Có một nhà văn hoá ẩm thực Huế

15:38 27/08/2008
NGUYỄN VĂN HOA           Tôi đã đọc sách Ăn chơi xứ Huế của nhà thơ Ngô Minh (*) một mạch như bị thôi miên. 247 trang sách với 36 bài bút ký viết về triết lý ẩm thực Huế, về các món ăn Huế như tiệc bánh, cơm muối, mè xửng, tôm chua, chè Huế, bánh canh, bún gánh, nem lụi, hôvilô (hột vịt lộn), bánh chưng, bánh khoái, cơm chay, chè bắp, món vả trộn, cháo lòng, rượu Minh Mạng Thang...

Và các thú chơi của người Cố Đô như thưởng trăng nguyên tiêu trên núi Ngự, thả đèn trên sông Hương, chợ chơi Tết, ca Huế salon, vườn tượng bên sông Hương, những con  giáp của Hải Bằng, trò chơi điêu khắc của Điềm Phùng Thị v.v.. dù tác giả không sắp xếp mà bố cục môt cách ngẫu hứng nhưng rất lôgíc và cuốn hút. Ngô Minh đã thổi hồn thơ của mình vào từng trang, từng bài viết!
Phải nói rằng tác giả có vốn sống rất phong phú và sâu sắc, rất am tường về văn hoá Huế, con người Huế. Ngô Minh rất chí lý khi đưa ra cảm nhận: “Món ngon xứ Huế là món ngon Chăm, món ngon dân gian Huế và món ngon cả nước do giao lưu, hoà quyện với linh khí đất Thuận Hoá mà thành...” hay: “Chơi nấu ăn ở Huế có lẽ là “sự chơi hơn cả”...Để có những bài viết hấp dẫn và phong phú như vậy, tác giả đã dày công nghiên cứu các tác phẩm dạy nấu ăn của Hoàng Thị Kim Cúc, người khơi nguồn cho bài thơ nổi tiếng Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ họ Hàn, sách dạy nấu ăn bằng thơ Thực phổ bách thiên (trăm món ăn phổ biến) của bà Trương Thị Bích, con dâu của thi sĩ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, rồi cần cù ghi chép, hỏi chuyện tỉ mỉ các bà các mệ bán quán, nấu món ăn Huế, rồi từ đó đưa ra những nhận xét rất tinh tế, rất thơ. Ví dụ khi uống rượu Minh Mạng Thang, Ngô Minh viết: “Minh Mạng Thang ngon và mạnh. Uống vài chén đã nghe lòng lâng lâng, lại muốn làm chuyện lớn...” Hay viết về ngọn đèn Hoa kỳ của người bán hột vịt lộn đêm ở Huế: “Ngọn đèn dầu “hôvilô” mỗi đêm lại được thắp lên như tín hiệu thân thương của cuộc sống... Nguồn sáng ấy đã trở thành kỷ niệm khuất chìm trong mỗi đời người, khi nhắc đến, nhớ đến lại cháy lung linh tâm tưởng...”
Cuốn sách còn có nhiều chi tiết thú vị như Bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại, xuất thân là cô gái xinh đẹp bán cháo bò ở làng Mỹ Lợi; hay Minh Mạng xây riêng Thượng Thiện đường với 50 đầu bếp mỗi người phụ trách một món, thái giám chuyển thức ăn từ bếp vào cung, còn dâng thức ăn cho vua là các thị nữ..., còn vua Khải Định thì không thích phụ nữ, nên trong bữa ăn của vua không có mỹ nữ cung tần nào dám lai vãng... Cơm vua chỉ có vua ăn một mình, nhưng đến thời vua Duy Tân, tục lệ nghiêm ngặt đó của riều Nguyễn bắt đầu bị xóa bỏ. Vua cho phép chánh phi Mai Thị Vàng được ngồi cùng mâm. Ông dẹp bỏ tục lệ vua ăn 50 món một bữa, mà chỉ thích ăn cơm và cá bống thệ kho.v.v...
Sách Ăn chơi xứ Huế đã bao quát được sắc phong vị các món ăn xứ Huế. Tuy nhiên trong “Lời giới thiệu” Nguyễn Khoa Như Ý (nhà văn Hà Khánh Linh) có nhận xét rất đúng rằng: “Còn những món ăn cung đình xưa, nay vẫn còn lưu lại trong các gia đình Hoàng phái, quan lại, trí thức cũ của Huế thì ít được nói đến”. Cũng dễ thông cảm với tác giả vì những món ăn Huế đang phổ biến thì dễ được thừa nhận. Theo thiển ý của tôi, việc chia cuốn sách thành hai phần "ăn" và "chơi" có thể không cần thiết vì nếu không chia mà cứ in liên tục các bài thì giá trị của cuốn sách không hề giảm đi.
Gấp sách Ăn chơi xứ Huế lại, tôi cứ miên man nghĩ đến một Ngô Minh đam mê tài hoa trong thơ, một Ngô Minh Khôi tâm huyết và nhạy cảm trong báo chí, lại một Ngô Minh nhà văn hoá ẩm thực Huế!. Tôi hy vọng rằng nếu sau khi đọc sách, để các độc giả bỏ phiếu tín nhiệm, có thể mọi người sẽ không khắt khe xếp Ngô Minh vào sau đội ngũ các nhà ẩm thực nổi tiếng của nước ta như Tản Đà, Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Băng Sơn.!
Thật thú vị khi đọc Ăn chơi xứ Huế của Ngô Minh.
N.V.H
(nguồn: TCSH số 160 - 06 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LƯƠNG AN

    Như chúng ta biết, từ lâu rồi mối tình bạn giữa Miên Thẩm và Cao Bá Quát đã được xem như một quan hệ ít có, từ tri ngộ văn chương mà vượt lên sự cách biệt của hai tầng lớp xã hội, sự rẽ đôi của hai khuynh hướng tư tưởng và hai đường đời.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    (Đọc tập thơ Mật ngôn của Lê Huỳnh Lâm, Nxb Văn học, 2012)

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Nhất Lâm tuổi Bính Tý (1936), năm nay đã 76 tuổi, xếp vào hàng “xưa nay hiếm”, nhưng mãi đến nay anh mới đến được Suối tiên tắm (Nxb Văn học, 2012).

