Chiều ngày 1/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế, những người bạn thân thiết của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các cựu nữ sinh Huế đã tổ chức Chương trình văn nghệ “Hãy yêu nhau đi”.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc- Phó chủ tịch LH các Hội VHNT, Tổng biên tập TCSH phát biểu tại chương trình
Chương trình diễn ra trong không gian thật gần gũi và đằm thắm bên dòng sống Hương thơ mộng với sự tham gia của một số ca sĩ chuyên nghiệp tại Huế, gần 50 cựu học sinh Huế gồm chủ yếu là các nữ sinh trường Đồng Khánh, nữ sinh trường Thành Nội - Huế sẽ thể hiện các ca khúc của Trịnh chia thành 3 chủ đề: Tình yêu, Thân phận, Quê hương.
|
Giáo sư Bửu Ý chia sẻ về Trịnh Công Sơn tại chương trình |
Những bài hát bất hủ của Trịnh Công Sơn như: Hãy yêu nhau đi, Ru ta ngậm ngùi, Ướt mi, Dấu chân địa đàng, Nắng thủy tinh…đươc các ca sĩ và các giọng ca truyền cảm của nhóm cự nữ sinh Huế xưa trình bày và những tâm hồn yêu nhạc Trịnh cũng hòa theo những điệu nhạc của Trịnh Công Sơn.
|
Giáo sư Thái Kim Lan chia sẻ về Trịnh Công Sơn và Huế |
Trước đây, cựu nữ sinh Huế đã từng hát nhạc Trịnh tại Gác Trịnh (khi Gác Trịnh còn mở cửa tại ngôi nhà xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), tại khuôn viên Tạp chí Sông Hương. Chương trình hát nhạc Trịnh “Về giữa phố xá thênh thang” tại đường Trịnh Công Sơn trong dịp Festival Huế 2014 đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng Huế và du khách.
|
Những cựu nữ sinh Huế xưa thể hiện ấm áp những bài hát bất hủ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn |
Tại chương trình văn nghệ, giáo sư Bửu Ý đã nói chuyện về chủ đề “Tình yêu và tính tiên tri trong vũ trụ quan của âm nhạc Trịnh Công Sơn” và giáo sư Thái Kim Lan cũng đã chia sẻ với khán giả về chủ để "Thiền và Huế trong nhạc Trịnh Công Sơn". Sự xuất hiện của giáo sư Bửu Ý và Thái Kim Lan, những người bạn thân thiết của Trịnh Công Sơn, hai trí thức tiêu biểu hiện nay, được xem như là sự hiện diện của chiều sâu văn hóa Huế bên cạnh âm nhạc Trịnh Công Sơn.
|
Cựu nữ sinh Hồng Thị Túy Như đã thể hiện bài hát Ướt Mi khiến nhiều người xúc động |
Cũng vậy, âm nhạc Trịnh Công Sơn được thể hiện bởi lòng nhiệt huyết của cựu học sinh Huế, những người học trò, những người em một thời từng được “Thầy Sơn”, “Anh Sơn” dạy hát các ca khúc nhạc Trịnh, cũng là một chiều sâu khác của âm nhạc Trịnh, của văn hóa Huế. Đây cũng là một đặc điểm riêng biệt của âm nhạc Trịnh và công chúng tại Huế.
|
Nhạc sĩ Phan Hữu Kính hát Vẫn Nhớ Cuộc Đời trong buổi tưởng niệm 15 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn |
Không tổ chức sân khấu hoành tráng, nhưng những tấm lòng Huế đối với nhạc Trịnh khiến người ta cảm nhận văn hóa bên dòng sông Hương vẫn đằm sâu như thuở nào. Nơi ấy đã sinh ra và hun đúc nên nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Nơi ấy cũng biết tôn vinh nhạc Trịnh theo cách của mình, lặng lẽ, mộc mạc nhưng rất đỗi chân tình, hiểu một cách sâu sắc về “thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng” của âm nhạc Trịnh Công Sơn…
|
Nhà báo Hoàng Thị Thọ duyên dáng trong vai trò người dẫn chương trình |
Huế, chỉ với một chương trình đó, cùng với bao nhiêu “sân khấu” lặng lẽ trong các khu vườn xanh lá, trên các vỉa hè, bên bờ sông Hương, đã đồng vọng một điều rằng, âm nhạc Trịnh Công Sơn sẽ còn mãi trong lòng công chúng, dù thời gian có kéo dài bao lâu đi nữa…
|
Chương trình thu hút nhiều người hâm mộ âm nhạc Trịnh Công Sơn |
|
Nữ sinh Huế biểu diễn trên một sân khấu đơn giản nhưng đậm chất Trịnh Công Sơn |
|
Những giọng ca ngọt ngào của cựu nữ sinh Huế xưa |
|
Chương trình kéo dài và ánh đèn sân khấu đã được bật lên rực rỡ tại chương trình |
PA
Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố họa sĩ Đinh Cường. Đông đảo văn nghệ sĩ đã đến thắp nén nhang tưởng niệm người nghệ sĩ tài hoa này.
