PHAN THUẬN AN
Nghệ thuật cung đình là những loại hình nghệ thuật gắn bó thiết thân với sinh hoạt tinh thần và vật chất của giới cầm quyền tại kinh đô dưới các triều đại quân chủ ngày xưa.
Múa Ba Vũ, nghệ thuật cung đình Huế - Ảnh: Ngô Văn Duệ
So với nghệ thuật dân gian của giai cấp bị trị thì nghệ thuật cung đình chiếm phần ưu thế, ít nhất là về phẩm chất, vì đó là sản phẩm hưởng thụ của tầng lớp cai trị ở trong thế thượng phong.
Nếu toàn bộ các sản phẩm thuộc mọi loại hình nghệ thuật cung đình Việt Nam ngày xưa đều được bảo tồn trọn vẹn cho đến ngày nay thì chúng ta còn được một khối lượng di sản văn hóa nghệ thuật đồ sộ và giá trị biết bao! Thật đáng tiếc là tuy đã có nhiều, nhưng vì các lý do khác nhau, nay chẳng còn được bao nhiêu.
Chỉ cần điểm lại con số các kinh đô đã xây dựng và con số cố đô hiếm hoi còn lại tại Việt Nam thì đủ thấy, vì nơi mà nghệ thuật cung đình để lại dấu ấn rõ nhất là tại các cố đô.
Chưa kể đến các triều đại xa xưa trong lịch sử, chỉ tính thời gian trong 1.000 năm nay từ thời Đinh đến các thời Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, kinh đô của các triều đại ấy đều đã điêu tàn, mai một. Thành kinh đô xưa nhất là Cổ Loa đắp bằng đất, nay đã tan hoang. Thành Mê Linh và thành Đại La không được rõ nét. Cố đô Hoa Lư chỉ có dấu vết mấy vòng thành. Thăng Long, rồi Đông Đô chẳng có gì đáng kể. Thành Hoàng Đế của Tây Sơn tại Qui Nhơn cũng đã bị làm cho biến tướng. Chẳng những các tư liệu vật chất để lại đã hiếm, mà những tư liệu thành văn về nghệ thuật cung đình cũng chẳng còn lại được gì đáng kể. Nay nhìn lại, chúng ta thấy chỉ còn kinh đô nhà Nguyễn ở Huế là tương đối nguyên vẹn. May mà còn có nó để thấy được một phần nào diện mạo chung của thời đại quân chủ kéo dài mấy ngàn năm, và nhất là thấy được một cách cụ thể nghệ thuật cung đình của giai đoạn cuối cùng thuộc thời đại ấy.
Lý do tồn tại của nghệ thuật cung đình Huế rất đơn giản: triều Nguyễn chỉ mới chấm dứt cách đây chưa đầy nửa thế kỷ (1945).
Dù đã bị thiên nhiên và nhất là chiến tranh tàn phá đi một phần, nhưng nhìn chung, Huế còn bảo lưu được khá nhiều loại hình nghệ thuật cung đình quí báu của dân tộc một thời.
Riêng hệ thống các công trình kiến trúc tạo ra bộ mặt kinh đô triều Nguyễn đã là một chỉnh thể các tác phẩm nghệ thuật cung đình có giá trị cao, bao gồm thành quách, cung điện, lăng tẩm, đền miếu, phủ đệ các ông hoàng bà chúa...
Sông Hương và núi Ngự Bình là hai yếu tố địa lý tự nhiên mang tính quyết định trong việc qui hoạch và thiết lập hệ thống kiến trúc cung đình ấy.
Ở bờ bắc sông Hương, Kinh Thành với diện tích rộng hơn 500 ha và chu vi gần 10 km được xây dựng theo kiểu Vauban (Pháp), là một pháo đài vĩ đại và kiên cố dùng để bảo vệ cho các cơ quan hành chính trung ương của triều đình, như Lục Bộ, Viện Cơ mật, trường Quốc Tử Giám, Quốc Sử Quán, Khâm Thiên Giám, Viện Đô Sát, lầu Tàng Thơ...
Bên trong Kinh Thành còn có Đại Nội, gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, với hơn 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó có hàng chục tòa cung điện lộng lẫy vàng son, dành cho vua cùng đình thần làm việc và hoàng gia ăn ở.
Phủ đệ các ông hoàng bà chúa và dinh thự của các quan lại cũng như nhà cửa của các thế gia vọng tộc thì ở tại các xóm phường nằm gần ngoài Thành Nội, như Gia Hội, Vĩ Dạ, Kim Long...