  • TRẦN VĂN KHÊ

    Tôi quen biết Thái Kim Lan cũng đã gần 40 năm nay, một thời gian dài thấm đẫm nhiều kỷ niệm ở đủ mọi phương diện: công việc, thưởng thức nghệ thuật và cả… chuyện đời.

  • VŨ NGỌC PHAN
              Trích hồi ký

    ... Tôi viết Nhà Văn Hiện Đại từ tháng 12-1938 đến cuối tháng giêng 1940 thì xong lượt đầu, tất cả 1650 trang trên giấy học trò.

  • HỒ THẾ HÀ

    “Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
    Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai!”

                             J.Leiba

  • HỒNG NHU

    (Đọc Vùng sâu - tiểu thuyết của Tô Nhuận Vỹ - Nxb Hội Nhà văn 1-2012)

  • NGÔ MINH

    Sau gần một năm chuẩn bị, sưu tầm tài liệu, lo “chạy” kinh phí, đến giữa tháng 6-2012, Hải Kỳ tuyển tập(*) đã ra mắt độc giả. Tuyển tập dày 596 trang do nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa rất bắt mắt.

  • ĐẶNG TIẾN

    Kỷ niệm 3 năm ngày mất nhà thơ Tế Hanh (16.7.2009 - 16.7.2012)

  • PHẠM TUẤN KHÁNH - VŨ THANH

    Trong văn học Việt Nam thế kỷ XIX có một nhà thơ được "thần siêu" coi là "bạn băng tuyết" và được văn nhân Trung Quốc đương thời gọi là "thi hào" - Đó là Đặng Huy Trứ. Sự nghiệp chính trị và văn học của ông vào giai đoạn đó khá nổi tiếng và được đề cao nhưng đến nay vẫn ít người biết đến.

  • NGUYỄN ĐÌNH NIÊN

    (Trích từ “Kinh nghiệm về thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử”, Nxb. Southeast Asian Culture and Education (SEACAEF) 2009).

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Mỗi người bước vào cõi thơ ắt hẳn sẽ để lại dấu ấn bằng mỗi phương cách khác nhau. Có người đi vào thơ ca qua những cuộc chiến, có người dùng chính đôi bàn chân mình, hay đôi tay mình, cũng có người bước vào thơ bằng chiếc xe đạp hay xe gắn máy,… nhưng tất cả đều đến với thi ca bằng trái tim.

  • Giải thưởng Nhà nước ra đời từ năm 1996. Đến nay Huế đã có 8 người nhận được giải thưởng danh giá này. Ngoài các nhà văn Thanh Hải, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ; Tổng Biên tập đầu tiên của Sông Hương - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nhận Giải thưởng Nhà nước.

  • PHAN NGỌC THU

    Từ sau năm 1975, văn học nước ta nói chung, văn xuôi nói riêng đã có nhiều chuyển biến trong cách tiếp cận với đời sống và ngày càng có xu hướng quan tâm hơn đến những vấn đề thuộc về chiều sâu của giá trị con người.

  • LÊ HUỲNH LÂM 
    (Đọc tập thơ “Những con chim của bóng tối” của Phạm Tấn Hầu - Nxb Văn học 6/2011) 

    Tôi một mình, lũ pharixêu múa rối
    Sống đến tận cùng, đâu phải chuyện chơi.

                            Bôrix Patecnax

  • MAI VĂN HOAN

    Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi năm 1279. Vừa mới lên ngôi, chàng trai 21 tuổi đã phải đối mặt với âm mưu thôn tính nước ta lần thứ hai của giặc Nguyên Mông.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY  

    Trong nhiều tư cách, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được vinh danh là một triết gia. Hơn thế nữa, là “triết gia vĩ đại” như đánh giá của một học giả nước ngoài qua Hội thảo Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay vào tháng 5/2010.

  • TRÀNG DƯƠNG

    (Ðọc Phù Hoa, truyện thơ Văn Cát Tiên - Nxb Văn Học, 2011)

  • NGUYÊN SA(*)

    Từ những ngày còn theo học triết lý tại đại học Sorbonne tôi đã mơ hồ nghĩ mỗi dân tộc bao giờ cũng có một nền triết học riêng. Bởi vì, triết học, trên mọi bình diện nào đó, rút lại, chính là ý thức được hệ thống hóa và thuần túy hóa, là một tổng hợp nhân sinh quan và vũ trụ quan.

  • Có lẽ nếu không có bài thơ "Đây thôn Vỹ Giạ" thì vùng đất xinh xắn kia cũng không nhiều tao nhân mặc khách ghé thăm đến vậy. Nhắc đến bài thơ này người ta sẽ nhớ ngay đến một mối tình điển hình cho sự nuối tiếc bâng khuâng và dường như nó là phông nền của cái đẹp. Bây giờ người thiếu nữ áo trắng xưa vẫn được sương khói của thôn Vỹ giăng phủ khiến bài thơ bản mệnh của Hàn thi sĩ vẫn miên man trong tâm thức của nhiều thế hệ yêu thơ.