Chùa Thiên Mụ đẹp nhất xứ đàng trong...

09:11 12/01/2015

Là một ngôi chùa gắn liền với những di tích và danh lam thắng cảnh của cố đô Huế, chùa Thiên Mụ nổi tiếng và thu hút du khách bốn phương không chỉ bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, mà còn một vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, cộng với sự bình yên thơ mộng..

Nằm ở tả ngạn sông Hương, trên ngọn đồi Hà Khê thơ mộng, cây xanh phủ dày, gió mát rượi bốn mùa, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về hướng Tây, chùa Thiên Mụ nằm giữa một không gian non nước hữu tình, đã từng là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm thi ca nhạc họa.
chua Thien Mu
 Chùa Thiên Mụ nhìn từ sông Hương, thật là một bức tranh thanh bình, thơ mộng.
chua Thien Mu

Từ trên chùa Thiên Mụ, có thể nhìn xuống dòng sông Hương đang lặng lờ trôi. 

Được chính thức khởi lập vào năm Tân Sửu, tức 1601, vào thời Chúa Tiên (Chúa Nguyễn Hoàng), vị chúa đầu tiên của xứ Đàng Trong, chùa Thiên Mụ trải qua nhiều lần trùng tu, nhiều biến cố, chịu thiên tai đổ nát rồi lại được xây dựng lại, mở rộng thêm, cho đến nay vẫn sừng sững nét oai nghiêm, và mang nét đẹp bền vững với thời gian.

Từ bến sông Hương nhìn lên chùa, sẽ thấy ngay Tháp Phước Duyên đứng ngay giữa sân, trước cổng chùa, oai nghiêm cao vút vươn lên trời. Tháp được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844, hình bát giác cao 21 mét bao gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có những tượng Phật đặt bên trong.
chua Thien Mu
Tháp Phước Duyên nhìn từ bên ngoài giữa trời xanh nắng vàng. 
Qua khỏi Tháp Phước Duyên là Điện Đại Hùng, ngôi điện chính trong chùa, một công trình kiến trúc được bảo tồn khá nguyên vẹn dù trải qua nhiều biến cố của thời cuộc. Vẻ đẹp của điện Đại Hùng vừa cổ kính thâm nghiêm, vừa nguy nga đồ sộ. Xung quanh chùa là khuôn viên với vườn hoa cỏ tươi tốt, xanh xanh, được chăm sóc hàng ngày.
chua Thien Mu
Điện Đại Hùng cổ kính, thâm nghiêm và nguy nga, đồ sộ. 
Từ sân chùa nhìn xuống là dòng sông Hương lững lờ trôi nhẹ nhàng giữa vùng trời nước mênh mông thăm thẳm. Những chiếc thuyền neo đậu hiền hòa dưới bến, chờ đợi những người khách đang viếng thăm chùa. Những hàng thông ba lá của xứ ôn đới kỳ lạ lại luôn tỏa một màu xanh tươi mát ở đây, xõa bóng xuống che các khoảng sân chùa mát rượi. Đến viếng chùa là quên hết mệt nhọc, nóng bức hay đường xa.. Đến đây, chỉ còn sự thanh bình, thư thái, mát dịu trong tâm hồn.
chua Thien Mu
  

Xung quanh chùa là phong cảnh nên thơ

chua Thien Mu
Nhiều bức tượng, hình ảnh chạm trổ, tạc trên những bức tường khéo léo
chua Thien Mu

Trên những mái chùa là những chi tiết chạm trổ rất nghệ thuật, điêu luyện.

Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, lịch sử hiếm có, chùa Thiên Mụ còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, những bức hoành phi, những câu đối cổ, những bức tượng cổ quý hiếm, nhiều bia đá chuông đồng, vừa quý giá về lịch sử, vừa giá trị về nghệ thuật.
chua Thien Mu

Một chiếc thuyền neo đậu trên bến sông, đưa khách vào viếng cảnh chùa.

 Tất cả đã tăng thêm sự cuốn hút của ngôi chùa cổ nhất, đẹp nhất xứ Huế. Nơi đây đã được xếp vào bảng danh sách 20 thắng cảnh tuyệt vời nhất đất Thần Kinh, nơi bạn nhất định phải ghé qua thì về thăm cố đô Huế một ngày nào đó

Kinh nghiệm du lịch Huế và thăm chùa Thiên Mụ:  
- Thời tiết dễ chịu nhất để đến Huế là vào tháng 1 đến tháng 2. Tuy vậy, có rất nhiều người chọn tháng 5, tháng 6 để đến Huế dù trời mưa nhiều và thời tiết nóng, nhưng là mùa hoa phượng nở đỏ rực, rất hợp với phong cảnh ở Huế. Đặc biệt là khi đến thăm chùa Thiên Mụ vào mùa Hè, bạn sẽ thấy những tán phượng nở đỏ rực buông xuống trước cổng chùa, một cảnh sắc rất đẹp.

- Từ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều có nhiều chuyến bay đến Huế khởi hành hàng ngày. Nếu đã có kế hoạch du lịch Huế thì nên đặt vé sớm để có vé giá rẻ. Ngoài ra bạn cũng có thể đến Huế bằng xe khách giường nằm hoặc bằng tàu Thống Nhất. Giá vé tàu từ 400.000đ đến hơn 1 triệu tùy vào ghế ngồi cứng hay giường nằm và có máy lạnh.

- Từ Huế muốn đi chùa Thiên Mụ bạn có thể đi bằng thuyền, mua vé tại bến sông Hương ngay trung tâm thành phố, hoặc đi xe ôm, hoặc thuê xe máy tự đi. Giá thuê xe máy từ 120.000 – 200.000 tùy theo thỏa thuận và tùy loại xe. Bạn hỏi thuê xe tại khách sạn.

