Nghe quạ kêu ở Calcutta Người phu xe ngồi khâu áo Chiếc áo rách từ thủa chưa có cội bồ đề Giữa tiếng quạ kêu Người phu xe chăm chú đường kim mũi chỉ Quên mất mình đang đợi khách Quạ kêu quạ kêu lẫn dàn kèn xe bus inh ỏi Hai viên Xá Lợi lấp lánh trong nhà bảo tàng Thần Tara(1) vặn mình theo nhịp vũ trụ Quạ kêu quạ kêu ở Calcutta Người bán trà sữa mang họ Barua vốn dòng Thích Ca Dòng Thích Ca bị người đời truy sát Người bán trà sữa ngồi xếp bằng rót một vòng trà cho bọn du khách hiếu kỳ Món trà sữa từ thời Đức Phật Quạ kêu quạ kêu lẫn tiếng rùng rùng những toa xe điện vừa chạy vừa long ra Hai bên hè phố Người chờ việc ngồi bẻ ngón tay trong nắng Lòng đường mấp mô đen bóng những viên gạch trăm năm Quạ kêu quạ kêu trưa nắng Chạy túa ra Bày taxi - bọ cánh cứng màu vàng Cả thành phố người xe lúc nhúc Hăng nồng hương liệu nghìn năm Xa lắc rồi Cõi buồn vui hờn giận của chúng mình Cõi lo toan vặt vãnh của chúng mình Anh cầm tay em Buông mình vào cõi khác Giữa tiếng quạ kêu ở Calcutta ----------------- (1) Một nữ thần hộ mệnh của người Tây Tạng Sông Hằng Mặt trời lên sông Hằng Còn lại bóng đêm xác con trâu mộng Những giàn thiêu nổi lửa ven bờ Ánh bình minh trên vòm đá cổ Tràn xuống sông bầy người ngũ sắc Xin nước sông rửa sạch tội tình Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguội Ướp xác phàm bằng hương liệu sắc - không Sông Hằng sông Hằng cho tôi một giọt nước thiêng Một giọt thôi Giọt nào tẩy hết ưu phiền Sông Hằng sông Hằng cho tôi chết giữa dòng để tái sinh làm nhà thơ hay thiền sư lang bạt Mặt trời lên Loé cười hàm răng anh bán cá Suốt buổi sáng anh nhẫn nại đeo bám du thuyền Để bán cho bằng được một giỏ cá tươi Nụ cười sông Hằng Trên mình con cá em phóng sinh Trên chiếc nhẫn ngón tay em đuổi theo làn cá Nụ cười sông Hằng Triệu triệu năm sông nhẫn nại chở Hi Mã Lạp Sơn về xuôi Nước sông đỏ tươi Bao giờ mòn hết núi... Mưa Bangkok Mưa Bangkok nhơm nhớp Mùi sầu riêng Áp lực màng tang một cái chợ vỉa hè Thèm trận mưa Sài Gòn trắng trời trắng đất. Chiều nay Hoàng Cung đóng cửa Cô “gai”(1) gốc Hoa dỗ tôi vào trung tâm mỹ nghệ cắt cổ Anh tuk - tuk(2) mặt đen toét cười chìa tờ rơi đầy hình gái mat-xa béo núc Pát poong Pát poong(3) Nghe như tiếng rao bánh bao ngon Tôi không hiểu nổi Làm sao trên cái đống bầy hầy hai chân tôi đang dính Lại mọc lên những cao ốc tráng lệ kia Lại phóng đi xa lộ trên không vút tới cổng trời Tôi làm sao hiểu nổi Thành - phố - thiên - thần(4) toàn những người bán lẻ niềm vui trần thế Thailand - mỉm - cười(5) Thigh Land - đùi - dài(6) Lớp lớp thếp vàng trên mình Phật nằm Phật đứng Một trăm lẻ tám quả chuông rộn rã lối vào chùa Tôi ngẩn ngơ theo gót chân trần dưới lớp y vàng rực Đi trong bùn đi trong mưa. Mình hành khất gì đây hành khất một niềm tin bên trên lý lẽ? Hành khất nụ cười phi - du - lịch của em? Chỉ còn hơn một giờ bay là về đến Sài Gòn Vẫn không hiểu mình tìm gì ở (nguồn: TCSH số 225 - 11 - 2007)
---------------- (1) Guide: hướng dẫn viên du lịch (2) Xe động cơ ba bánh, phương tiện chở khách phổ thông ở Bangkok (3) Tên khu ăn chơi nổi tiếng nhất Bangkok (4) Bangkok tên tiếng Thái là Krongthep, nghĩa là “Thành phố của các thiên thần” (5) Khẩu hiệu của ngành du lịch Thái Lan (Smiling Thailand) (6) Những người công kích công nghiệp du lịch tình dục của Thái Lan sử dụng cách chơi chữ đồng âm khác nghĩa: Thigh Land, có nghĩa là “Xứ sở của bắp đùi”, phát âm giống Thailand (Xứ sở của người Thái) |
Thần Đinh uy nghiêm kiêu dũngThanh tao tạc dáng bên trờiĐế vương ngầm ghen thế núiVung roi phạt BÁT NGHĨA SƠN...
Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Công Nam - Sinh 1953Bút danh: Công NamQuê: Hùng Tiến - Nam Đàn - Nghệ AnLà hội viên HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẢI PHÒNGTác phẩm đã xuất bản: - TIẾNG VỌNG ĐÊM MƯA -Thơ (NXB Hải Phòng). - Giải thưởng cuộc thi thơ 2001 - 2003 của TCSH.
Trên bầu trời, một vì sao đỏ chóiRót ánh sáng vào tháng ngày hấp hốiMáu sao rơiGiọt lịm lưng thềmCây nến tim tôi bùng cháy...
Nguyễn Sĩ Cứ - Võ Thị Hồng Tơ - Hoàng Cầm - Đào Duy Anh - Hoàng Ly Thạch Thảo - Võ Văn Luyến - Phạm Duy Tân
Tên khai sinh: Vương Oanh NhiSinh năm 1947 tại Hải Phòng.Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .Học viên khoá IV Trường viết văn Nguyễn DuTác phẩm chính: + Lối nhỏ (1988) + Bài mẫu giáo sáng thế(1993)
CHÂU NHONăm 1968 tại mặt trận biên giới Việt - Lào, trung đội chúng tôi sau 3 ngày quần nhau với địch, 3 đồng chí hy sinh và trung đội trưởng bị thương nặng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, đêm đó trung đội trưởng đã “nói chuyện với người yêu” trong cơn mê sảng. Xúc động trước tình cảm đó, tôi đã chuyển lời của người liệt sĩ thành bài thơ gửi về cho người yêu của anh ở hậu phương là cô Lê Thị Ánh, giáo viên cấp I ở một bản thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An.
Hà Duyên - Nguyễn Thụy Kha - Nguyễn Thanh Văn - Nguyễn Văn Quang - Phạm Xuân Dũng - Lê Tuấn Lộc - Hồng Thị Vinh
Phạm Tấn Hầu - Lê Ngã Lễ - Lương Ngọc An - Lê Bá Thự - Phạm Thị Anh Nga - Đoàn Mạnh Phương - Trịnh Văn - Nhất Lâm - Hoàng Lê Ân.
NGUYỄN VĂN DINHCâu thơ BácThuở chăn đơn Bác đắp trong hangỐc suối, cơm ngô, nõn chuối ngànThơ Người vẫn viết cho ta đọc"Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Nguyễn Trọng Tạo - Diệp Minh Luyện - Nguyễn Việt Tư - Lê Viết Xuân - Trần Lan Vinh - Mai Văn Phấn
Trương Đăng Dung - Văn Công Hùng - Nguyễn Thụy Kha - Văn Công Toàn - Vĩnh Nguyên - Phan Tường Hy
Vũ Thị Huyền - Công Nam - Nguyễn Cảnh Tuấn - Đặng Hiển - Trần Đôn - Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Thị Thái
LTS: Binh đoàn Hương Giang thành lập ngày 17.4.1974, mang tên dòng sông thơ mộng. Sau khi giải phóng Huế, Binh đoàn tham gia chiến dịch thống nhất Tổ quốc, tiến thẳng vào Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975. Sống lại những ngày tháng oai hùng đó, Nguyễn Trọng Bính, một sỹ quan của Binh đoàn đã viết trường ca “Nhật ký dòng sông” năm 2008. Tác phẩm này vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác tiểu thuyết, trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006 - 2008. Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu cùng bạn đọc một trong số 11 chương của trường ca này.
CAO XUÂN THÁISinh năm: 1948 - Tại Vương quốc Thái LanVề nước năm 1960Quê quán: Hoa Lư - Ninh BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch Hội VHNT Hà Giang - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Hà Giang.
Nguyễn Đông Nhật - Chử Văn Long - Lê Hoàng Anh - Trịnh Lữ - Đào Trung Việt - Nguyễn Trần Thái - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Loan - Nguyễn Văn Quang
Hải Trung - Văn Cầm Hải - Ngô Tự Lập - Nguyễn Tấn On - Phan Trung Thành - Trần Thị Thu Huề
Lê Ngọc Thuận - Từ Dạ Thảo - Đặng Hùng Thường - Tuệ Lam - Hoàng Thị Thiều Anh - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Hoa - Nguyễn Thị Tân Hoa - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Thụy Kha
Hữu Thỉnh - Lưu Ly - Đặng Nguyệt Anh - Sơn Thu - Trịnh Thanh Sơn - Nguyễn Xuân Sang - Văn Công Toàn - Nguyễn Ngọc Hưng - Nguyễn Thị Ngọc Hà - Nguyễn Thiền Nghi - Nguyễn Mẫn Cán - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Xuân Tùng - Lê Thị Mây - Lê Viết Xuân - Ngô Minh - Quang Huy - Thái Doãn Long - Hà Minh Đức - Sơn Đức - Tôn Nữ Thu Thuỷ - Lê Khánh Mai - Bùi Minh Quốc - Ngô Đức Tiến - Trương Quân - Trương Nam Hương - Đoàn Mạnh Phương - Nguyễn Sĩ Cứ - Thuý Nga - Lê Huy Quang - Hồ Thế Hà - Phạm Đình Ân - Trần Tâm - Hoàng Xuân Thảo
Thục Linh - Ngân Vịnh - Nguyễn Ngọc Phú - Hoàng Bình Trọng - Tôn Phong
Sâu tưởngtrong sâu tưởng...ta có phải là mìnhhay tái bản cuộc đời nào đómà bằng lặng một đêm chưa thểphiên bản bốn mùa trong gió cơ man...