Chuyện một bài ca dao cổ

10:50 18/12/2013

PHAN VĂN CHO

“Đi chợ tính tiền” là một bài ca dao lục bát. Bài đã được in làm bài Học thuộc lòng cho học sinh lớp “sơ đẳng” trong sách Quốc văn giáo khoa thư năm 1948, trang 114. Bài thơ kể chuyện một người phụ nữ đi chợ về, phải trình bày minh bạch, rõ ràng việc chi tiêu với chồng.

Bìa sách "Quốc văn giáo khoa thư" Ảnh: diendan.hocmai.vn

Ngày xưa khi học bài này thầy giáo chỉ nêu đại ý, đồng thời nêu bật tính đảm đang, khéo vén của người phụ nữ xưa..., sau đó yêu cầu học sinh học thuộc. Thầy không giảng về bài toán ẩn trong bài thơ, có lẽ vì thời thế đã khác (khoảng năm 1958, chưa được vào trường công lập, người viết học với một ông giáo ở khoảng giữa cầu An Cựu và lăng Vạn Vạn) đồng tiền cũng đã đổi thay, hoặc giải bài toán chắc chi những học trò nhỏ hiểu được.

Đã hơn năm mươi năm, bây giờ người học trò xưa đang ngồi ôm tóc trắng... một ngày mưa ngồi buồn chợt nhớ thầy đồ nơi xóm cũ ngày xưa chừ không còn, nhưng bài thơ vẫn còn đọng mãi trong đầu của bài học thuộc lòng thuở ấy. Bèn tìm giấy giải thử. Ngay câu thơ đầu tiên đã gặp ngay vấn nạn. “Một quan tiền tốt mang đi”. Một quan là bao nhiêu? Quan là đồng tiền cổ, những người muôn năm cũ giờ không còn, biết hỏi ai đây? Chợt nghe vang vang trong đầu một bài nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng:

Một quan là sáu trăm đồng.
Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.
                (Trăng sáng vườn chè - Thơ Nguyễn Bính).

Vận dụng cả 4 phép tính cộng trừ nhân chia, đảo xuôi ngược, lên xuống... mãi vẫn không đủ 600 đồng cho một quan tiền!

Lại phải đi tìm trong lịch sử. Trong một ngàn năm Bắc thuộc, dân Việt không có đồng tiền riêng. Mãi đến sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, dân Việt vẫn còn dùng đến đồng tiền của phương Bắc. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế với đế hiệu Đinh Tiên Hoàng, niên hiệu Thái Bình. Năm 970 nhà vua đã cho đúc những đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo. Đây chính là những đồng tiền đầu tiên của người Việt. Từ đó tiếp đến những triều đại sau đều theo.

Đơn vị để tính tiền xưa gồm có: quan, tiền, đồng. Mỗi quan có giá trị là 10 tiền, mỗi tiền bằng bao nhiêu đồng tùy theo quy định của mỗi thời đại. Theo sử sách giá trị đồng tiền các thời đại như sau:

1. Năm 1225, vua Trần Thái Tông định phép dùng tiền. 1 quan bằng 10 tiền. 1 tiền bằng 70 đồng.

2. Năm 1428 vua Lê Thái Tổ cho đúc tiền Thuận Thiên. 1 quan bằng 10 tiền. 1 tiền bằng 50 đồng.

3. Năm 1439, vua Lê Thái Tông quy định 1 quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng.

Như vậy 1 quan = 10 tiền = 600 đồng.

Từ đó các triều đại về sau, mỗi khi đúc một loại tiền mới đều theo tỷ lệ này (cho đến cuối triều Nguyễn năm 1945), chỉ có tên đồng tiền là thay đổi theo tên hiệu của vị vua khi đúc tiền.

Năm 1905, chính quyền bảo hộ Bắc kỳ cho phát hành loại tiền đúc bằng hợp kim kẽm. Loại tiền này mặt trước in chữ Pháp, mặt sau ghi chữ Hán, có giá trị tương đương các loại tiền đồng như Gia Long Thông Bảo, Minh Mệnh Thông Bảo, Thiệu Trị Thông Bảo và Tự Đức Thông Bảo.

