Chín điều thú vị để khám phá kinh thành Huế

08:22 27/02/2014

Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son hay những lời ca ngọt ngào trên sông Hương đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.

Cố đô Huế lung linh trong đêm. Ảnh: Quang Nguyên

1. Di tích cung đình còn nguyên vẹn nhất ở Việt Nam

Nếu bạn từng đến cố đô Hoa Lư (Nình Bình), Cổ Loa, Thăng Long (Hà Nội), những nơi từng là kinh đô của nước Việt Nam, giờ đã trở thành phế tích, sẽ thấy quần thể di tích cố đô Huế vẫn còn được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Với cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm, chùa chiền và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm… cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh.

Du khách đến Huế sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật của cung điện vàng son, đền đài lăng miếu lộng lẫy, lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam thắng cảnh trầm mặc. Bên cạnh đó, Huế cũng không kém phần nhộn nhịp đông đúc, là nét hấp dẫn khi muốn tìm một chốn thanh tịnh nhưng không quá u buồn.

2. Công trình kiến trúc quân sự

Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, toạ lạc ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương tây.

3. Lăng tẩm vua chúa độc đáo nhất

Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn tuân theo đúng nguyên tắc phong thủy như: sông, núi, ao, hồ, khe suối. Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng chôn thi hài nhà vua, khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu gác, đình….để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời hoành cung lên đây tiêu khiển. Chính vì vậy, mỗi lăng tẩm Huế, chẳng những là di tích lịch sử văn hoá mà còn là một thắng cảnh, một đoá hoa nghệ thuật kiến trúc độc đáo, riêng biệt giữa chốn núi đồi xứ Huế.

4. Hệ thống báu vật cung đình quý giá nhất còn được lưu giữ

Nằm trong Thành Nội, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế được thành lập vào năm 1923, với tên đầu tiên là Musee’ Khải Định. Sau đó, nó đã năm lần được thay đổi tên và đến năm 1993, được đổi tên thành Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.

Tại bảo tàng này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về hàng nghìn hiện vật gồm đồ gốm sứ, gỗ , đồng, pháp lam, đá, xương, ngà, sừng, điêu khắc trên đá… được trưng bày tại đây.

5. Phục dựng thành công một số lễ hội cung đình đặc sắc

lete-8258-1387522691.jpg
Lễ tế xã tắc được tái hiện ở Huế. Ảnh: thethaovanhoa.

Lễ hội cung đình ở Huế xưa kia là những cuộc lễ mang tính quốc gia, do nhà nước đứng ra tổ chức và thực hiện. Có hàng chục lễ hội lớn nhỏ khác nhau được cử hành hàng năm ở đất thần kinh. Chúng đã được triều đình quy định rất chặt chẽ và nghiêm túc, thậm chí được ghi thành điều lệ. Từ vua quan đến dân chúng, từ hoàng gia đến dân chúng đều phải tuân thủ những điều lệ nghiêm ngặt ấy. Ngày nay, du khách đến Huế sẽ được xem những màn tái hiện lại một số lễ hội cung đình.

6. Nhã nhạc cung đình

Nhã nhạc cung đình, một trong những nét đẹp văn hoá nghệ thuật độc đáo của xứ Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là dòng nhạc cung đình truyền thống phương đông còn bảo lưu duy nhất ở cố đô này. Du khách có thể thưởng thức những tài năng âm nhạc với những nhạc khí được chế tạo công phu được trình diễn ở Huế.

Trước đây, thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến này được biểu diễn vào các dịp lễ hội như vua đăng quang, vua băng hà hay các lễ hội tôn nghiêm khác trong 5 triều đại nhà Nguyễn.

7. Đêm hoàng cung

Vào mỗi dịp Festival Huế, thành cũ, mái đình rêu phong cổ kính của Đại Nội – Huế về đêm được thắp lên ánh sáng lung linh huyền ảo. Từ cửa Ngọ Môn, cổng chính của khu vực Đại Nội (Hoàng thành Huế), du khách sẽ thấy cờ xí được bày trí, đèn lọng uy nghiêm, hàng lính cấm vệ trong sắc phục truyền thống… Đó là sự tái hiện cuộc sống phồn hoa của chốn hoàng cung khi màn đêm buông xuống. Du khách sẽ được thả hồn mình vào một không gian huyền ảo khói sương với mùi trầm hương nghi ngút, như được sống trong không gian hoàng cung đầy huyền hoặc.

8. Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ du khách nào đến Huế cũng đều muốn có dịp được được thưởng thức. Du thuyền lướt nhẹ trên sông Hương dưới ánh trăng thơ mộng hay dưới ánh đèn thắp sáng lung linh ở hai bên bờ sông, còn gì tuyệt vời khi được nghe ca Huế.

Đêm ca Huế trên sông Hương thường được bắt đầu từ 7h tối. Đò nghe ca Huế được thả trên sông đoạn từ Phu Văn Lâu đến cầu Tràng Tiền, đi ngang qua kinh thành để du khách có dịp trải nghiệm những góc nhìn độc đáo về văn hóa lịch sử ở đất cố đô.

9. Ẩm thực cung đình

amthuc2-4128-1387522691.jpg
Những món ăn màu sắc được trình bày rất hấp dẫn. Ảnh: A. Thư

Nói đến ăn uống xứ Huế, người ta thường nghĩ đến lối ăn cung đình, một phong cách ẩm thực được hình thành để phục vụ triều đình nhà Nguyễn trong hơn một thế kỷ đóng đô ở đây. Nền ẩm thực cung đình Huế luôn biểu hiện sự tinh túy, cầu kỳ, trang nhã và thanh cao. Người Huế vẫn giữ được một phần hình ảnh ăn uống chốn cung đình xưa, vì vậy đến Huế bạn sẽ được thưởng thức những tinh hoa của ẩm thực.

 
Theo VNExpress

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.

  • Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.

  • (SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

  • (SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.

  • Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.

  • Nằm trên địa thế "minh đường", "long mạch", miếu Bà bên gốc cây thị hàng trăm năm tuổi tại làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên - Huế) vẫn còn giữ được nét cổ kính và những bí ẩn chưa lời giải đáp về sự giao lưu hai nền văn hóa Chăm - Việt. 

  • Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.  

  • UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư  phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.

  • Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.

  • (SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
     

  • Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.

  • Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013

  • Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 Âm lịch). 

  • Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố

  • Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.

  • Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.

  • Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.

  • Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...

  • Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière. 

     

  • Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.