12 truyện ngắn được viết từ Torino (Italy), trong niềm hoài cảm về Sài Gòn - nơi tác giả sinh ra và lớn lên.
Đang sống ở Italy, tác giả Huỳnh Ngọc Nga gửi tới bạn đọc quê nhà tuyển tập truyện ngắn Bên kia cầu chữ Y, gợi những ký ức xa xưa về vùng Chánh Hưng cùng cây cầu nổi tiếng tại TP HCM. Tập truyện được tác giả gọi là "chút lửa hương" nuôi dưỡng tâm hồn bà hơn mười mấy năm. "Lửa đam mê viết lách từ thuở còn đi học, hương quê nhà tôi ấp ủ từ ngày theo mệnh số cuộc đời đẩy đưa tôi làm người viễn xứ", tác giả bộc bạch.
12 truyện ngắn hầu hết được viết từ Torino (Italy), trong niềm hoài cảm, đau đáu về nơi tác giả sinh ra và lớn lên. Những truyện ngắn đưa người đọc về một ốc đảo nhỏ giữa lòng Sài Gòn từ thập niên 50 đến 80 của thế kỷ 20, thời gian tác giả sống và trưởng thành ở đó. Bà tâm sự: "Tôi kể lại cho các bạn nghe những địa điểm đơn sơ nhưng đầy tình người với những tập tục ăn sâu vào đời sống người dân địa phương. Đây đình miếu, đó chùa chiền bến đò giữa hai con kênh nối liền cùng Sài Gòn - Chợ Lớn, nhà máy gạo, xưởng cây, lò than, lò heo, chợ Ba Đình, chợ Xóm Củi, chợ Phạm Thế Hiển… tạo nên những nghĩa tình bình thường mà sâu đậm khó quên".
Nổi bật trong tập truyện chính là tình người hồn hậu, chân chất và đậm đà, giống viên ngọc quý chưa được mài giũa vẫn đủ lấp lánh với cả người viết lẫn người đọc. Được viết bởi giọng văn chân phương, mộc mạc, tập truyện ngắn đưa người đọc vào một không gian mát lành bởi những điều thiện, lành. "Người Chánh Hương hiền hòa, cục mịch, giận hờn không giấu giếm, thương ghét chẳng đậy che. Mắng chửi nhau hôm trước, hôm sau cúng giỗ đã thấy bánh rượu, trà mời. Cửa không khóa, sân không đóng, tin nhau như tin người thân ruột thịt, tiền của không nhiều nhưng tình nghĩa mênh mông" (trích truyện Bên kia cầu chữ Y). Người đọc còn bắt gặp tình nghĩa mênh mông của những con người đến từ vùng Chánh Hưng qua nhiều truyện ngắn như Hẻm nhỏ, Ngải Mặn Cà Chum, Như thuở địa đàng…
Điều thú vị ở tập truyện còn là những câu chữ tưởng đã phôi pha, nay được tác giả Huỳnh Ngọc Nga sử dụng trong truyện, gợi nên ở người đọc cảm giác ngồ ngộ, là lạ nhưng lại đầy dư ba như: "duyên giai ngẫu", "tưng tiu", "tưng hửng", "thọ thai", "rắp ranh bắn sẻ", "quyến thuộc"... Có lẽ xuất phát một phần từ tác giả, một người luôn tha thiết với tiếng Việt, như chia sẻ ở đầu sách: "Là một người nội trợ chỉ biết lo việc gia đình, tôi viết, trước hết là để đừng quên tiếng Việt, sau để mượn những trang chữ kể chuyện đời người, đời ta. Viết khi chờ cơm sôi, canh chín; viết lúc chiều đèn lên, bóng phủ".
Với người xa xứ, tình yêu tiếng Việt luôn phải đứng trước nhiều thử thách. Tác giả Huỳnh Ngọc Nga cũng không ngoại lệ. Có thể nhận ra tình yêu với tiếng Việt luôn cháy bỏng trong con người tác giả. Tình yêu ấy được gửi gắm trong chính nhân vật của bà: "Tôi rạng rỡ uống từng câu, từng lời Việt con tôi đang tự nhiên ríu rít với tôi. Con tôi đó, thiên thần của vợ chồng tôi đó, nó đang dang đôi tay nối hai bờ đại lục bằng cả hai ngôn ngữ của mẹ và cha. Thanh bằng, thanh trắc của các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng thoát trên môi cô gái như các cung nhạc của một bản giao hưởng êm đềm đang vang nhẹ bên tai tôi", (trích truyện Quê hương của mẹ).
Theo Hồ Huy Sơn - Vnexpress
Liên tục những tin vui đến với văn chương Việt Nam: nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) trao tặng cho tác phẩm Cánh đồng bất tận.