Trong những đời vua sau của nhà Nguyễn còn có thêm hai đồng tiền khác là Khải Định Thông Bảo và Bảo Đại Thông Bảo, hai loại tiền này không đúc như những đồng tiền xưa mà được dập bằng máy dập nhập từ nước Pháp.

Đến đây chắc chắn là bài toán ẩn bên trong bài ca dao đã giải được. Ghi lại như sau, bên phải là các phép tính đã giải.


ĐI CHỢ TÍNH TIỀN



Trong sách Quốc văn giáo khoa thư bên dưới bài học thuộc lòng này có 3 từ giải nghĩa, ghi nguyên văn như sau: “GIẢI NGHĨA. Tiền tốt = tiền tiêu được. Vàng = đồ làm bằng giấy cúng rồi đốt đi. Hồ nghi = ngờ vực, không biết rõ”.

Những giải nghĩa này chỉ để giải thích cho lớp học trò tóc còn để chỏm, dễ hiểu, dễ nhớ. Đi chợ tất phải đem theo tiền, tiền phải có giá trị trong mua bán... là chuyện đương nhiên.

Nhưng sao gọi là tiền tốt? Một bài cao dao được lưu truyền, được in trong sách giáo khoa từ lúc ra đời (bản in đầu tiên năm 1927) đến lúc cải tiến thay đổi, không lẽ vì bí vần mà viết vụng thế sao! Thế là người viết phải đi tìm tiếp.

Có một giai thoại trong văn học về Bà Chúa thơ Nôm. Chuyện kể rằng Hồ Xuân Hương thiếu tiền bèn hỏi mượn của Chiêu Hổ 5 quan để tiêu tạm. Chiêu Hổ gởi tiền đến, đếm hoài vẫn chỉ thấy có 3 quan. Nữ sĩ bèn làm bài thơ trách người cho mượn tiền:

Sao nói rằng năm chỉ có ba.
Trách người quân tử hẹn sai ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt.
Nhớ hái cho xin nắm lá đa.


Chiêu Hổ họa lại:

Rằng gián thì năm, quý có ba.
Bởi người thục nữ tính không ra.
Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt.
Cho cả cành đa lẫn củ đa.


Trong bài họa của Chiêu Hổ có chữ gián và quý. Đây là cơ sở dẫn người viết đi tìm tiếp. Đã có công tất... chồng không phụ, kết quả đã tìm được:

Khoảng thế kỷ 18, dưới triều vua Minh Mạng có hai loại tiền lưu hành song song. Đó là tiền quý và tiền gián, tỷ lệ như sau: 1 quan quý = 600 đồng. 1 quan gián chỉ bằng 360 đồng.

Khi hỏi mượn tiền, Hồ Xuân Hương chỉ nói mượn 5 quan, không nói là quan gì. Gặp lúc Chiêu Hổ chắc cũng đang túng, nên chỉ cho mượn số tiền thấp xuống, nhưng vẫn đủ 5 quan:

Quan quý: 3 x 600 = 1800 đồng.
1800: 360 = 5 quan gián.

Giá trị của các loại tiền xưa như thế nào? Đây là những số liệu về lương tiền dưới triều vua Minh Mạng.

- Quan Nhất Phẩm lãnh mỗi năm 400 quan, 300 phương gạo, 70 quan tiền Xuân Phục, tức tiền áo quần.

- Quan Chánh ngũ phẩm, hàng tri phủ mỗi năm lương 40 quan, 43 phương gạo, 9 quan tiền Xuân Phục.

- Lính, thơ lại, phục dịch... lương mỗi tháng 1 quan, tiền, 1 phương gạo.

Đồng quan ngày xưa nó to thế. Chẳng trách người ta bỏ... quan ra để mua phẩm hàm, chức tước... để được làm quan! Chẳng trách người phụ nữ “thời xưa” (tên khác của bài thơ Trăng sáng vườn chè) quên cả thanh xuân, gác tạm những ẩn ức, dồn nén để chờ một ngày chồng vinh qui về làng... cùng nhau trải trọn trong một đêm trăng!

