Sáng ngày 5/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi gặp mặt các nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sĩ Huế để lắng nghe những ý kiến đóng góp trong việc phát triển văn hóa nghệ thuật của tỉnh và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Huế trên tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Xây dựng Huế là một xứ sở hạnh phúc
Điểm lại những thành tựu nổi bật của tỉnh trong năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, năm 2019 là năm khởi sắc của tỉnh với nhiều chỉ tiêu và mục tiêu đạt được. Cuộc di dân lịch sử kinh thành Huế không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn là bệ phóng để phát triển; việc xây dựng chính quyền điện tử và triển khai các dịch vụ đô thị thông minh cùng với đó là phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" đã gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân với một khát vọng và "Một giấc mơ Huế" không chỉ đẹp về văn hóa di sản mà Huế phải vươn lên để "Huế là một xứ sở hạnh phúc".
Đặt vấn đề về định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới, Chủ tịch Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để phát triển, nhất là thực hiện được mục tiêu Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, chúng ta cần phải thay đổi 3 tư duy lớn, đó là "Tư duy về phát triển", "Về huy động nguồn lực" và "Tư duy phục vụ"; phải tạo được sự đồng thuận xã hội cho thực hiện các chủ trương, định hướng phát triển mới. Vì vậy, tại buổi gặp mặt này lãnh đạo tỉnh mong muốn được lắng nghe những ý kiến tâm huyết, những đề xuất về phát triển Thừa Thiên Huế trong thời gian tới của nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sĩ Huế.
![]() |
Toàn cảnh buổi gặp mặt |
Nhiều ý kiến tâm huyết
Mở đầu buổi trao đổi, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế trăn trở: "Bấy lâu nay, chúng ta nói yêu Huế, nhưng làm gì cụ thể cho Huế phù hợp với khả năng của mình thì còn hạn chế. Phải khẳng định rằng, tiềm lực của văn nghệ sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu Huế rất hùng hậu và có uy tín, vấn đề là làm thế nào để khơi gợi tiềm năng ấy?"
Đồng tình về quan điểm phát triển Thừa Thiên Huế nhanh dựa vào tri thức và bền vững dựa vào văn hóa để xây dựng "Một giấc mơ Huế", một khát vọng xây dựng "Huế thành quê hương hạnh phúc". Đặc biệt là thực hiện thành công Nghị quyết 54 về xây dựng, phát triển đô thị Thừa Thiên Huế, vậy thì muốn xây dựng đô thị di sản phải có văn hóa di sản; do đó phát triển kinh tế vùng đất di sản, về lâu dài cần phải tập trung phát triển mạnh du lịch văn hóa và di sản. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc bày tỏ: "Những gì phát triển sau này nên gắn với trục xương sống văn hóa di sản. Muốn vậy phải xây dựng con người của đô thị di sản, những người mang tính cách và văn hóa Huế, đại diện cho tinh hoa của Huế. Làm sao cho sinh hoạt tinh hoa văn hóa Huế có sức sống trở lại; ví như những tà áo dài của "Nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa", đến những nét văn hóa riêng, độc đáo của người Huế...Ngành giáo dục cũng phải nghĩ làm sao phải đào tạo con người biết ăn Huế, mặc Huế, nói Huế…; đáng mừng là "Ca Huế" đã được đưa vào trường học, nhưng cần phải duy trì và nhân rộng để kích hích sự tự hào, làm sao để lớp trẻ thực hành được nét Huế ra bên ngoài.
Nghệ nhân ẩm thực Hoàng Thị Như Huy cho rằng, diện mạo Huế đang ngày một khởi sắc, nhưng Huế vẫn còn những điều trăn trở. Đó là vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm; cần quan tâm xử lý rác thải, hình thành văn hóa giao thông đối với người đi bộ...Để phát triển gắn với di sản, Nghệ nhân Hoàng Thị Như Huy mong muốn, Tỉnh quan tâm khai thác các dòng sông ở Huế để phát triển du lịch như sông Ngự Hà đẹp cần phải đưa vào khai thác tạo ra sản phẩm du lịch trên sông, hay xây dựng vườn thuốc Nam trên thượng thành sau khi di dời dân cư để vừa tạo cảnh quan vừa là nguồn dược liệu cho phát triển y học cổ truyền vốn rất nổi tiếng của Huế.
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương phát biểu tại buổi gặp mặt |
Phấn khởi trước những thành tựu và hướng đi của Thừa Thừa Huế ngày càng rõ hơn như "An ninh trật tự giữ vững, vấn đề bảo tồn di sản, trị thủy làm tốt", . Đối với việc bảo tồn và phát triển văn hóa, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm cho rằng, việc bảo tồn "Di Luân đường" thành bảo tàng khoa cử là việc rất hay, nhưng cần xây dựng thêm Trung tâm hán học ở đây để tạo thành không gian văn hóa sâu sắc.
Liên quan đến phát triển văn hóa, nhà thơ Võ Quê đề xuất phải thức tỉnh các thiết chế văn hóa; "Huế là đất văn, đất thơ cần xây dựng bảo tàng văn học; cần có nhà triển lãm để tổ chức các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh lớn tầm quốc gia". Nhà thơ Võ Quê cũng cho hay "Khi mở rộng thành phố thì các thiết chế văn hóa và con người văn hóa phải là hạt nhân của một đô thị di sản".
Về triển khai, thực hiện Nghị quyết 54 -NQ/TW của Bộ Chính trị, PGS. TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế cho rằng cần phải sớm hoàn thành đề án đặc thù về đô thị di sản để văn nghệ sĩ thực hiện nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học sâu hơn. "Tỉnh nên đặt hàng cho các nhóm đề tài, các trường đại học, tổ chức các hội nghị tư vấn để quy tụ những người nghiên cứu, sáng tác ở Huế rất am hiểu về Huế và có tâm huyết. Một số ý kiến của đội ngũ văn nghệ sỹ cũng đề nghị Tỉnh nên có các cuộc hội thảo về di sản văn hóa Huế để việc gìn giữ và khai thác tốt nguồn di sản văn hóa không chỉ là di sản vật thể, di sản phi vật thể đã được UNESCO công nhận mà còn cả thiên nhiên của vùng đất Cố đô.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế kéo dài đến 700 năm với gia tài đồ sộ trong văn hóa Huế; vấn đề là bảo tồn và phát huy nó như thế nào; đồng thời cần phải quan tâm việc xây dựng đời sống văn học nghệ thuật của tỉnh song hành với phát triển kinh tế, bởi nếu văn học nghệ thuật đi lùi thì văn hóa cũng đi lùi.
Tập trung để phát triển Huế trên nền tảng khác biệt, bảo tồn di sản văn hóa song song với phát triển kinh tế
Ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp đầy tâm huyết của các nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sỹ Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, những vấn đề được các đại biểu nêu ra hôm nay cũng là những trăn trở của Tỉnh trong nhiều năm qua giữa "Bảo tồn và phát triển", nhưng với những gì chúng ta đã làm được trong thời gian qua đã được khẳng định trong Nghị quyết 54 -NQ/TW của Bộ Chính trị là một kết quả lớn làm nền tảng và vận hội mới cho tỉnh nhà phát triển.
Quan điểm xuyên suốt là "Tư duy về phát triển", "Về huy động nguồn lực" và "Tư duy phục vụ", Tỉnh sẽ tập trung để phát triển Huế trên nền tảng khác biệt, bảo tồn di sản văn hóa song song với phát triển kinh tế. "Việc này không hề đơn giản, nhưng khi đã có quyết tâm và với những quy hoạch, chủ trương và định hướng tốt thì sẽ vượt qua được". Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.
Tiếp thu các ý kiến của các nhà nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sỹ, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, tỉnh sẽ tổ chức các hội thảo về tính cách, con người Huế, phát huy giá di sản Huế, bảo tồn Hán học…Đồng thời quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa; trong định hướng sắp tới sẽ khôi phục lại Nhà hát Cửu Tư Đài tại cung An Định; thư viện cũng phải được xây dựng tầm cỡ, ca Huế phải có không gian diễn xướng; đồng thời, tăng cường giáo dục lịch sử văn hóa con người Huế cho các cấp học...
Theo thuathienhue.gov.vn
Chiều 05/11/2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc phòng tranh của tác giả Hoàng Xuân Định, tại 26 Lê Lợi.
Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thuỷ Thừa Thiên Huế 1999- 2009, Tạp chí Sông Hương số 249 tháng 11/2009 thực hiện Chuyên đề LỤT. Chuyên đề nhằm tưởng nhớ niệm các nạn nhân đã bị trôi trong cơn nước dữ, nhắc lại những điều khủng khiếp không thể nào quên mà thiên nhiên đã bạo hành; nhắc lại để thêm tri ân nghĩa đồng bào, tri ân những tấm lòng nhân ái, hào hiệp còn mãi quanh ta... của các tác giả đã từng chứng kiến trận lũ lịch sử 1999. Ngoài ra còn có các bài viết mới của các tác giả nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...
Chiều ngày 28/10, tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009- 2011.
Chiều 13/10, Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế đã tổ chức lễ ra mắt tại Nhà Văn hoá thành phố.
Hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chiều ngày 10/10, tại số 4 Hoàng Hoàng Hoa Thám, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Huế đã khai mạc phòng triển lãm tranh Cảm xúc từ những Cố Đô.
Chiều ngày 6/9, tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Hội nghị tổng kết Phong trào xây dựng làng văn hoá giai đoạn 1997-2009 và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2009, Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 21/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Nhà Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo Văn học Nhật Bản” tại trụ sở Hội LH VHNT, 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 19/9, tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá và Thông tin TP Huế và hoạ sỹ Lê Duy Đoàn cùng phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh sơn dầu mang tên “Lạ”.
Sáng ngày 7/9, tại thành phố Huế, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình và chỉ đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Sáng 6/9, tại trụ sở 130/7 Đặng Thái Thân, TP Huế, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội ( tên viết tắt là CODES) đã công bố thành lập và tổ chức lễ công bố sứ mệnh CODES, đồng thời ký kết hợp tác giữa CODES với các đối tác: Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (CMD) thuộc trường ĐH Khoa học Huế, Công ty Cổ phần truyền thông Nghệ thuật hiện đại VN (VMA) ở Hà Nội,Tạp chí Sông Hương, trường Tiểu học Kim Long (Huế).
Chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 (1945- 2009) và 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thể thao thành phố Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật Mùa thu 2009 tại số 4 Hoàng Hoa Thám và phòng trưng bày các tác phẩm Nhiếp ảnh đạt giải trong 30 năm qua tại 26 Lê Lợi, Huế.
Ngày 13/8/2009, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Thế giới UNESCO – Đại học Waseda đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn Di tích Huế và Dự án Phục nguyên Điện Cần chánh.
Tối ngày 8/8, tại Nhà Thiếu nhi Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo- Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo - thành phố Huế cùng đơn vị sở tại đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ sáng tác văn học Sao Khuê (1979- 2009) và Trao giải sáng tác văn thơ thiếu nhi 2009.
Ngày 25/7, tại 197 đường Âu Cơ, Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật cộng tác viên tại Hà Nội.
Sáng ngày 16/7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt đã phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt các nhạc sỹ nhằm trao đổi về công tác bảo hộ bản quyền các tác phẩm âm nhạc.
Tối ngày 5/6, tại xã Quảng Ngạn, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm công diễn tác phẩm và bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.
Tối ngày 11/6, tại sân vận động Tự Do Huế, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công ty TNHH Bia Huế, Hội doanh nghiệp Tỉnh, Công ty Quảng cáo và Tổ chức sự kiện Hải Vân tổ chức đêm nhạc từ thiện Thêm ánh sáng cho đời, nhằm gây quỹ giúp đỡ 300 bệnh nhân nghèo mổ mắt do bệnh đục thuỷ tinh thể.
Chiều 6/6, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố danh hiệu “Lăng Cô- Vịnh đẹp thế giới”. Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp thế giới (Worldbays Club) ghi tên vào danh sách, trở thành một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới.
Chào mừng 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), số 244 tháng 6/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, trưa ngày 31/5, tại 37 Lê Ngô Cát, thành phố Huế, Câu lạc bộ ca Huế Phú Xuân thuộc Trung tâm Văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương và Hội giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam Rose đã tổ chức Liên hoan cho các em của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân và Gia đình trẻ em đường phố 108 Chi Lăng.