Quảng Trị được coi là một bảo tàng chiến tranh lớn, ở đó có những bảo tàng chiến tranh nhỏ, nơi ghi dấu ấn đau thương và hào hùng đã đi vào lịch sử.
Không gian trưng bày chính ở “Trung tâm hoạt động hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn”.
Đó là Hiền Lương - Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị - sông Thạch Hãn, đó là Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9; là Cửa Tùng, Cửa Việt, Cồn Cỏ, Cồn Tiên - Dốc Miếu... Những địa danh ấy đã trở thành di tích lịch sử, là những điểm hành hương, nơi tham quan quen thuộc của du khách khi đến với Quảng Trị.
Nhưng ở Quảng Trị có một địa điểm khá khiêm nhường và lặng lẽ, cũng là bảo tàng chiến tranh. Chỉ có điều khác, chiến tranh nơi đây vẫn chưa hết, vẫn hiện diện hàng ngày, và hoạt động nơi đây không chỉ đơn thuần là “bảo tàng” mà nó vẫn gắn bó với đời sống trên mảnh đất đau thương này. Đó là “Trung tâm trưng bày khắc phục hậu quả bom mìn” (Mine Action Visitor Center), có địa chỉ tại Phường Đông Lễ, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Ở Quảng Trị còn sót lại một số lượng lớn bom chưa nổ trong chiến tranh. Số đã nổ sau chiến tranh và số được xử lý là rất ít.
Cũng tương tự đối với các loại mìn và vật liệu nổ khác.
Trung tâm “Trưng bày hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn” được UBND tỉnh Quảng Trị thành lập năm 2010, và do dự án RENEW (dự án Phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh) phối hợp với Sở Ngoại vụ vận hành.
Trung tâm nằm trong khuôn viên Làng Trẻ em Trên hết - một làng trẻ nuôi dạy những trẻ em bị tai nạn bởi bom mìn sau chiến tranh. Tại đây, thông qua hiện vật trưng bày, hình ảnh, tư liệu đầy đủ, phong phú, liên tục cập nhật cùng hướng dẫn viên chuyên nghiệp; Trung tâm cung cấp cho khách tham quan các thông tin về sự khốc liệt của cuộc chiến tranh Việt Nam, về hậu quả bom mìn sau chiến tranh, về cố gắng vượt qua mất mát đau thương, đói nghèo của người dân cũng như nỗ lực của chính quyền, nhân dân và các tổ chức quốc tế nhằm đáp lại thách thức này. Trung tâm cũng là nơi giáo dục về chiến tranh và hoà bình cho thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh.
Một góc trưng bày chuyên đề “Chiến tranh và hậu quả”.
Phòng trưng bày của trung tâm được chia thành các chuyên đề: Chiến tranh và hậu quả, Rà phá ngay sau chiến tranh, Rà phá và giáo dục, Vượt lên số phận, Hỗ trợ nạn nhân; với những hiện vật và hình ảnh rõ ràng, sinh động gây nhiều cảm xúc cho người xem.
Bị chia cắt bởi vỹ tuyến 17, trong thời kỳ chiến tranh, Quảng Trị là một trong những khu vực bị ném bom nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Những nghiên cứu khoa học, thống kê và điều tra đã ghi nhận những số liệu khủng khiếp sau đây:
- Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng 15 triệu tấn bom mìn, đạn pháo và các loại vũ khí khác trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, ước tính khoảng 10% không phát nổ theo thiết kế. Xấp xỉ 328.000 tấn được sử dụng tại Quảng Trị.
- Hoa Kỳ đã rải 413.130 tấn (4,1 triệu kg) bom chùm (bom bi) trên khắp lãnh thổ Việt Nam vào giữa giai đoạn 1964-1973
- Quảng Trị là địa phương bị ô nhiễm bom mìn nặng nề nhất với 3.866km2 đất bị ô nhiễm, tương đương 83% tổng diện tích tự nhiên (tỷ lệ ô nhiễm bình quân cả nước là 21%). Các địa phương lân cận là Thừa Thiên - Huế và Quảng Bình lần lượt là 34% và 28%.
Màu xanh của cây lá đang phủ lên bom đạn.
- Việt Nam có trên 104.700 trường hợp tử vong và thương vong do tai nạn bom mìn sau chiến tranh.
- Trong thời kỳ từ 1975-2010, 7.035 người đã trở thành nạn nhân bom mìn ở Quảng Trị với hơn 31% là trẻ em chiếm 1,2% dân số
Các vụ nổ bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Quảng Trị vẫn liên tục diễn ra. Gần đây nhất, ngày 23/6/2015, tại địa bàn thôn Kinh Tế Mới, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, Quảng Trị đã xảy ra một vụ nổ bom kinh hoàng. Nạn nhân trong quá trình cuốc đất trồng cây đã cuốc phải bom lớn, phát nổ. Vụ nổ để lại hiện trường hố bom sâu 1m, đường kính rộng 1,1m và thi thể nạn nhân không còn nguyên vẹn...
Đây là một nơi tìm hiểu về lịch sử, về chiến tranh, những câu chuyện về mất mát, sự chịu đựng và hồi sinh.
Bên cạnh chức năng trưng bày như một bảo tàng, “Trung tâm hoạt động hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn” còn có nhiều hoạt động thiết thực khác như tham gia rà phá, xử lý bom mìn, tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng - nhất là trẻ em về sự nguy hiểm của bom mìn và vật liệu nổ, cùng các hoạt động nhân đạo hỗ trợ nạn nhân bom mìn sau chiến tranh.
Những hoạt động ấy gắn bó trực tiếp và mật thiết đến đời sống của cộng đồng nhân dân, nạn nhân bom mìn ở Quảng Trị. Rất nhiều khách nước ngoài, những cựu binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Quảng Trị và Việt Nam đã tìm đến đây để hồi niệm, cảm thông, chia sẻ và chung tay góp sức để khắc phục những hậu quả chiến tranh. Nơi đây như vẫn hiển hiện một minh chứng: chiến tranh chưa hẳn đã kết thúc và những đau thương vẫn còn tiếp diễn.
Theo CTV Hà Thành - vov.vn
Việt Nam cũng có sự “phân biệt chủng tộc”. Báo chí nước ngoài bảo vậy. Cái “chủng tộc” ở đây được phân định bằng hộ khẩu.
Suốt gần 20 năm qua, nghệ sĩ Sébastien Laval, đến từ vùng Poitou Charentes - nước Pháp, đã rong ruổi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S để cảm nhận và “ghi” lại những hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường của con người Việt Nam. Chính sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi của người nghệ sĩ tài hoa này đã đem đến sự mới lạ tại Festival Huế 2014 với bộ ảnh độc đáo về 54 dân tộc Việt...
NGUYỄN CƯƠNG
Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm. Nhưng hậu quả của nó để lại thì chưa biết khi nào mới khắc phục xong, trong đó có di chứng chất độc hóa học dioxin, đến nay đã di truyền sang thế hệ thứ 3 và không biết sẽ đến thế hệ thứ bao nhiêu? Vì chất dioxin tồn lưu trong lòng đất có thời gian bán phân hủy lên tới hàng trăm năm!
Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.
TÂM VĂN
Năm 1980 xã tôi trống dong cờ mở, mổ bò ăn mừng xã được công nhận xóa nạn mù chữ, phổ cập bổ túc văn hóa lớp năm; nhân dịp về quê, được UBND xã mời dự, tôi xắm rắm đi, ông nội tôi nói: “Họ mần quá bậy, dân dốt mất thôi”.
LƯU THỦY
Thừa Thiên Huế đang tăng tốc trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương. Cuộc làm việc mới đây giữa đoàn khảo sát Trung ương với lãnh đạo tỉnh đã định hình phương án cấu trúc đô thị tương lai. Còn rất nhiều việc phải thực hiện để cuộc chuyển mình đưa Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng có một điều phải luôn lưu ý: phải hết sức giữ gìn để phát huy các giá trị di sản, sinh thái, cảnh quan, môi trường hết sức đặc trưng của nó.
Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế - vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi.
Năm 2010, Đức Pháp Vương Gyalwang Dpukpa đã viếng thăm Việt Nam. Trong dịp này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có một cuộc trò chuyện với Ngài. Vào 8h30 ngày 05/4/2014, Đức Pháp Vương với sự cộng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có cuộc đối thoại giữa với các nhà văn Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. VanVN.Net xin đăng tải cuộc trò chuyện giữa Đức Pháp Vương và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cách đây 4 năm.
Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.
Sau này tôi cũng đã điều chỉnh suy nghĩ. Tôi cho rằng những lầm lẫn trong xã hội, nếu có, có lẽ trách nhiệm ở chính người dân chúng ta, chiếm 51%.
39 năm trước, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng với mốc son đáng nhớ là ngày 26-3 toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế được giải phóng hoàn toàn.
Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.
Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
Sự thật là một điều không dễ dàng tìm cho ra, cho nên con người phải phát triển khoa học, phát triển công nghệ trên mọi lĩnh vực.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận tại phiên họp ngày 25.2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hình như khi Thượng đế sinh ra một thiên tài, người đều đặt vào họ những thói tật kỳ dị, khác người? Sự vĩ đại của họ đôi khi được làm nên từ những “mặt trái” - dị thường này? GS.BS. Tôn Thất Tùng là một thiên tài như vậy.
TRÊN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
LÊ VĂN LÂN
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, hơn 120.000 lính Trung Quốc tràn vào Việt Nam, mở đầu cho cuộc chiến nhà cầm quyền Bắc Kinh huy động tới hơn 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Tổ quốc ta.
HỒ TƯ
Huế có Hoàng thành, quần thể lăng tẩm, đền đài của người xưa để lại, nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, hiện đang được trùng tu, tôn tạo và khai thác du lịch, có nhã nhạc cung đình cũng là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)