Qua những số liệu vừa tìm được, ta có thể thấy rõ bài ca dao “Đi chợ tính tiền” xuất hiện sớm nhất phải từ thời Minh Mạng. Bởi từ lúc này mới có “Một quan tiền TỐT” mang đi. Tiền tốt chính là tiền quý, phân biệt với tiền gián có giá trị thấp hơn. Cũng thấy được, người phụ nữ trong một buổi chợ quê đã tiêu số tiền bằng lương tháng một người lính. Nhà nàng chắc phải có chuyện quan hôn, kỵ giỗ chi đây!

Thật thú vị, để giải bài toán ẩn bên trong bài ca dao, đã phải đi loanh quanh, lòng vòng, gặp những bài thơ hay, giai thoại đẹp, biết thêm vài điều về lịch sử... Cuối cùng sau hơn 50 năm, người viết mới giải được bài toán ẩn bên trong bài ca dao cổ!

P.V.C
(SH298/12-13)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRỊNH SÂM

    Trải qua biết bao thời đại, mèo đã trở thành con vật quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam.

  • NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG

    Làm thế nào để biết một biểu thức ngôn từ [BTNT] do dân gian sáng tác ra là một đơn vị tục ngữ? Chứ không phải là thành ngữ hay ca dao? Mục đích chính của bài này là đi tìm một câu trả lời thỏa đáng cho mấy câu hỏi vừa nêu.

  • NGUYỄN ĐỨC DÂN Có một giai thoại về Nguyễn Khuyến như sau: Làng Cổ Ngựa có ngôi đền thờ thánh mẫu thu hút khá nhiều người đến lễ bái. Nhằm kiếm chác đám người mê tín, hào lý trong làng xuất quỹ xây lại đền to hơn, đẹp hơn.

  • Mai Văn Tấn tên thật là Mai Văn Kế. Sinh ngày 12-9-1931 tại Lệ Ninh Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

  • THANH TRẮC NGUYỄN VĂN1. Tiểu Hổ gặp họa

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONGTừ trước đến nay, không có lễ tục nào được nhắc đến nhiều trong truyện cổ của người Pacô bằng tục Pộôc xu (Đi sim), đây là một nét văn hóa truyền thống từ xưa của người Pacô. Mặc dầu đến nay do lối sống hiện đại nên nhiều nét văn hóa truyền thống mất đi, song không vì thế mà chúng ta quên nó. Đâu đó trong cuộc sống cộng đồng của người Pacô ngày nay vẫn còn nhiều câu chuyện kể về tục này. Nhân dịp xuân về xin được nêu ra đây nét đẹp trong lễ tục quan trọng đó.

  • L.T.S: Dân tộc Kơ-tu là một trong bốn dân tộc sống ở tỉnh Bình Trị Thiên, tập trung ở vùng Nam Đông, huyện Phú Lộc. Trước đây dân tộc Kơ-tu đã sát cánh cùng các lực lượng giải phóng tiến hành cuộc đấu tranh anh dũng chống lại bè lũ Mỹ ngụy. Ngày nay, dân tộc Kơ-tu đang vững bước đi lên trong công cuộc lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Cũng như các dân tộc khác, người Kơ-tu không chỉ anh dũng trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất mà còn có một nền văn nghệ dân gian rất phong phú và độc đáo. Bài viết sau đây là một nét phác họa trong chương trình giới thiệu nền văn học dân gian các dân tộc ít người ở tỉnh Bình Trị Thiên của chúng tôi.

  • VĨNH QUYỀNTừ lâu điều kiện thiên nhiên cũng như điều kiện xã hội đều thuận lợi cho mối quan hệ giữa hai dòng thơ ca dân gian Bình Trị Thiên và Quảng Nam.

  • NGUYỄN TIẾN VĂNMột trong những câu ca dao rất thông dụng phổ biến nhưng không phải là đơn giản và dễ nắm bắt nội dung: “Không chồng mà chửa mới ngoan/ Có chồng mà chửa thế gian sự thường”. Ở đây mắt của câu này là chữ ngoan. Vậy ngoan là gì?

  • VĨNH QUYỀNMười hai con giáp, chuột đứng hàng đầu. Kể cũng lạ?Hình dạng bé nhỏ xấu xí, phẩm cách hèn hạ đáng khinh, thế mà chuột được người xưa xếp trước cả những con vật uy mãnh như hổ, linh hiển như rồng. Đã thế, năm Tý – với biểu tượng con chuột, còn là năm đầu của một kỷ, chu kỳ 60 năm.

