Minh Mạng là một trong những vị Vua có đông Công chúa, Hoàng tử nhất lịch sử Việt Nam. Trong số 142 người con của mình, Công chúa thứ 4, hiệu là An Thường, được Nhà vua thương yêu hơn cả bởi từ nhỏ đã hiền hòa, hiếu thảo. Trong đó có câu chuyện về món nầm dê Vua ban khiến cả cung đình Huế cảm động.
Cổng vào phủ đệ An Thường Công Chúa, nay là một di tích lịch sử ở cố đô Huế
Vua Minh Mạng (1820 - 1840) có tất cả 78 Hoàng tử và 64 Công chúa, tồng cộng là 142 người con. An Thường là Công chúa thứ 4 của Nhà vua, do bà Mỹ Nhân người họ Nguyễn Văn, quê Gio Linh, Quảng Trị sinh hạ vào mùa hè năm Đinh Sửu (1817). Lúc đầu, Công chúa có tên là Nguyễn Thị Tam Xuân, sau mới gọi là Nguyễn Thị Lương Đức.
Trong số các con của vua Minh Mạng, An Thường Công chúa là người nổi danh hiếu thảo hơn cả. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 9) có chép mẩu chuyện rất cảm động về bà như sau :
“Khi mới sinh ra, Công chúa đã đĩnh ngộ lạ thường, lại giàu lòng hiếu thảo, Nhà vua thương lắm. Năm Công chúa lên chín tuổi, đúng dịp tiết Vạn Thọ thì thân mẫu bị bệnh, Công chúa đành phải theo các Hoàng nữ vào hầu cơm. Bấy giờ, có vị đại thần dâng tiến món đuôi dê và nầm dê (nầm dê là món nắm sữa của con dê cái), Vua liền ban cho các Hoàng nữ món này. Công chúa (An Thường) chỉ ngậm mà không nhai nuốt. Vua lấy làm lạ, liền hỏi nguyên do thì Công chúa liền đứng dậy thưa:
- Thân mẫu của thần đang bị bệnh, không được đội ơn đến dự mà thần thì trộm nghe món này rất bổ nên không nỡ ăn, muốn để phần cho thân mẫu.
Vua rất khen, và lại càng cho là lạ, bèn cho riêng một đĩa, sai mang về cho thân mẫu. Tả hữu đều cảm động và khen ngợi, có người chảy cả nước mắt.
Lúc đã bắt đầu lớn, Vua cho Công chúa ra ở điện Trinh Minh, sai nữ quan dạy cho biết về sử sách và đại lược về nữ công. Năm Minh Mạng thứ chín (tức năm 1828), mùa hạ, tháng tư bởi nữ tì ở điện Trinh Minh giữ lửa bất cẩn, đang đêm mà có hỏa hoạn, lửa thiêu hết cả màn trướng. Công chúa hoảng sợ thức dậy, kêu người trực đi cứu chữa rồi tự mình đốc suất việc này. Vua đi thăm Thuận An về, nghe tâu lại sự thể, vừa ngợi khen vừa thưởng cho ba lạng vàng.
...Năm Minh Mạng thứ hai mươi mốt (tức năm 1840), Vua không được khỏe. Công chúa thân sắc thuốc và nấu cháo để dâng tiến, sớm hôm hầu hạ không mỏi. Vua mất, Công chúa thương xót đến ngất đi, tưởng là tắt thở. Hiến Tổ (tức vua Thiệu Trị) vẫn thường lấy cháo của Vua ăn còn lại đem cho, dụ bảo nên bớt sự thương xót (kẻo xuống sức mà có hại). Công chúa lại thường cung kính đến cung Từ Thọ thăm hỏi. Khi đem Vua đi mai táng, Công chúa theo hầu bàn thờ và sau lại chực hầu đền thờ ở lăng, trọn cả ba năm chưa từng cười đùa.
Năm Thiệu Trị thứ nhất (tức năm 1841), Vua ban cho các sách Đại Nam thực lục tiền biên và Tư trị thông giám mỗi loại một bộ. Sau, Vua đem Công chúa gả cho Phan Văn Oánh là con trai thứ tư của Chưởng Nghĩa Hầu Phan Văn Thúy, người ở Thuận Xương, Quảng Trị. Từ ngày vu quy, tình vợ chồng rất đằm thắm, Công chúa chẳng hề tỏ vẻ là con vua, biết kính thờ mẹ chồng, lo việc dạy con và giữ đức khuê môn".
