hương” cổ vật hiện nay chủ yếu là chờ vào sự hảo tâm của quốc tế và từ nhiều phía, đặc biệt quan trọng là bản thân chủ sở hữu và người nắm bắt thông tin.

“Các đồ vật sau khi được hiến tặng cho bảo tàng sẽ có hồ sơ riêng kèm theo tên tuổi người hiến tặng, lai lịch cổ vật. Người dân và du khách sẽ có thêm cơ hội để chiêm ngưỡng cổ vật. Đó là cách các bảo tàng khác trên thế giới và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã và đang thực hiện.

Về người nắm thông tin cổ vật, họ sẽ biết cổ vật đấu giá thời điểm nào, thông tin các cổ vật đang trôi nổi từ đó gửi thông tin về các đơn vị quan tâm như bảo tàng mình thì sẽ rất quý. Do đó, cần phải có sự hỗ trợ của cả cộng đồng thì bảo tàng chúng tôi mới làm tốt hơn công tác hồi hương cổ vật được” - bà Vân thổ lộ.

Cổ vật cung đình Huế cần quay về 'cố hương' - ảnh 4Trưng bày sưu tập hiện vật hiến tặng của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế năm 2009.

Một ý tưởng được xem là đột phá trong câu chuyện này là: “Chúng ta đã có được những sưu tập Bảo vật Quốc gia phong phú và đa dạng mà triều Nguyễn để lại trên đất Huế và Hà Nội, và xem ra chúng cũng có được “Giá trị toàn cầu nổi bật”. Vậy tại sao Huế và Hà Nội là không kết hợp và cộng tác với nhau trong việc làm hồ sơ về cổ vật cung đình triều Nguyễn đệ trình UNESCO để được công nhận là di sản Văn hóa Thế giới?” - Nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhìn nhận về giá trị của cổ vật cung đình triều Nguyễn.

Cổ vật cung đình Huế cần quay về 'cố hương' - ảnh 5Các ấn vàng thời vua Nguyễn, một trong những cổ vật cung đình quý báu.

Mở rộng các loại hình mới trong bảo tàng cổ vật triều Nguyễn

Trong thời gian chờ đợi một phương án các cổ vật cung đình Huế sẽ được quay về quê nhà, thì việc thiết thực nhất mà PV chú ý, đó là các bảo tàng cổ vật, không gian trưng bày cổ vật tại Huế sẽ làm thế nào để hấp dẫn được du khách?

ThS. Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cho biết, sẽ tăng cường hoạt động trưng bày cổ vật Huế theo chiều sâu với nhiều thông tin hơn, nhằm giúp du khách cảm nhận rõ hơn về những giá trị văn hóa, lịch sử gắn với cổ vật.

Cổ vật cung đình Huế cần quay về 'cố hương' - ảnh 6Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế sẽ có thêm nhiều hoạt động mới hấp dẫn trong thời gian tới để du khách cảm nhận rõ nét về cổ vật Huế.

Bên cạnh đó, trong tương lai sẽ có thêm các không gian giới thiệu một số hiện vật quý qua hình ảnh 3D để du khách xem được cận cảnh cổ vật ở nhiều góc độ khác nhau, điều mà du khách khó lòng tiếp cận nếu cổ vật được đặt trong tủ kính hoặc cất trong kho do chưa có điều kiện trưng bày.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng một ý tưởng xác đáng khi trùng tu tòa nhà 2 tầng ở Phủ Nội Vụ (Kho cất giữ đồ quý trong cung vua Nguyễn ở bài 1 - PV) để trưng bày giới thiệu cổ vật cung đình triều Nguyễn theo truyền thống từng có tại Phủ này. Đồng thời, cần xây dựng đề án sưu tầm, sắp xếp và hệ thống hóa các loại cổ vật cung đình từng được định hình mang tính chuẩn mực theo 10 loại khoa vào các thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Và cần sưu tầm hình ảnh các cổ vật, phục chế các loại đồ nghề dùng để chế tác, cân đong, đo đếm các hạng vật từng có dưới thời nhà Nguyễn.

