Minh Mạng là một trong những vị Vua có đông Công chúa, Hoàng tử nhất lịch sử Việt Nam. Trong số 142 người con của mình, Công chúa thứ 4, hiệu là An Thường, được Nhà vua thương yêu hơn cả bởi từ nhỏ đã hiền hòa, hiếu thảo. Trong đó có câu chuyện về món nầm dê Vua ban khiến cả cung đình Huế cảm động.
Cổng vào phủ đệ An Thường Công Chúa, nay là một di tích lịch sử ở cố đô Huế
Vua Minh Mạng (1820 - 1840) có tất cả 78 Hoàng tử và 64 Công chúa, tồng cộng là 142 người con. An Thường là Công chúa thứ 4 của Nhà vua, do bà Mỹ Nhân người họ Nguyễn Văn, quê Gio Linh, Quảng Trị sinh hạ vào mùa hè năm Đinh Sửu (1817). Lúc đầu, Công chúa có tên là Nguyễn Thị Tam Xuân, sau mới gọi là Nguyễn Thị Lương Đức.
Trong số các con của vua Minh Mạng, An Thường Công chúa là người nổi danh hiếu thảo hơn cả. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Nhị tập, quyển 9) có chép mẩu chuyện rất cảm động về bà như sau :
“Khi mới sinh ra, Công chúa đã đĩnh ngộ lạ thường, lại giàu lòng hiếu thảo, Nhà vua thương lắm. Năm Công chúa lên chín tuổi, đúng dịp tiết Vạn Thọ thì thân mẫu bị bệnh, Công chúa đành phải theo các Hoàng nữ vào hầu cơm. Bấy giờ, có vị đại thần dâng tiến món đuôi dê và nầm dê (nầm dê là món nắm sữa của con dê cái), Vua liền ban cho các Hoàng nữ món này. Công chúa (An Thường) chỉ ngậm mà không nhai nuốt. Vua lấy làm lạ, liền hỏi nguyên do thì Công chúa liền đứng dậy thưa:
- Thân mẫu của thần đang bị bệnh, không được đội ơn đến dự mà thần thì trộm nghe món này rất bổ nên không nỡ ăn, muốn để phần cho thân mẫu.
Vua rất khen, và lại càng cho là lạ, bèn cho riêng một đĩa, sai mang về cho thân mẫu. Tả hữu đều cảm động và khen ngợi, có người chảy cả nước mắt.
Lúc đã bắt đầu lớn, Vua cho Công chúa ra ở điện Trinh Minh, sai nữ quan dạy cho biết về sử sách và đại lược về nữ công. Năm Minh Mạng thứ chín (tức năm 1828), mùa hạ, tháng tư bởi nữ tì ở điện Trinh Minh giữ lửa bất cẩn, đang đêm mà có hỏa hoạn, lửa thiêu hết cả màn trướng. Công chúa hoảng sợ thức dậy, kêu người trực đi cứu chữa rồi tự mình đốc suất việc này. Vua đi thăm Thuận An về, nghe tâu lại sự thể, vừa ngợi khen vừa thưởng cho ba lạng vàng.
...Năm Minh Mạng thứ hai mươi mốt (tức năm 1840), Vua không được khỏe. Công chúa thân sắc thuốc và nấu cháo để dâng tiến, sớm hôm hầu hạ không mỏi. Vua mất, Công chúa thương xót đến ngất đi, tưởng là tắt thở. Hiến Tổ (tức vua Thiệu Trị) vẫn thường lấy cháo của Vua ăn còn lại đem cho, dụ bảo nên bớt sự thương xót (kẻo xuống sức mà có hại). Công chúa lại thường cung kính đến cung Từ Thọ thăm hỏi. Khi đem Vua đi mai táng, Công chúa theo hầu bàn thờ và sau lại chực hầu đền thờ ở lăng, trọn cả ba năm chưa từng cười đùa.
Năm Thiệu Trị thứ nhất (tức năm 1841), Vua ban cho các sách Đại Nam thực lục tiền biên và Tư trị thông giám mỗi loại một bộ. Sau, Vua đem Công chúa gả cho Phan Văn Oánh là con trai thứ tư của Chưởng Nghĩa Hầu Phan Văn Thúy, người ở Thuận Xương, Quảng Trị. Từ ngày vu quy, tình vợ chồng rất đằm thắm, Công chúa chẳng hề tỏ vẻ là con vua, biết kính thờ mẹ chồng, lo việc dạy con và giữ đức khuê môn".
Lời bàn: Con vua Gia Long phần nhiều là ngổ ngáo, con vua Minh Mạng nói chung là tốt hơn, được giáo dục cẩn thận hơn, nhưng có được cái tâm đáng quý như An Thường Công chúa thì không phải là nhiều. Có lẽ cũng chính vì vậy mà sử đã trân trọng ghi lại vài nét đại lược về đức độ của An Thường Công chúa.
Miếng ngon của vua cha ban mà cũng không dám ăn chỉ vì thương thân mẫu của mình cũng chưa từng được ăn, lại đang khi bị bệnh, cần được bổ dưỡng... hành vi ấy thật khó có thể tin là của một cô Công chúa mới chín tuổi đầu, cho nên, vua cha kinh ngạc và mừng vui, quần thần cảm động mà rơi cả nước mắt, tất cả, chẳng có gì là khó hiểu cả. Sử chép việc An Thường Công chúa đã kính cẩn giữ lễ thờ thân mẫu và vua cha, nhưng giá thứ không chép thì ai cũng tin là An Thường Công chúa sẽ làm như vậy. Tấm lòng vàng ấy, đâu dễ gì phai.
Con vua mà chẳng hề tỏ vẻ mình là con vua, việc này cũng không phải dễ gì làm được. Bao kẻ thấp hèn vẫn cố tìm đủ mọi cách để chối bỏ thành phần xuất thân, ngoi lên với bất cứ giá nào, miễn sao được coi là danh giá trong nhất thời đó thôi.
Muôn đời vẫn thế: chớ băn khoăn với địa vị của mình mà hãy nên thường xuyên lo nghĩ việc giữ gìn phẩm giá của mình, bởi vì người có địa vị cao vẫn có thể bị chê trách và khinh bỉ, nhưng tất cả những người có phẩm giá cao thì không bị như thế bao giờ.
Theo Việt Sử Giai Thoại
Sáng 15/7, tại xã Hương Vân – huyện Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Hương Trà, Phòng Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”.
SHO - Vào lúc 20 giờ tối ngày 9/7, trên bãi biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã tổ chức khai mạc lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2011 nhân kỷ niệm 2 năm Lăng Cô được công nhận là một trong những Vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Sáng 3/7, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt, giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn Cố đô Huế với các nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cát Tiên, Vương Huy.
Sau gần một năm thi công (từ tháng 8/2010), sáng ngày 30/6, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức lễ khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng trụ sở Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Huế; đây là văn phòng thứ 8 được xây dựng mới trong hệ thống 11 văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ trên các vùng miền của đất nước.
Chiều ngày 24/6/2011 (nhằm ngày 23/5 Ất Mão), tại Đàn Âm hồn (cạnh cửa Nhà Đồ), phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 126 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ IV năm 2011, diễn ra vào tối ngày 20/6, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế.
Sáng ngày 18/6, tại hội trường Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Viện Văn học Việt Nam và gia tộc bà Đạm Phương Nữ Sử tổ chức hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương Nữ sử (1881-2011)”.
Hôm qua, 14/6, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) sẽ hoạt động trở lại, sau khi ngừng các chuyến bay để sửa chữa từ 3/5/2011 đến nay.
“Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX - 2011 đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 09/6, tại thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông, diễn ra trong hai ngày 09 và 10/6/2011.
Chiều 5/6, tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, 15 Lê Lợi- Huế, đã diễn ra triển lãm ảnh “Ấn tượng sắc tộc châu Á”, đây là nhứng bức ảnh được nhà nhiếp ảnh người Pháp Laval Sebatien ghi lại trong các chuyến đi tại nước Việt Nam, Lào và Capuchia.
Chiều ngày 29/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi giới thiệu tác phẩm “Văn hóa ẩm thực Huế” của GS.Bs Bùi Minh Đức với sự tham dự của đông đảo bạn đọc Huế.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và UBND huyện Nam Đông vừa thống nhất kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX (diễn ra tại huyện Nam Đông từ ngày 8/6 - 10/6/2011).
Sáng ngày 28/5, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Thành đoàn và Phòng GD&ĐT thành phố Huế lễ trao giải cuộc thi viết “Cây bút tuổi hồng”, buổi lễ diễn ra tại sô 8 Lê Lợi, Huế.
Theo lời mời của Hội cứu tế bình dân Pháp, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác sang Cộng Hòa Pháp để bàn bạc, thảo luận về việc tham gia Festival Huế 2012. Tham gia Đoàn còn có Giám Đốc Trung tâm Festival Huế Nguyễn Duy Hiền.
Sáng ngày 17/5, tại Cố đô Hoa Lư đã diễn ra cuộc Tọa đàm “Sắc thái thơ mỗi vùng kinh đô xưa và nay”, do Hội VHNT Ninh Bình đăng cai tổ chức. Tham dự có lãnh đạo các Hội VHNT và gần một trăm nhà thơ đến từ 5 vùng kinh đô xưa và nay: Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Phú Thọ.
Chiều ngày 10/5 (08/4 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản đã khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2555.
Sáng ngày 09/5, tại Nhà khách Bình Dương, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Sông Hương đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau bốn ngày diễn ra với nhiều hoạt văn hóa nghệ thuật, tối ngày 03/5, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ IV - 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức bế mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Vào lúc 20 giờ, tối ngày 30/4, Festival Nghề truyền thống Huế 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức khai mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Sáng 30/4, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khánh thành bức tượng “Cô gái Việt Nam” của nhà điêu khắc- hoạ sỹ Lê Thành Nhơn tại công viên Hai Bà Trưng, bên bờ sông Hương thơ mộng.