Lời bàn: Con vua Gia Long phần nhiều là ngổ ngáo, con vua Minh Mạng nói chung là tốt hơn, được giáo dục cẩn thận hơn, nhưng có được cái tâm đáng quý như An Thường Công chúa thì không phải là nhiều. Có lẽ cũng chính vì vậy mà sử đã trân trọng ghi lại vài nét đại lược về đức độ của An Thường Công chúa.
Miếng ngon của vua cha ban mà cũng không dám ăn chỉ vì thương thân mẫu của mình cũng chưa từng được ăn, lại đang khi bị bệnh, cần được bổ dưỡng... hành vi ấy thật khó có thể tin là của một cô Công chúa mới chín tuổi đầu, cho nên, vua cha kinh ngạc và mừng vui, quần thần cảm động mà rơi cả nước mắt, tất cả, chẳng có gì là khó hiểu cả. Sử chép việc An Thường Công chúa đã kính cẩn giữ lễ thờ thân mẫu và vua cha, nhưng giá thứ không chép thì ai cũng tin là An Thường Công chúa sẽ làm như vậy. Tấm lòng vàng ấy, đâu dễ gì phai.
Con vua mà chẳng hề tỏ vẻ mình là con vua, việc này cũng không phải dễ gì làm được. Bao kẻ thấp hèn vẫn cố tìm đủ mọi cách để chối bỏ thành phần xuất thân, ngoi lên với bất cứ giá nào, miễn sao được coi là danh giá trong nhất thời đó thôi.
Muôn đời vẫn thế: chớ băn khoăn với địa vị của mình mà hãy nên thường xuyên lo nghĩ việc giữ gìn phẩm giá của mình, bởi vì người có địa vị cao vẫn có thể bị chê trách và khinh bỉ, nhưng tất cả những người có phẩm giá cao thì không bị như thế bao giờ.
Theo Việt Sử Giai Thoại
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội VHNT Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh 5 vùng đất Kinh đô Xưa và Nay, diễn vào sáng ngày 28/9 tại 47 Bà Triệu, Hà Nội.
Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Khai mạc Triển lãm Ảnh Nghệ thuật "Bắc miền Trung hôm nay" lần thứ 17 năm 2010, diễn ra vào tối ngày 20/9 tại tiền sảnh Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Du lịch Thanh Hóa.
Ngày 13/9, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành Quyết định số 1693/QĐ-UBND về việc tặng thưởng văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975-2010.
Sáng ngày 10/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, 23 Nhật Lệ.
Sáng ngày 9/9, Hội Nghệ sỹ múa Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, 26 Lê Lợi, Huế.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của của Léopold Cadière (1869-1955), Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của nhà thừa sai, nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học Léopold Cadière, diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế từ ngày 7-9/9.
Sáng ngày 4/9, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại 26 Lê Lợi, TP Huế.
Chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2010, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 23/8 (14/7 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã khai mạc chương trình Vu Lan Phật lịch 2554 và phòng trưng bày tranh, hoa sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) tổ chức trại sáng tác VHNT “Về nguồn”, diễn ra từ ngày 12/8 và vào sáng hôm qua -ngày 22/8, Hội đã tổ chức Bế mạc trại và công diễn tác phẩm tại trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 20/8, tại cà phê sách Phương Nam, 15 Lê Lợi, TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Miền Trung Công ty Phương Nam tổ chức Chương trình thơ “Viết sử nước mình trên mặt đất”.
Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/8, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2010), diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 17/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Sáng ngày 08/8, Nhà Thiếu nhi Huế, Hội LHVHNT TT Huế, Phòng Giáo Dục, Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc Trại Sáng tác Văn học Thiếu nhi Huế 2010.
Sáng ngày 30/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, số 26 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 25/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức đại hội XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều ngày 17/7, tại gallery Chiêu Ê, số 89 Minh Mạng, Huế, đã khai mạc phòng triển lãm tranh của ba tác giả Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh.