Xác định được tầm nhìn và mục tiêu đi xa hơn cũng như những giải pháp "đột phá" về cơ chế và chính sách trong thời gian tới, đặc biệt là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên diễn ra ngày 16/2 đã mở ra cơ hội lớn cho các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong phát triển du lịch, trở thành những điểm đến có thương hiệu quốc tế; đưa du lịch của khu vực trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Thủ tướng Chính phủ nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên
Tăng cường liên kết phát triển
Miền Trung - Tây Nguyên là nơi hội đủ và đại diện cho hầu hết các loại tài nguyên du lịch vốn có của Việt Nam (biển, đảo; văn hóa-lịch sử; sinh thái, tài nguyên núi rừng, hang động…), là nơi tập trung 14 di sản thế giới. Bên cạnh đó, nơi đây còn có hơn 3.000 di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng được công nhận trong đó 700 di tích cấp quốc gia, gần 40 di tích quốc gia đặc biệt. Khu vực miền Trung - Tây Nguyên còn là nơi sinh sống của 47/54 dân tộc anh em, tạo ra kho tàng văn hóa vô cùng đặc sắc; là nơi giao thoa của các nền văn hóa Đông Tây và Kim Cổ.
Theo báo cáo tổng hợp của các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, những năm gần đây, cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, du lịch Miền Trung - Tây Nguyên đã có những chuyển biến tích cực. Trong năm 2018, tổng lượng khách du lịch đến khu vực Miền Trung - Tây Nguyên đạt 58 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế 9,5 triệu lượt); tổng doanh thu từ du lịch là 120 nghìn tỷ đồng. Những con số này cho thấy, du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều điểm đến ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Tuy nhiên, thời gian qua, du lịch Miền Trung - Tây Nguyên phát triển chủ yếu theo chiều rộng thông qua khai thác thô tài nguyên du lịch nên sự phát triển của du lịch còn chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng to lớn của khu vực. Lượt khách du lịch đến tương đối lớn nhưng phân bổ không đồng đều, tổng doanh thu từ du lịch còn thấp (chỉ đạt 18,75% cả nước) chưa thu hút thị trường khách du lịch cao cấp; hệ thống hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, (khách sạn tiêu chuẩn 3 - 5 sao chỉ chiếm khoảng 17% cả nước); tính liên kết trong phát triển du lịch còn hạn chế, nhất là liên kết xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù…
Để khai thác tối đa những lợi thế và nguồn lực phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại Hội nghị, các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã cam kết không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường du lịch, xây dựng dịch vụ du lịch thông minh. Đặc biệt là sẽ đẩy mạnh liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; phát huy giá trị văn hóa di sản, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch; chú trọng xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững…
Thể hiện sự quyết tâm và khát vọng vươn lên, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: "Chúng ta không thể thống nhất suy nghĩ của mọi người, nhưng có thể thống nhất mọi người qua một mục tiêu chung" từ đó, tạo bước đột phá, chuyển từ du lịch Điểm (từng địa phương) sang Vùng. Tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa và tiếp cận chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ du lịch, từ số lượng sang chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch Miền Trung và Tây Nguyên hiện đại, đẳng cấp, chất lượng, thân thiện và an toàn.
Để du lịch Miền Trung và Tây Nguyên phát triển tương xứng với tiềm năng và vị thế trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, bên cạnh sự nỗ lực của chính mình, các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây nguyên rất cần sự quan tâm, hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương trong phát triển hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch...Bên cạnh đó, rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển Vùng nhằm xác định lại không gian và hệ thống hạ tầng của Vùng, nhất là khu du lịch để tránh chồng chéo, khắc phục dàn trải đầu tư kém hiệu quả; đặc biệt cần định hướng nội dung quy hoạch “xây dựng thành phố biển” để có điều kiện thực hiện đầu tư PPP cho hệ thống tuyến đường ven biển Khu vực. Thí điểm thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tại các tỉnh và Vùng với nguồn thu từ huy động nguồn lực xã hội từ doanh nghiệp du lịch.
![]() |
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp lớn đã được các tỉnh, thành phố trong khu vực trao quyết định đầu tư dự án phát triển du lịch |
Phải có tư duy mới trong phát triển du lịch
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Không có hệ đếm hay mỹ từ nào đủ để có thể nói hết, tô điểm hết được các tài nguyên du lịch quá đặc sắc và phong phú của miền Trung - Tây Nguyên”, nhưng tài nguyên du lịch nơi đây nhìn chung vẫn như “viên ngọc thô chưa được mài dũa hoặc chưa tìm được người thợ dũa xứng đáng”.
Theo Thủ tướng, nhiều tài nguyên đôi khi còn là cái bẫy dẫn đến sự thiếu quan tâm trong quản lý, phân bổ, khai thác, sử dụng, khiến cho tài nguyên dễ bị lãng phí, không hiệu quả, bởi tài nguyên dẫu có vô tận nhưng nếu không biết khai thác thì cũng bị cạn kiệt, suy thoái. Do vậy, với miền Trung - Tây nguyên thì tư duy phát triển du lịch theo nguyên lý lấy "Cụm ngành" làm trung tâm chứ không phải lấy "Tài nguyên du lịch" làm trung tâm (Cụm ngành du lịch nghỉ dưỡng, cụm ngành du lịch văn hóa, lịch sử, cụm ngành du lịch di sản, cụm ngành du lịch biển đảo...).