Cổ vật cung đình Huế cần quay về 'cố hương' - ảnh 7Phủ Nội Vụ cần được trùng tu và tái hiện lại như chức năng nó vốn có.

Theo TS. Phan Thanh Hải, cũng phải mở rộng không gian trưng bày trong tương lai cũng như tạo sự gắn kết giữa hệ thống bảo tàng nhà nước với các bảo tàng, các chủ sở hữu của các bộ sưu tập cổ vật thuộc về tư nhân, và các loại tổ chức khác (bao gồm cả nhà thờ Thiên Chúa giáo, chùa chiền…). Điều này sẽ làm cho di sản văn hóa Huế thêm phong phú, hấp dẫn. Nhà nước cần có những cơ chế phù hợp để thúc đẩy việc xây dựng mạng lưới này.

Một phần quan trọng là ngoài việc tăng cường công tác an ninh cho các bảo tàng, điểm di tích với tăng số lượng bảo vệ, lắp đặt hệ thống camera, chống trộm thì việc tuyên truyền giác ngộ và xây dựng hệ thống an ninh trong quần chúng nhân dân; có chính sách cho những cá nhân, tổ chức phát hiện, trình báo về cổ vật hay bảo vệ cổ vật trước tình trạng trộm cắp ngày càng phức tạp hơn hiện nay.

Cổ vật cung đình Huế cần quay về 'cố hương' - ảnh 8Các đồ cổ trưng bày trong cung điện Huế xưa

Cũng theo ý kiến ông Mễ, cần khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nhân lực của đội ngũ làm công tác bảo tồn, bảo tàng của tỉnh; cần có những chính sách đối với nghệ nhân, nghệ sĩ có tài năng; khuyến khích việc truyền nghề cho nghệ nhân trẻ; quan tâm thu hút hoặc xây dựng cơ chế hợp tác bền vững với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu đàn, những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong phát hiện, thẩm định giá trị cổ vật; mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức UNESCO, ICCROM.. và các quốc gia khác trong lĩnh vực cổ vật.

Tại Huế vào dịp Festival làng nghề Huế 2013, một bảo tàng tư nhân đầu tiên đã được thành lập do nhà nghiên cứu đồ cổ Trần Đình Sơn ở địa chỉ 114 đường Mai Thúc Loan. Hàng trăm hiện vật cổ giới thiệu tài hoa thủ công mỹ nghệ thời Nguyễn đã được trình làng đến đông đảo công chúng, giới yêu đồ cổ.

Ngôi nhà vốn là tư thất của cố nội ông Trần Đình Sơn – cụ Trần Đình Bá, Thượng thư Bộ Hình dưới đời cuối nhà Nguyễn. Ông Sơn đã bỏ ra số tiền khá lớn kèm với việc vận động nhà nước để dựng lại ngôi nhà rường, trong trưng bày chủ yếu là đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn với rất nhiều cổ vật quý giá mà ông đã dày công sưu tập.

Cổ vật cung đình Huế cần quay về 'cố hương' - ảnh 9Bảo tàng tư nhân cổ vật triều Nguyễn của ông Trần Đình Sơn.

Theo Dân Trí

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.

  • Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

  • Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.

  • Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.

  • Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật

  • Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.

  • Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.

  • Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.

  • Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.

  • Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.

  • Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.

  • Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.

  • Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Canh Dần 2010, chiều ngày 5/2, Hội Liên hiệp VHNT- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Mùa Xuân” tại 26 Lê Lợi và phòng tranh “ Con Cọp năm Dần” tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.

  • Sáng ngày 4/2, tại thủ đô Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Tạp chí Sông Hương - Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phát động cuộc thi thơ Lục bát năm 2010. Thể lệ cuộc thi thơ Lục bát 2010.

  • Sáng ngày 01/02, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã long trọng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.