Những bài viết ngắn trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở (Phương Nam Book và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành) cũng chính là những trải nghiệm cả về đời lẫn đạo của tác giả Ba Gàn. Nhờ đó, cuốn sách mang đến những giá trị hữu ích cho độc giả, nhất là những người đang đi tìm mục tiêu để sống.
Hướng tới kỷ niệm 10 năm ra số đầu tiên (2010 - 2020), ngày 28/11, tại Hà Nội, tờ Thời Nay (Báo Nhân dân) phối hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi ra mắt 2 cuốn sách “Giấc mơ trên những cánh rừng”, và “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp”.
Dự án Nhóm 4. 0 của Nền tảng Xuất bản Điện tử Waka, là dự án sáng tác theo mô hình nhóm đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và triển khai với kỳ vọng tạo ra một sân chơi hỗ trợ các tác giả trẻ yên tâm phát triển sự nghiệp sáng tác của mình.
Đối thoại với hoa (NXB Văn hóa - Văn nghệ TPHCM, tháng 11-2018), tập tiểu luận phê bình thứ 7 của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả.
Cảm hứng viết văn ở chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta, việc viết văn phải tải chứa một điều gì đó chứ không viết chung chung. Trong tác phẩm văn học cũng phải truyền tải những giá trị nhân văn, định hướng tích cực để người đọc biết trân quý những gì mình đang có.
Là vùng đất quen thuộc trong miền sáng tạo, vẻ đẹp Hà Nội không chỉ được diễn tả bằng hình ảnh mà còn hiển hiện vô cùng tinh tế, sống động trong nghệ thuật ngôn từ. Với vô số tác phẩm văn học viết về Thủ đô từ xưa tới nay, để khai phá, phát lộ những điều mới mẻ về thành phố này là thử thách không nhỏ với mỗi nhà văn.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018), lần đầu tiên, “Nhật ký Nguyên Hồng” ra mắt bạn đọc. Hơn 600 trang nhật ký Nguyên Hồng viết từ năm 1941 đến trước khi ông mất (1982) đã được công bố. Những trang viết hiển hiện cả một thời kỳ, sống động và chân thực. Đặc biệt là đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Trẻ và đại diện gia đình nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi trích giới thiệu một số trang nhật ký của ông.
Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Sáng 5/11 tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp hợp với gia đình nhà văn Nguyên Hồng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018). Ông được đánh giá là một trong những nhà văn ưu tú nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại với các tác phẩm như: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển...
Có nhiều cuốn sách lọt vào danh mục “bestsellers” của các NXB, hàng chục năm nay nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn giành vị trí tác giả “ăn khách” trong làng văn chương. Đa tài trong nhiều lĩnh vực, và thể loại sáng tác nhưng ông có biệt tài xuất sắc trong mảng sáng tác dành cho tuổi teen.
NXB Phụ nữ vừa ra mắt cuốn sách "Những nhân chứng cuối cùng" - một trong những tác phẩm góp phần làm nên giải Nobel văn học của nữ nhà văn Belarus Svetlana Alexievich - người được biết đến nhiều với các tác phẩm đã in và phát hành ở Việt Nam như “Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”.
Ngày 25/10, tại TP HCM, cuốn sách “Kiến Phật” của tác giả người Anh - Rose Elliot đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.
Sáng 24-10, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa có buổi gặp gỡ và ký tặng sách cho độc giả tại Đường sách TPHCM nhân dịp chị vừa trở về từ Hội sách Frankfurt với giải thưởng LiBeraturpreis 2018, và ra mắt tập truyện ngắn Cố định một đám mây.
Ba cây bút trẻ Kai Hoàng, Thái Cường và Hoàng Khánh Duy vừa có cuộc chuyện trò về sáng tác văn chương gắn với cuộc sống đương đại tại Đường sách sáng 20/10 nhân khai mạc Tuần lễ sách hay.
Bên cạnh những tác phẩm mang hơi thở thời đại, đời sống văn chương trong nước gần đây còn xuất hiện những tác phẩm từng được xuất bản từ trước. Dù ra mắt cách đây hàng chục năm, nhưng nhiều tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và với không ít bạn đọc ngày nay, đó vẫn là những tác phẩm mới.
Tiểu thuyết về một chàng trai nổi loạn, dính vào ma túy được viết bằng tình cảm của nhà văn với con trai thứ hai.
Sau các tác phẩm Nguyễn Trãi (2 tập), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung, mới đây nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục trở lại với đề tài lịch sử bằng tiểu thuyết Bảo kiếm và giai nhân, do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành.
Kế thừa và sáng tạo là vấn đề xưa nay đã từng được nhiều người quan tâm bàn luận. Tôi chỉ xin nói thêm đôi điều về mối quan hệ giữa kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca.
PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho rằng, hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Chỉ riêng trong lĩnh vực văn học, tiếng nói của các nhà phê bình được nhìn nhận là rất quan trọng đối với tác giả lẫn bạn đọc.