Chúng ta phải hiểu, "Một cụm ngành" bao gồm nhiều ngành có liên quan, trong đó, trung tâm là tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân tạo, xoay quanh là các dịch vụ ăn uống, ngủ, nghỉ, vui chơi, giải trí. Ngoài ra còn có các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào, các dịch vụ hỗ trợ có liên quan như đào tạo nhân lực, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cung cấp các sản phẩm địa phương, quản lý tài sản, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe và an ninh an toàn. Thủ tướng yêu cầu phát triển du lịch phải đặt vấn đề cụm ngành đồng bộ chứ không phải khai thác tài nguyên du lịch một cách đơn thuần, các địa phương phải hiểu đầy đủ vấn đề này để phát triển bền vững ngành du lịch.
Đặc biệt, cần tránh phong trào trong đầu tư du lịch, “thấy tỉnh bạn làm chợ đêm thì tỉnh mình cũng làm chợ đêm, thấy người ta tổ chức lễ hội, mình cũng làm lễ hội mặc dù không có hiệu quả”. Điều quan trọng là phải làm cho sản phẩm du lịch địa phương độc đáo, khác biệt, đổi mới liên tục; chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, homestay để đưa thế giới đến gần với người dân hơn, đưa văn hóa bản địa ra thế giới và tạo thu nhập cho người dân tốt hơn. Một vấn đề được Thủ tướng đặc biệt lưu tâm, đó là tình trạng chặt chém du khách, vấn nạn taxi dù, chèo kéo, bán hàng rong, mất vệ sinh, thiếu an ninh, một vài trường hợp lừa đảo, ép khách du lịch đã làm xấu bộ mặt du lịch và hình ảnh người Việt Nam, đất nước Việt Nam anh hùng trong mắt bạn bè, nhà đầu tư.
Để phát triển du lịch bền vững, Thủ tướng đặt ra cho ngành du lịch 5 câu hỏi: (1) làm thế nào để du khách tìm đến Việt Nam đông hơn; (2) làm thế nào du khách ở lại lâu hơn thay vì đòi đi sớm hơn; (3) làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn thay vì không có gì để chi tiêu; (4) làm thế nào để khách kể lại câu chuyện du lịch thú vị với người thân, với bạn bè một cách đầy hứng khởi, thay vì chê bai, kể một cái xấu gì đó ở Việt Nam; (5) làm thế nào du khách quay trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi không trở lại.
Thủ tướng yêu cầu, sau hội nghị này, các địa phương cần rà soát, phân tích lại xem tài nguyên du lịch của chúng ta hiện có đã được khai thác, sử dụng có hiệu quả chưa, có được trao đúng "thợ kim hoàn" có năng lực và tiềm lực chưa. Đi liền với đó, cần thống kê, phân loại, xếp hạng và tổ chức các hoạt động khai thác, phân bổ, sử dụng các tài nguyên du lịch. Cần kiên quyết thu hồi các tài nguyên du lịch đã giao nhưng chủ đầu tư không đầu tư, không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả, làm hư hại, xuống cấp tài nguyên.
Nguồn : thuathienhue.gov.vn
Chiều ngày 25/7, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa long trọng tổ chức Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Huân chương độc lập và biểu dương người có công tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017).
Chiều ngày 24/7, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên huế vừa tổ chức Buổi tưởng niệm – Tri ân các liệt sĩ, nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long nhân kỷ niệm ngày Thương Binh liệt sĩ 27/7.
Sáng 22/7, tại phá Tam Giang xã Quảng Lợi, Huyện Quảng Điền đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét Đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ 02 năm 2017.
Chiều ngày 21/7, tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh TT Huế tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 21/7/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi tập huấn công tác tuyên truyền biển, đảo.
Sáng ngày 20/ 7, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp báo thông tin các hoạt động chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Sáng ngày 18/7, tổ chức Plan và Codes vừa tổ chức buổi họp báo tổng kết dự án “ vì tương lai tươi sáng hơn của trẻ em lao động đường phố tại Thừa Thiên Huế”.
Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960-09/7/2017), sáng ngày 08/7, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2017 nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của du lịch Việt Nam.
Sáng ngày 1/7, Hội đồng họ PhạmThừa Thiên Huế đã tổ chức lễ dâng hương - tưởng niệm cụ chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh nhân kỷ niệm 100 năm Tạp chí Nam Phong.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin ngôi lăng mộ nghi là của vợ vua Tự Đức đã bị san ủi.
Sáng ngày 21/6, ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến tặng hoa và chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017).
Chiều 19/6, Ban Tổ chức giải báo chí - Hội Nhà báo tỉnh tổ chức kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ X-2017.
Hơn 300 VĐV đến từ 8 đội bóng đã có những trân đấu vô cùng gay cấn và hấp dẫn tại giải bóng đá Báo chí Miền Trung lần thứ IV-2017 diễn ra trên sân An Cựu City, Huế.
Sáng 8/6, Tại Hội nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Giải Báo chí Miền Trung đã họp báo thông tin về giải báo chí Miền Trung lần thứ IV năm 2017.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề Dệt Dèng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới.
UBND tỉnh vừa cóbuổi họp triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Đinh Dậu 2017.
Vào chiều ngày 16/12/2016, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng tại toàn soạn Tạp chí Sông Hương.
Tối 18-11, Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam đã tổ chức chương trình “Vinh danh thành tựu vàng” nhằm tôn vinh xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, người giành Huy chương vàng trong nội dung súng ngắn hơi 10m nam tại Olympic Rio và sản phẩm bia Huda Gold vừa được trao tặng Huy chương vàng tại giải thưởng Bia thế giới 2016.
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 23/11/2016, chào mừng kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).
Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 50 phút ngày 8/10/2016 tại tổ đình Tường Vân (đường Trần Thái Tông, Tổ 16, Khu vực 5, P.Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế).