Chú chuột tinh khôn Mushika của thần hạnh phúc và may mắn Ganesa

14:52 13/03/2020

NGUYỄN TÚ ANH - TRẦN KỲ PHƯƠNG

Trong nghệ thuật Ấn Độ cũng như nghệ thuật Chàm, hình tượng con chuột luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, đó là con chuột nhà hay chuột nhắt (mouse), chứ không phải chuột cống.

Thần Ganesa du hành cùng chú chuột Mushika là một hình tượng rất phổ biến trong tranh tượng Ấn Độ. Loại tranh này được bày bán để tín đồ của Ganesa mua về trang trí trên bàn thờ tư gia. Thần hiện diện khắp nơi để cứu giúp mọi người vượt qua mọi thử thách.


Chuột nhắt trong truyền thuyết Ấn Độ gắn liền với thần Ganesa, được đề cập đến trong nhiều kinh điển của Ấn Độ giáo như kinh Matsya Purana và sau đó là kinh Brahmananda Purana, một trong mười tám cổ thư của Ấn Độ, các bộ kinh này đề cập đến các lớp biểu tượng phức tạp được mô tả trong những thần thoại và truyền thuyết khác nhau. Trong những văn bản cổ này, tên chú chuột nhắt của thần Ganesa được biết đến là Mushika.

Trong các bộ kinh cổ kể trên, có ba truyền thuyết khác nhau kể về sự ra đời của chú chuột Mushika. Câu chuyện thứ nhất kể rằng Mushika là món quà thần Shiva tặng riêng cho  Ganesa khi nghe con trai của mình phàn nàn  về việc không có bạn đồng hành.  Tuy nhiên, một truyền thuyết khác lại  giải thích về con vật cưỡi (vahana) của thần Ganesa rằng, đã từng có một con quỷ tên là  Mushikasura, hắn ta tàn phá thế giới và làm cho nơi nơi khiếp sợ. Vì thế, Ganesa được chư thần (Deva) phái đi tiêu diệt con quỷ này. Sau một trận chiến khốc liệt, con quỷ đã bị Ganesa đánh bại. Nhưng trước khi Ganesa sắp sửa chính thức giết hắn, Mushikasura đã nhận thấy sức mạnh thần thánh của Ganesa và thiện tâm của vị thần này, cho nên nó đã cúi nhận những sai phạm của mình, cầu nguyện và van xin Ganesa tha thứ. Thần Ganesa chấp thuận tha thứ cho con quỷ với điều kiện là Mushikasura phải phục vụ cho thần mãi mãi. Mushikasura ngay lập tức đồng ý phục tùng thần Ganesa bằng mọi giá, dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh. Lúc đó, Ganesađã ban phước lành và biến Mushikasura thành một chú chuột nhắt tinh khôn. Từ đó, chú chuột đã trở thành người bạn đồng hành trung thành và là vật cưỡi của thần Ganesa, được biết đến với cái tên Mushika.

Một ghi chép khác lại kể rằng đã từng có một nhạc công tên Krauncha, người bị nguyền rủa đã trở thành một con chuột bởi vì Krauncha rất kiêu ngạo nên đã vô tình hoặc có thể là cố ý giẫm lên dấu chân của nhà hiền triết Vaamadeva. Krauncha bị biến thành một con chuột khổng lồ. Người nhạc công vô cùng đau đớn cho sự bất hạnh của mình và bắt đầu phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Thần Ganesa đã nhìn thấy điều đó nên bắt giữ con chuột bằng một chiếc thòng lọng. Giống như câu chuyện trước, con chuột đã cầu xin sự tha thứ và lòng thương xót của Ganesa, vì thế thần đã giảm kích thước của chuột xuống và khiến nó trở thành bạn đồng hành của Ganesa, được đổi tên thành Mushika.
 

Tượng chú chuột Mushika  bằng đồng thờ trong một ngôi  đền Ấn Độ giáo. Tín đồ cúng  dâng hoa, sữa, mật và bánh kẹo  cho chuột để cầu mong may mắn  và hạnh phúc.

Tuy vậy, bất kể là trong truyền thuyết nào, Mushika luôn là người bạn thân thiết và trung thành, luôn ở bên cạnh để hỗ trợ cho thần Ganesa. Chuột Mushika đồng hành cùng ba trong tổng số tám hóa thân để hành thiện của thần Ganesa, chú chuột là biểu trưng cho bản chất cao quý của mỗi cá nhân. Trong kinh Ganesa Purana, thần Ganesa sử dụng chuột Mushika như là phương tiện của mình trong lần hóa thân cuối cùng. Do vậy, chú chuột Mushika đã xuất hiện như một đề tài chính trong các tác phẩm điêu khắc cùng với thần Ganesa ở miền trung và miền tây Ấn Độ từ thế kỷ thứ 7, và luôn luôn được đặt gần bên chân của thần Ganesa.

Chú chuột Mushika cũng là trung tâm của nhiều câu chuyện khác liên quan đến thần Ganesa và do đó được coi là biểu tượng của sự may mắn và lòng trung thành trong Ấn Độ giáo. Thậm chí còn có một câu kinh cầu nguyện nổi tiếng đề cập đến chú chuột Mushika trong kinh Ganesa Puruna như sau:

“Ngài là đấng sở hữu chú chuột Mushika, đó là phương tiện di chuyển của ngài, tay ngài cầm chén mật Modak, Đấng  thần linh với đôi tai lớn như những chiếc  quạt, và ngài đeo sợi dây thiêng, Ngài  là con trai của đấng tối cao Maheswara  (thần Shiva), ngài có vóc dáng thấp tròn,  Ôi! Đấng hộ trì vượt qua mọi chướng ngại,  con xin quỳ dưới bàn chân linh thánh của  ngài.”

Theo truyền thống Ấn Độ giáo, các tín đồ dâng những món đồ ngọt nhỏ cho chú chuột Mushika sau khi họ cầu nguyện và cúng dường cho thần Ganesa, dù là bàn thờ được lập ở nhà hay trong những ngôi đền linh thiêng. Kinh Ganesa Puruna giải thích rằng nếu hình tượng chuột Mushika được đặt ngồi gần chân Ganesa và chỉ nhìn chằm chằm vào dĩa bánh Laddu (bánh ngọt hình tròn có nhân đậu) nhưng không ăn, điều đó biểu thị cho sự hướng vọng đến bản chất hoàn hảo của con người, người đó đã chinh phục được bản ngã của mình. Bởi vì chú chuột Mushika có thể từ bỏ thói quen gặm nhấm của nó; nghĩa là những tính xấu trong một cá nhân có thể được sửa đổi; và không gì có thể gặm  nhấm được những điều tốt đẹp và cao quý của  một con người. Điều đó cũng biểu thị rằng một  bản ngã được thanh lọc hoặc được kiểm soát có  thể sống trong thế gian mà không bị ảnh hưởng  bởi những cám dỗ trần tục. Chú chuột Mushika  là phương tiện của thần Ganesa, biểu thị rằng  con người phải biết tự kiểm soát bản ngã tối tăm để trí tuệ được tỏa sáng.
 

Tượng Ganesa đứng của điêu  khắc Champa, phát hiện tại thánh địa  Mỹ Sơn, thế kỷ thứ 8, bằng sa thạch.  Bàn tay trái phía dưới cầm chén mật  Modak, đầu rắn nhô cao trên đĩa mật  và mình rắn quấn quanh chiếc bụng  to tròn của thần Ganesa. Tượng trưng  bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà  Nẵng. Ảnh Bảo tàng Metropolitan.

Một tuyệt tác điêu khắc chất liệu sa thạch phát hiện tại thánh địa Mỹ Sơn thể hiện thần Ganesa mặc sampot với hình tượng đầu cọp là biểu trưng cho sức mạnh của Ganesa, một trong bốn tay thần cầm chén mật Modak. Điểm nổi bật là hình một con rắn quấn quanh phần bụng to tròn của thần Ganesa, bởi rắn được xem như là bạn của người nông dân theo truyền thuyết Ấn Độ và một số quốc gia Đông Nam Á có ngành nông nghiệp trồng lúa. Theo đó, người nông dân luôn rất lo lắng vì chuột phá hoại mùa màng vào mùa lúa chín, chuột đào hang trên khắp các đồng lúa và dự trữ thức ăn trong các hang đó bởi tập quán sinh sôi nảy nở rất nhanh của chúng. Tuy vậy, rắn là khắc tinh của chuột, chuột là thực phẩm trong tự nhiên của loài bò sát này, vì thế người nông dân tin rằng rắn bảo vệ mùa màng cho họ.

Một câu hỏi được đặt ra, vì sao chuột được tôn thờ? Theo các lý giải trong truyền thuyết Ấn Độ, với khả năng không ngừng sinh sôi nảy nở nên chuột phải tích lũy thực phẩm. Tập quán tích lũy để có sự đủ đầy được xem là tính tích cực lớn nhất của loài gặm nhấm này, dù việc tích lũy đó là do phá hoại mùa màng của nông dân.

Thần Ganesa xuất hiện đã giải quyết các vấn đề xung đột giữa người, rắn và chuột, mang đến sự thịnh vượng và sung túc nhờ vào sức mạnh và quyền năng của mình. Thần Ganesa di chuyển thường xuyên trên lưng chuột Mushika, do đó Mushika luôn phải túc trực bên cạnh thần, vì thế chuột không còn làm phiền lòng người nông dân nữa.

N.T.A - T.K.P  
(TCSH372/02-2020)



 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VALENTIN HUSSON    

    Trước hết, ta phải hướng sự chú ý đến động từ “cách ly” khi mà với tư cách là một ngoại động từ, nó có nghĩa là sự vứt bỏ ra khỏi một giới hạn; trong khi với tư cách là một nội động từ, nó hướng đến sự ràng buộc để ở lại trong một vài giới hạn nhất định. Nó vừa nói lên cả sự vứt bỏ lẫn sự rút lui; vừa hiện diện vừa vắng mặt.

  • HIỀN LÊ

    Hiroshi Sugimoto (sinh năm 1948 tại Tokyo) là nhà kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia người Nhật.

  • Palomar là tác phẩm hư cấu cuối cùng của Italo Calvino (1923 - 1985), một trong những nhà văn lớn nhất của Ý ở thế kỉ 20, xuất bản tháng 11 năm 1983.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN  

    Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương.

  • JEAN-CLET MARTIN   

    Trong thời điểm cách ly và tự cách ly này, thế giới tái khám phá ra chiều kích mang lại cho nó một phương hướng nhất định.

  • Slavoj Žižek, nhà triết học người Slovenia, được mệnh danh là “nhà triết học nguy hiểm nhất ở phương Tây” hiện nay. Ông nổi tiếng với tác phẩm Đối tượng trác tuyệt của ý thức hệ (The Sublime Object of Ideology, 1989), ở đó ông đã kết hợp quan niệm duy vật Marxist và phân tâm học Lacan để hướng đến một lý thuyết về ý thức hệ.

  • MARKUS GABRIEL   

    Trật tự thế giới bị lung lay. Một loại virus đang lây lan trên quy mô vô hình của vũ trụ mà ta không hề biết được những chiều kích thực sự của nó.

  • ĐỖ LAI THÚY  

    M. Bakhtin (1895 - 1975), nhà nghiên cứu văn học Nga - Xô viết có tầm ảnh hưởng bậc nhất ở Việt Nam. Ông là nhà lý luận tiểu thuyết. Người phát hiện/minh ra tiểu thuyết đa âm, tính đối thoại, nguyên tắc thời-không, tính nghịch dị và văn học carnaval hóa…

  • THÁI THU LAN

    Émile Zola là một nhà văn hiện thực lớn nhất đồng thời cũng phức tạp nhất của nước Pháp ở cuối thế kỷ thứ 19, là người sáng lập lý luận về chủ nghĩa tự nhiên, là một tấm gương lao động không mệt mỏi, là một chiến sĩ có tinh thần chiến đấu dũng cảm chống chiến tranh phi nghĩa, chống quyền lực tàn bạo và bênh vực quần chúng lao động nghèo khổ.

  • ANĐRÂY GOCBUNỐP (Tiến sĩ ngôn ngữ học Liên Xô)

    Gần đây đã có những khám phá rất có ý nghĩa ở Washington và London, trong những cuốn sách đã yên nghỉ trên các kệ sách thư viện trong cả bốn thế kỷ nay.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Jen học trước tôi hai năm, đàn chị. Cô là thường trú, PGY- 4, tôi là PGY- 2. Trong nghề chúng tôi, hơn nhau một năm đã là tình thầy trò, huống gì hơn hai.

  • LƯU TÂM VŨ
                hồi ký

    LTS : Nhà văn Lưu Tâm Vũ sinh năm 1942, tốt nghiệp sư phạm Bắc Kinh năm 1961, sau đó dạy học nhiều năm ở Bắc Kinh. Truyện ngắn đầu tay Chủ nhiệm lớp đoạt giải thưởng truyện ngắn ưu tú toàn quốc 1978, được coi là tác phẩm mở đầu cho văn học thời kỳ mới.

  • Cách đây 40 năm khi nhà xuất bản Morrow and Avon chi 5 triệu đô la cho James Clavell, tác giả những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Hồng Kông ngày ấy, Đại tướng quân, Whirlwind, giới xuất bản ở Mỹ choáng váng. Nhưng bây giờ tiền nhuận bút đã vượt xa kỷ lục ấy.

  • ALAN BURNS      

    William Carlos Williams cũng như bất cứ người nào, đến rất gần với việc nhận thức ra lý tưởng mới của chủ nghĩa hình tượng, nhất là trong những bài thơ như “The Great Figure” và “The Red Wheelbarrow”.

  • Đây là một câu chuyện về di dân được viết theo chương trình “Dự án chiếc giày” (The Shoe Project) được khởi xướng thành lập bởi tiểu thuyết gia Katherine Govier, Toronto, Canada. Chương trình này bao gồm việc giúp các phụ nữ di dân viết một câu chuyện 600 từ về kinh nghiệm di dân của mình và lên một sân khấu nhỏ để trình diễn (đọc) câu chuyện đó trước những khán giả trong vùng. “Dự án chiếc giày” được thực hiện ở Antigonish với sự giúp đỡ của tiểu thuyết gia Anne Simpson và nhà biên kịch Laura Teasdale.

  • NHƯ QUỲNH DE PRELLE  

    Tôi đã từng mơ ước về quê nhà để đọc thơ tiếng Việt, để thổn thức cùng thi ca tiếng Việt. Thế mà, ở nơi này, giữa trái tim châu Âu và trong lòng bạn bè quốc tế, tiếng Việt của tôi ngân lên giữa những nhịp điệu, những giọng nói hoàn toàn khác. Và tôi đi đọc thơ, tự bao giờ tôi cũng tự chuyển ngữ những bài thơ của chính mình với bạn đọc ở đây. Đi đọc thơ, bao điều thú vị và những mới mẻ.

  • HÂN QUY

    (Phỏng vấn nhà báo lão thành LÉO FIGUÈRES)

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Một người bạn cũ ở Mỹ kể với tôi rằng gần mười năm nay anh không đi du lịch xa, cũng không về Việt Nam, mặc dù nhớ. Tôi hỏi lý do, anh bảo vì sợ nỗi buồn chán khi phải ngồi trên máy bay mười mấy giờ.

  • LỖ TẤN

    Nói đến đọc sách, tựa hồ đó là một việc rất rõ ràng, chỉ cầm đem sách ra đọc là được rồi. Nhưng không hề đơn giản như vậy.