Chiều ngày 31/10, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “Phan Duy Nhân - Thơ & Đời” (do NXB Đà Nẵng ấn hành), tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Tp Huế.
Ngày 29/10, tại thành phố Huế, đã diễn ra Hội nghị Nhóm chuyên gia về hành động mìn nhân đạo lần thứ ba trong khuôn khổ ADMM+ (FTX 2016), với sự tham gia của Đại diện 18 nước thành viên và Ban thư ký ASEAN.
Sáng 16/ 10, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức họp báo về Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chiều ngày 25/09, tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi triển lãm tranh “& Mưa” của họa sĩ Lê Văn Nhường.
Sáng ngày 18.9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TT Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 ngày thành lập Hội ( 18.9.1945 – 19.8.2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội VHNT đã bế mạc trại sáng tác VHNT các vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay – 2015 với chủ đề “Con người và văn hóa Huế” và công bố tác phẩm của trại viên.
Tối 17/9, tại Trung tâm Văn hóa TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Festival thơ Huế” với chủ đề “Thơ Huế 70 năm” chào mừng 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
Chiều 15/9, Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc không gian trưng bày các đồ án kiến trúc, công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian, ấn phẩm của hội viên và Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập .
Chiều ngày 7/9. tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm với tên gọi Bên Trong của họa sĩ - nhà văn Lê minh Phong.
Chiều ngày 21/8, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Chiều 13/7, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu sách “Chân Linh kỳ bí” của tác giả Lương Duy Cường.
Chiều ngày 26/6, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng tổ chức buổi lễ tưởng niệm giáo sư Trần Văn Khê.
Chiều 6.5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Thành phố Huế), Tạp chí Sông Hương phối hợp với NXB Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu giới thiệu tập Huệ tím của nhà văn Hermann Hesse qua sự chuyển ngữ của dịch giả Thái Kim Lan.
Chiều 24/4, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (thành phố Huế) diễn ra khai mạc triển lãm “Chiến tranh trong nghệ thuật Lê Bá Đảng.” Với nhiều lối nghệ thuật tạo hình khác nhau như hội họa sơn dầu, điêu khắc gỗ, gốm, phế liệu trong chiến tranh… triển lãm đã giới thiệu tới công chúng hơn 70 tác phẩm.
Là một trong những đàn tế lớn của triều đình xưa, và lễ tế đàn Xã Tắc được xếp vào hàng đại tự ngang với đàn Nam Giao và được tổ chức tế lễ hai lần trong năm và chính Hoàng Đế đứng ra chủ trì buổi lễ mỗi ba năm một lần, đàn thờ Xã Thần – thần đất và Tắc Thần – thần ngũ cốc.
Chiều nay 9.3, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (15 Lê Lợi, TP.Huế), tỉnh Thừa Thiên-Huế đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Họa sĩ Lê Bá Đảng.
Cố đô Huế - tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên đôi bờ con sông Hương trong xanh, êm đềm, đẹp nhất thế giới. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, Cố đô Huế vẫn còn giữ được quần thể di tích lịch sử gồm thành quách, cung điện, lăng tẩm hiếm có ở vùng Đông Nam Á
Tối ngày 07/08, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Nhà thiếu nhi Huế tổ chức buổi giới thiệu sách “ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ” của nhà thơ Phan Lệ Dung.
Nằm trong chương trình Phát triển không gian văn hóa, chiều ngày 20 tháng 9, tại nhà sách Phú Xuân, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Công ty văn hóa Phương Nam tổ chức giới thiệu ấn phẩm An lạc mùa chay – món chay dâng mẹ và Lễ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó của tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh.