Nhân dịp mừng xuân, mừng Đảng, xin kể lại câu chuyện về một người đảng viên được dân lập miếu thờ và có một ngôi trường mang tên ông.
Có dịp đến xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, hỏi chuyện miếu thờ một cán bộ đảng viên thì ai cũng biết. Người dân không đắn đo, ngần ngại gì khi nói rằng, họ được như bây giờ là nhờ ông Phan Thế Phương. Ông dạy cho dân nuôi con tôm, con cá. Nhà ngói, nhà lầu, con cái học hành, xóm làng no ấm cũng nhờ tôm cá mà ra. Dân tui coi ông Phương là thành hoàng nên lập đền thờ ông ngay ngoài hồ tôm. Nay dân lại lấy tên ông đặt tên trường học, tới đây sẽ dựng bia ghi công ơn ông Phương. Trường THCS Phan Thế Phương có cơ ngơi khá khang trang, nằm bên Quốc lộ 49B, hướng ra bờ phá Tam Giang lộng gió, là nơi học tập của 400 học sinh của xã Quảng Công.
Dịp khai trường năm học 2013-2014 mới đây, người dân khắp vùng phá Tam Giang nô nức kéo về xã Quảng Công để chứng kiến lễ đặt tên và khánh thành cổng trường Phan Thế Phương, đúng dịp lễ giỗ 22 năm ngày ông mất.
Thầy Thái Duy Linh - Hiệu trưởng Trường THCS Phan Thế Phương cho biết thêm: “Dân vùng này may mắn có ông Phan Thế Phương mà đổi đời, còn trường chúng tôi tự hào khi được mang tên người anh hùng mà lòng dân luôn tôn kính. Thể theo nguyện vọng của người dân, tên ông Phan Thế Phương đã được lấy đặt tên trường. Tới đây, chúng tôi sẽ dựng bia ghi công, quy hoạch xây dựng lại miếu thờ khang trang rộng rãi, không chỉ làm chỗ hương khói tri ân mà còn như một nơi để du khách và người dân tới lui thăm viếng ông”. Dân Quảng Công đã tôn ông là thành hoàng, lập miếu thờ ông. Ở trường này, tiểu sử và những câu chuyện cảm động về ông Phan Thế Phương đã được giáo viên thuộc làu, rồi kể lại cho học sinh qua những buổi chào cờ, lồng ghép vào những buổi sinh hoạt tập thể. Những học sinh xuất sắc, học sinh nghèo vượt khó được vinh dự nhận quỹ học bổng mang tên Phan Thế Phương.
Tại phòng thư viện, ảnh ông Phương kèm tiểu sử được treo trang trọng ngay cửa ra vào. Tấm bằng danh hiệu Anh hùng Lao động của ông Phương mà gia đình ông trao tặng trường cũng được treo trong phòng thư viện.
Ở đây thầy kể cho trò, trò lớn kể cho trò nhỏ câu chuyện ông giám đốc thủy sản đã trở thành vị cứu tinh của người dân đầm phá.
Chuyện một đảng viên không quản ngại khó khăn lặn lội về vùng quê nghèo khó, mang theo khát vọng giúp người dân nghèo đổi đời đã trở thành giáo án sinh động, là gương sáng mà thầy trò noi theo.
Bà con nhớ lại một chiều tháng 10/1991, dân vùng đầm phá thảng thốt khi nghe tin dữ ông Phương bị tai nạn giao thông qua đời trên đường đi công tác. Hôm tiễn đưa, hàng vạn người dân chài vùng đầm phá Tam Giang đã lặn lội từ sớm lên tận TP Huế để tiễn biệt ông. Chưa có đám tang của một quan chức cấp tỉnh nào đông người dân đến viếng như thế.
Sau lễ tang, bà con rước linh vị ông về lập miếu thờ, tôn ông là thành hoàng của làng, ghi nhớ công lao của ông.
Và rồi hằng năm, cứ đến ngày giỗ của ông, người dân khắp vùng đầm phá lại kéo về miếu thờ ông để thắp hương, nguyện cầu. Tấm ảnh ông Phương tại miếu cũng được người dân vùng đầm phá in thành nhiều bản để lập bàn thờ tại các hồ tôm, trại giống của mình.
Ông Phan Thế Phương sinh năm 1934, quê xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nguyên Giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông tham gia cách mạng từ sau năm 1945, là đội viên đội tự vệ vũ trang bí mật nội thành Huế. Năm 1950 vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi mới tròn 16 tuổi. Ông từng giảng dạy tại Khoa Thủy sản - Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
Từ năm 1983-1991, ông là Giám đốc Sở Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tháng 10/1991, ông mất trong một tai nạn giao thông trên đường đi công tác miền Nam tìm hướng đi cho xuất khẩu thủy sản.
Ngày 16/9/2003, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Theo PetroTimes. vn
Sáng ngày 26/10, đồng chí Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có buổi tiếp xã giao Đoàn Chính phủ Hoàng gia Thái Lan do ngài Prachuab Chaiyasan - nguyên Bộ trưởng Bộ ngoại giao và Chủ tịch đương nhiệm Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan làm Trưởng Đoàn.
Ngày 24/10, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức công bố quy hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; và quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển của tỉnh đến năm 2025.
(SHO) - Nhằm mục đích tưởng nhớ, tri ân, tôn vinh những cống hiến to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Tỉnh ủy TT- Huế tổ chức lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Chí Thanh” tại tỉnh TT- Huế vào ngày 31/12/2013.
(SHO) - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển và đầm phá huyện Quảng Điền.
Điện Hòn Chén nằm trên vực nước sâu nhất của dòng sông Hương, ở một vị trí khá đặc biệt về địa cuộc phong thủy, nơi tương truyền có một nữ thần hiển linh thường hiện về đó hằng năm khi mùa thu tới…
Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc triển lãm tranh “ Giao cảm” của nữ họa sĩ Đặng Thị Thu An, giảng viên Khoa Sư phạm Mỹ thuật - Trường Đại học Nghệ thuật Huế vào sáng nay, ngày 19/10/2013.
(SHO) - Tối ngày 17/10/2013, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình giới thiệu tác phẩm của các nhà thơ nữ: Thúy Nga, Từ Nguyễn và Lưu Ly. Đây là hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Vẻ đẹp đặc trưng của cố đô Huế không chỉ có hình mẫu kiến trúc nhà vườn. Những ngôi nhà kiểu Pháp trên dưới một trăm năm tuổi cũng tạo cho Huế một vẻ đẹp sang trọng, cổ điển Tây phương. Trải qua thời gian dâu bể, thiên tai dồn dập, đến nay chúng vẫn giữ được các giá trị văn hóa - lịch sử quý báu...
(SHO) - Vừa qua, tại công viên Nguyễn Chí Thanh, đã diễn ra các hoạt động nhân Kỷ niệm 57 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phát động đợt thi đua cao điểm hướng đến Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
SHO - Vào chiều 14/10, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã diến ra buổi khai mạc triển lãm tranh "Bóng xưa và sắc hoa" của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.
Ở tuổi 92, cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ vẫn còn khá minh mẫn, mắt sáng, tai tinh, giọng nói nhẹ nhàng đúng chất của con nhà dòng dõi. Cụ chính là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm - Hoàng tử thứ 57 của vua Minh Mạng (triều đình nhà Nguyễn).
Tôi là một trong những người có may mắn và cơ duyên từng được trực tiếp giới thiệu cho Đại tướng xem phần trưng bày “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Thừa Thiên-Huế 1954 - 1975” cũng như nhận được những lời góp ý giá trị cách đây 18 năm – tháng 5/1995.
Tự truyện của một cậu bé chăn trâu nay trở thành ông chủ tập đoàn đa quốc gia - “Gian truân chỉ là thử thách” (NXB Thuận Hóa và First News hợp tác ấn hành) vừa được ra mắt bạn đọc.
Chiều 9-10, Tổng cục Chính trị triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Lên ngôi khi mới 13 tuổi nhưng Vua Hàm Nghi đã sớm chứng tỏ tinh thần yêu nước của mình. Ông kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp và chịu nhiều khổ ải trong suốt cuộc đời. Gắn liền với vị vua yêu nước này còn là câu chuyện chưa có lời giải về một kho báu bí ẩn.
(SHO) - Hiên nay, hàng trăm hộ dân ở xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy và xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, vẫn chưa có đất sản xuất sau khi nhường hàng ngàn héc-ta đất lâm nghiệp và đất vườn, nhà ở cho dự án hồ Tả Trạch để chuyển về sống tại các khu tái định cư.
Quốc học Huế sáng chủ nhật, cổng trường vẫn mở. Những cổ thụ, tường mái rêu phong cổ kính trở nên trầm rũ, tịch liêu, u hoài khác thường, như để phân ưu, tiễn đưa một trong những người học trò ưu hạng của trường đi xa mãi mãi.
(SHO) - Từ ngày 5 đến hết ngày 18.10, các đêm nhạc mừng sinh nhật Phạm Duy sẽ lần lượt được tổ chức tại Huế, Nha Trang, Đà Lạt, TP.HCM.
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, nét cổ kính của cầu Trường Tiền hay những lăng mộ uy nghi tráng lệ. Thế nhưng, ngoài sự độc đáo của cảnh vật là nét đẹp mê hồn của người con gái xứ Huế.