- Gần chùa Thiên Mụ là Điện Hòn Chén và Lăng Minh Mạng, bạn có thể mua vé đi luôn các điểm trên kết hợp với chùa Thiên Mụ để tiết kiệm thời gian.

Theo một Thế Giới

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trong không khí sôi nổi của các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2009), Trung tâm BTDT CĐ Huế sẽ tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình.

  • Sáng ngày 22-3, nhận lời mời của tạp chí Văn hóa Quân sự (cơ quan thường trú Miền Trung-Tây Nguyên) và  Hội Nhà văn Đà Nẵng, nhóm anh em văn nghệ sỹ Huế trên 20 người gồm các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhạc sỹ và nghệ sỹ trình diễn...  đã đến tham dự chương trình thơ, nhạc, triển lãm ảnh với chủ đề: “Hội ngộ Hải Vân Quan” tại đỉnh đèo Hải Vân.

  • Nhân kỷ niệm 140 năm ngày danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam và khai sinh hiệu ảnh Cảm Hiếu đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, kỷ niệm 56 năm ngày ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật- Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Huế tổ chức khai mạc 2 phòng triển lãm ảnh "Gia đình Việt Nam xưa" và triển lãm các  "Tác phẩm được giải thưởng qua thời kỳ trong suốt 30 năm qua".

  • Tập tranh Sông Hương của họa sĩ Gérald Gorridge, giảng viên Đại học Hình ảnh Angouleme, được ra mắt ngày 9/3 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris.

  • NGUYỄN KHÁC PHÊ (Đọc “Nửa vòng đất lạ buồn vui xứ người” của Bảo Cường)  Tôi tin là Bảo Cường không tự ái khi bị (hay “được”) gọi là “nghệ sĩ hát rong”.  Vì không dễ có được danh hiệu này. Người nghệ sĩ không hề bị trói buộc, chẳng hề ra giá “cát-sê”, gần gũi với nhiều tầng lớp công chúng ở mọi phương trời mới  được tặng danh hiệu dân dã mà đáng yêu  đó.

  • Sáng ngày 17 - 2 - 2009, Tạp chí Sông Hương phối hợp cùng Hội Nhà văn TT. Huế tổ chức buổi ra mắt tập truyện ngắn đầu tay của tác giả Nguyễn Đặng Mừng: Bóng chiều hôm (Nxb Hội Nhà văn, 2009). Đến dự có đông đảo các nhà văn, dịch giả, những người có uy tín trong hoạt động văn học nghệ thuật như: Trần Thùy Mai, Nguyễn Khắc Thạch, Tô Nhuận Vỹ, Bửu Ý, Thái Kim Lan, Đặng Tiến…

  • “…Mới ngày nào của buổi sáng hội ngộ mùa thu 2008, các bạn trẻ cùng nhau thảo luận về sân chơi cho văn chương trẻ, nhận ra sự bơ vơ mà như một lời tự tình rất thực đã so sánh: “Con nai vàng ngơ ngác của nhà thơ Lưu Trọng Lư còn có thảm lá vàng để dẫm lên, còn những bước chân tập tễnh vào chốn văn chương của những cây bút trẻ đã không biết dẫm lên đâu trong mênh mông cuộc sống xô bồ hiện tại”.

  • Có thể nói như vậy về cuộc “ra quân” cùng lúc của 14 họa sĩ trẻ tại cơ sở “Nghệ thuật không gian mới” ở thôn Lại Thế (xã Phú Thượng, Phú Vang) chiều ngày 21/12/2008.

  • Sáng sớm ngày 7-12-2008, giữa rừng thông bên núi Ngũ Phong, phường An Tây TP Huế đã diễn ra Đại lễ khánh thành đền thờ vua Trần Nhân Tông (TNT) - nhân kỷ niệm 750 năm ngày sinh vua TNT 7/12/1258-7/12/2008 và 700 năm ngày mất 1308-2008 do Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức trong khu Trung tâm văn hóa Huyền Trân.

  • Ngày 22/11 vừa qua, tại xóm 3 thôn Lại Thế huyện Phú Vang đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc triển lãm tranh “Nơi mới” của các nghệ sĩ: Phan Hải Bằng, Nguyễn Thiện Đức, cặp song sinh Lê Đức Hải - Lê Ngọc Thanh, Võ Xuân Huy, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Thiện.

  • Tạp chí Sông Hương phối hợp với Học bỗng Vang Vang đã trao 65 suất quà cho con em bà con lao động nghèo, cụ thể là các cháu từ 5-10 tuổi con em các nghiệp đoàn xích lô xe thồ ở thành phố Huế.

  • Các cháu đều rất đáng thương tâm, chịu nhiều thiệt thòi vì tật nguyền, nhiều cháu gặp phải bệnh chân voi, bại não nằm liệt người một chỗ, thiểu năng trí tuệ không tự ăn uống sinh hoạt được, câm điếc bẩm sinh. Các cháu đều ở trong những ngôi nhà nghèo, bố mẹ là công nhân lao động lương không đủ trang trải và không có điều kiện chăm sóc các cháu ... 

  • Đề án nhằm xây dựng thành phố Festival Huế mang tầm quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; xây dựng Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival.

  • Rồi thì năm 2000, năm chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ cũng đã qua, để cho thế kỷ XXI chính thức khai mạc vào xuân Tân Tỵ này.

  • Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tuyên dương gia đình chị Lê Thị Thêu, người dân tộc Katu, trong phong trào hiến máu nhân đạo. Có tới 9 thành viên trong gia đình chị cùng tham gia hiến máu.

  • Do ảnh hưởng của hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần hai tháng qua, hàng chục ha cây thanh trà ở xã Thủy Biều, TP Huế không thể ra hoa.