Xa xa về phía nam sông Hương là 7 khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Lăng tẩm các vua là những đóa hoa nghệ thuật đầy hương sắc nở ra giữa chốn núi đồi tĩnh mịch. Mỗi lăng tẩm là một cõi thiên đường mà chủ nhân của nó đã tạo ra khi còn tại vị, để khi chết trở thành nơi sống vĩnh hằng ở bên kia thế giới. Dù là chôn mộ địa, nhưng nhờ mang nghệ thuật kiến trúc đặc biệt, cho nên lăng tẩm Huế vẫn âm vang cuộc sống, ríu rít tính đời. Đây quả thật là chỗ "ngậm cười nơi chín suối" của các đấng quân vương. Chính nhờ vẻ đẹp mỹ miều đầy chất triết lý ấy mà lăng tẩm Huế đã được đánh giá là một thành tựu rực rỡ nhất trong nền kiến trúc cổ của nước ta và được xếp vào hàng kỳ quan của thế giới. Chủ đề tư tưởng thì giống nhau, nhưng biểu hiện nghệ thuật ở mỗi lăng tẩm lại mang cá tính, phong cách riêng của từng ông vua lúc sinh thời.
Nằm xen kẽ giữa các khu vực kiến trúc nghệ thuật ấy, và rải rác đó đây là đàn Nam Giao (nơi vua tế trời đất), đàn Xã Tắc (nơi vua tế thần lúa), Văn Miếu, Võ Miếu (nơi thờ các vị thánh hiền và các nhà quân sự tài ba, tại đây hiện còn hơn 30 tấm bia tiến sĩ), Hổ Quyền (chỗ voi và cọp đấu nhau cho vua xem), thành Trấn Hải (giữ cửa biển Thuận An).v.v...
Mãi đến ngày nay, Huế vẫn là thành phố của nhà vườn với biết bao ngôi nhà cổ kính và hàng chục mái chùa xưa - một cái gạch nối giữa kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian - tọa lạc giữa những xóm phường yên ả hay khiêm tốn ẩn mình giữa vùng gò đồi hoặc các thôn làng ven thành phố. Tính triết lý của đạo Phật và nhân sinh quan của phương Đông đã thể hiện rõ trên từng tác phẩm kiến trúc tạo cảnh đầy trí tuệ của các nhà sư và các gia chủ.
Song song với hệ thống kiến trúc ấy, Huế còn bảo lưu được nhiều loại hình nghệ thuật cung đình khác: hàng ngàn tác phẩm điêu khắc, hội họa, trang trí, đồ thủ công mỹ nghệ.
Ở nội ngoại thất các tòa cung điện huy hoàng tráng lệ trong phạm vi Kinh Thành, Đại Nội hay tại các lăng tẩm, người xưa đã trang trí, trang hoàng rất nhiều tác phẩm nghệ thuật được chạm trổ tỷ mỷ công phu, sơn son thếp vàng lộng lẫy...
Các tác phẩm cung đình ấy được chế tác bằng đủ loại chất liệu: gỗ, đá, đồng, vàng, bạc, pháp lam, đất nung, vải, mây tre, sành sứ v.v...
Ngoài ra, Huế cũng còn bảo lưu được một nền nghệ thuật múa hát và ca nhạc cung đình rất phong phú. Các nghệ nhân trong Đoàn Múa Hát Cung Đình Huế hiện nay có thể biểu diễn hàng chục điệu múa, bài ca, bản nhạc, vở tuồng đã từng diễn ra trong các đền miếu ngày xưa. Ngay trong lăng Tự Đức hiện nay cũng còn duy trì được một nhà hát độc đáo (Minh Khiêm Đường) mang đầy tính nghệ thuật.
Người ta cũng có thể tìm thấy và thưởng thức một số các di sản khác thuộc nghệ thuật cung đình, như các món ăn "thượng thiện" dành cho vua chúa, lối sống của hoàng tộc, của con cháu các đại thần, kiểu cách phục sức, nói năng, giao tiếp thời xưa.