  • LƯƠNG ANCũng như nhiều vùng khác trên đất nước Việt Nam, ở Bình Trị Thiên chúng ta, các danh lam hoặc các ngọn núi cao, các dòng sông lớn thường có một truyền thuyết dân gian dính với nguồn gốc của nó. Sông Thạch Hãn, con sông lớn nhất vùng Quảng Trị cũ, cũng vậy.

  • TRIỀU NGUYÊN1. Khái quátSở dĩ người nghe (đọc) truyện cười phát ra được tiếng cười, bởi vì lí trí, tình cảm của họ gặp phải điều không bình thường: thay vì họ tưởng cuối cùng nhân vật sẽ nói, sẽ làm điều “A”, thì hoá ra nhân vật đã nói, làm điều “B”, thậm chí “không A”. Tức trí tuệ, cảm xúc đã không lường trước, đã bị đánh lạc hướng trước đối tượng đang quan tâm. Và thông thường, càng lạ lẫm, bất ngờ, tiếng cười càng sảng khoái, thú vị.

  • VĂN NHĨĐường Trường Sơn huyền thoại đã đi vào sử thi như một bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh. Nhiều bài thơ, bài hát viết về Trường Sơn đã vượt qua biên độ của thời gian mãi mãi rung động lòng người.

  • LAN PHƯƠNGKho tàng âm nhạc dân gian của dân tộc Thái vùng Tây Bắc rất phong phú và đa dạng. Bất cứ nơi đâu trong bản làng của người Thái đều có thể thấy có các làn điệu dân ca thể hiện rõ phong cách riêng của mỗi vùng mà nguyên nhân do sự truyền lại cho các thế hệ theo cách cảm thụ và rung động riêng của mỗi nghệ nhân. Trong đó không thể thiếu tiếng cây đàn tính tẩu.

  • TRIỀU NGUYÊN1. Một bộ phận truyện cổ tích sinh hoạt có yếu tố tạo ra tiếng cười đã bị nhầm lẫn là truyện cười. Sự nhầm lẫn này đã xảy ra ngay cả với những sách sưu tập được cho là nghiêm túc.

  • TRIỀU NGUYÊN Trong những dịp cúng lễ, lễ lạt, hiếu hỉ, và đặc biệt là vào dịp Tết, rượu thường được nhắc đến, và có khi trở thành quan trọng hàng đầu: "Vô tửu bất thành lễ".

  • TRIỀU NGUYÊNCó một số bài ca dao dùng hình ảnh "đèn hạnh", xin dẫn ra dưới đây ít bài:(1)           Đêm khuya đèn hạnh thắp lên,                Vì chưng thương nhớ cho nên đi tìm.

  • PHAN XUÂN QUANGĐồng Tranh là một làng nổi tiếng trù phú một thời ở Quảng Nam. Làng này hiện còn lưu truyền một câu đối cổ có liên quan đến làng Gia Hội, Huế:Văn Đồng Tranh, võ Đồng Tranh, văn võ Đồng Tranh long hổ bảngQuân Gia Hội, thần Gia Hội, quân thần Gia Hội phụng hoàng trì.Câu đối này còn một số dị Bản, có khác một đôi chữ nhưng câu trên đây theo nhiều người là chính nhất và phổ biến hơn cả.

  • TRIỀU NGUYÊN  Từ ngữ cùng nghĩa là những từ ngữ gần nhau về ý nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh. Có ba kiểu cùng nghĩa trong tiếng Việt, là cùng nghĩa giữa từ ngữ thuần Việt (TV) với từ ngữ thuần Việt, cùng nghĩa giữa từ ngữ thuần Việt với từ ngữ Hán Việt (HV), và cùng nghĩa giữa từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Hán Việt. Câu đối chơi chữ theo cách cùng nghĩa, có hai hình thức: tạo các từ ngữ cùng nghĩa xuất hiện trên cùng một văn bản ngắn; và cách cùng nghĩa có kết hợp với các hình thức chơi chữ khác.