Nhìn chung, nghệ thuật cung đình thời Nguyễn đã chịu ảnh hưởng ít nhiều của nghệ thuật Trung Hoa và nghệ thuật phương Tây, thậm chí của nghệ thuật Cham-pa nữa, nhưng sự tiếp thu tương đối có chừng mực, biết gạn đục khơi trong cho thích hợp với phong thổ và con người miền sông Hương núi Ngự. Và tất nhiên, nghệ thuật cung đình Nguyễn, đại diện cho nghệ thuật cả nước trong gần một thế kỷ rưỡi (1802 -1945), cũng đã chịu ảnh hưởng không ít của nền nghệ thuật cổ truyền từ các triều đại trước nó. Có thể nói Huế là nơi đọng lại những giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Cách đây 60 năm, trong bài viết nhan đề "Richesses touristiques !" (sự phong phú về du lịch) đăng trên một tập sách giới thiệu về các tỉnh Trung Kỳ, ở đoạn đề cập đến Huế, một tác giả phương Tây là A.Sallet đã nói :
"Đi du lịch ở Trung Kỳ, Huế là nơi đáng dừng lại lâu nhất. Là kinh đô, Huế tập trung rất nhiều thứ của vua chúa để lại, các gia đình xưa, những truyền thống đều được bảo tồn"(L’Annam, I.D.E.O, Hà Nội, 1931, trang 53). Bấy giờ, tập sách "Hué, Ville Impériale" cũng đã viết rằng : "Huế không giống bất cứ một kinh đô nào khác ở Đông Dương : Hà Nội, Sài Gòn, Phnom Penh và ngay cả Vientiane nữa, đều là những thành phố phần lớn đã hiện đại hóa, xây dựng theo những quan niệm của người Âu. May mắn thay, Huế còn bảo lưu được tính địa phương của nó ... Thành phố còn giữ lại được rất tốt cái kinh đô tinh thần và chính trị mà vị trí của nó đã được lựa chọn theo những lý do thần bí, và phương hướng của nó đã dóng theo những chỉ dẫn của các nhà phong thủy, hai hòn đảo Thanh Long và Bạch Hổ chầu về giữa dòng sông thiêng liêng" (I.D.E.O., Hà Nội, 1931, trang 2).
Năm 1978, sau khi đi khảo sát những công trình kiến trúc nghệ thuật cổ xưa ở các cố đô trong vùng Đông Nam châu Á, như Pagan(Miến Điện), Soukhothai, Bangkok (Thái Lan), Angkor (Cambodge)..., một chuyên gia của UNESCO là kiến trúc sư Pierre Pichard đã viết rằng Huế là cố đô duy nhất trong vùng còn bảo lưu được hầu như nguyên vẹn kiến trúc và thiên nhiên của nó; còn các cố đô kia thì hoặc bị bỏ phế trong rừng sâu cho thiên nhiên tàn phá, hoặc bị biến thái do sự phát triển bừa bãi của các công trình kiến trúc hiện đại (International co-operation to preserve Hué, World Cultural Heritage Bulletin, số 12, tháng 10-1978, Paris, trang 19).
Nhìn chung, trong kiến trúc, trong điêu khắc, hội họa, trang trí, trong đồ cổ cũng như trong sinh hoạt của con người đang sống tại chỗ hiện nay, Huế là cả một kho báu rất lớn về nghệ thuật cung đình. Nó là "tập đại thành" của cả ngàn năm lịch sử dân tộc trải qua các thời Đinh, Lý, Trần, Lê...
Vào năm 1981, ông Tổng Giám Đốc UNESCO, ông A.M.M’BOW đã cho rằng "Huế không phải chỉ là một mẫu mực về kiến trúc mà còn là một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hóa sôi động (Trích lời kêu gọi cứu vãn Huế). Cho nên, Huế được xem chẳng những là một di sản văn hóa quốc gia, mà còn là một bộ phận hợp thành của di sản văn hóa quốc tế.
Giá trị của nghệ thuật cung đình Huế là như thế. Giá trị đó trở nên cao hơn khi Huế là cố đô duy nhất còn lại trên đất nước ta. Nếu không còn Huế thì biết tìm đâu để thấy được một cách cụ thể nghệ thuật cung đình của người Việt Nam ?
Một vấn đề cần đặt ra là chúng ta phải bảo tồn tổng thể di sản nghệ thuật cung đình còn một không hai này như thế nào để nó khỏi bị mai một như số phận hẩm hiu của những cố đô trước thế kỷ XIX. ,
P.T.A
(TCSH46/04-1991)
MAI VĂN HOAN
Một số bài viết đề cập đến nơi an táng Đại thi hào Nguyễn Du gần đây chủ yếu dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền. Gia phả ghi: “Năm Canh Thìn (1820) Gia Long qua đời, Minh Mạng nối ngôi.
TRẦN ĐÌNH BA
1. Lược sử, ý nghĩa lệ cày ruộng tịch điền
Trước hết, chúng ta phải khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lúa nước, hay nói như lời nhà Nho Phan Kế Bính (1875 - 1921) có đề cập trong Việt Nam phong tục, thì đó là một “Nông quốc”1, quốc gia lấy nông nghiệp làm gốc.
CAO THỊ HOÀNG
1.
Mùi bùn non từ cửa sông theo gió chướng lộng về, tôi ngây ngây mùi nhớ! Cái mùi nhớ đôi lúc bâng khuâng và cũng lắm khi, rịt chặt tâm hồn kẻ hậu sinh với tiền nhân thuở trước. Tôi quay lại Huế.
ĐỖ MINH ĐIỀN
Trong số những đối tượng được thờ cúng và được xem là phúc thần của nhiều làng xã vùng Huế, thì Khai canh, Khai khẩn là một thần hiệu ra đời khá muộn.
VĨNH AN
Sự nhẹ nhàng của tính cách sẽ khiến doanh nghiệp (DN) Huế dễ gần gũi với khách hàng hơn; sự chu đáo trong cuộc sống khiến khách hàng có cảm giác được DN Huế quan tâm hơn; lòng yêu thiên nhiên và nếp sống hòa hợp với thiên nhiên sẽ khiến khách hàng yên tâm về sự phát triển xanh và bền vững hơn của DN Huế… Và đó chính là lợi thế của DN Huế, là đặc tính văn hóa nổi bật của DN Huế.
TRUNG SƠN
I - Lời nhắc nhở của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nhà Văn Nguyễn Tuân là người cẩn thận và độc đáo trong việc dùng chữ nghĩa. Vậy nên nhắc đến "cụ", trước hết phải có đôi lời về cái đầu bài.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có nơi thờ chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.
NGUYÊN HƯƠNG
Từ trung tâm thành phố, chạy thêm 25km về hướng Đông Nam sẽ gặp xã Phú Hải (thuộc huyện Phú Vang) gồm 4 ngôi làng tên Cự Lại: Cự Lại Đông, Cự Lại Bắc, Cự Lại Trung và Cự Lại Nam (dân làng thường gọi chung là Cự Lại). Những ngôi làng này nằm kề sát nhau, có chiều dài khoảng 2km, trải dọc ven biển và phá Tam Giang.
TRƯỜNG AN
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất trắng trời…”
PHƯỚC VĨNH
Du lịch dịch vụ đang được xác định là mũi tàu xanh của con thuyền rẽ sóng ra biển lớn của Thừa Thiên Huế. Làm sao để mỗi công dân đang sống ở miền sông Hương núi Ngự, ngay từ nhỏ đã được khơi gợi ý thức về việc tạo nên sản phẩm du lịch và triển khai ý tưởng đó, với một ý thức văn hóa Huế đã ăn sâu trong tiềm thức…
VÕ VINH QUANG
Tộc Nguyễn Cửu và những dấu ấn quan trọng trong lịch sử văn hóa xứ Thần Kinh
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Sau đêm binh biến Thất thủ Kinh đô, kinh thành Huế ngập chìm trong máu lửa, tiếng khóc than. Những dãy nhà gỗ, mái tranh chạy dọc hai bên đường Đông Ba đến giáp hoàng cung ngập chìm trong biển lửa. Bọn Tây tay súng, lưỡi lê hàng ngang tha hồ tàn sát quân dân ta.
NGUYỄN CAO THÁI
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”
TRIỀU NGUYÊN
1. Đặt vấn đề
Có lẽ không ít lần chúng ta đã nghe nói đến hai dạng thơ Song điệp và Song thanh điệp vận của thể thơ Thất ngôn luật Đường, trên thi đàn Việt. Vậy chúng là những kiểu, dạng thơ như thế nào, và quan hệ giữa chúng ra sao?
HOÀI VŨ
* Vài nét về việc du nhập điện ảnh vào Huế
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) năm 2016 có đăng bài “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cung cấp nhiều tư liệu rất quý.
THẢO QUỲNH
Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau Cách mạng Tháng Tám, là cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân cách mạng, tiếng nói của Đảng bộ Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên). Mới đây, đọc lại một số báo Quyết Chiến, chúng tôi tìm thấy một số thông tin liên quan đến Ngày Khỏe vì nước đầu tiên của Huế vào giữa năm 1946. Xin trích dẫn lại để bạn đọc tham khảo:
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các chương trình trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội. Mỗi chương trình trong chuỗi các chương trình lớn, như là một căn nền tạo lực nâng cho tương lai.
Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
THANH BIÊN (*)
NGUYỄN THÀNH
Kỷ niệm 60 năm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế (1957 - 2017)
NGUYỄN VĂN LÊ NHẬT
Kiến trúc lăng tẩm Huế có ngôn ngữ riêng biệt và ý nghĩa sâu xa. Chốn âm phần song lại có cả cung đình để nghỉ ngơi, hưởng thụ; có nhà hát để thưởng thức nghệ thuật sân khấu và sắc đẹp giai nhân; nội thất ở các lăng giống như một viện bảo tàng mỹ thuật... Tất cả các lăng mộ đều có điểm giống nhau, là đều có hàng tượng văn võ bá quan, binh lính, voi ngựa (sau đây gọi chung là tượng người và thú).