Khoảng 6h sáng 18/1, khi đang trên đường cập bến, cách cửa lạch biển Thuận An khoảng một km, tàu cá do thuyền trưởng Hồ Văn Hiền (trú thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An) điều khiển bị mắc cạn. Do sóng to nên tàu cùng 5 thuyền viên đã bị nhấn chìm ngay tại vùng cửa biển Thuận An.
Người dân cùng các lực lượng chức năng đang cố gắng tìm xác nạn nhân bị chìm tàu
Các thuyền viên đã bám vào cabin tàu và phát tín hiệu ứng cứu. Nhận được tin báo, ngư dân cùng các lực lượng chức năng ứng cứu, nhưng chỉ cứu sống được chủ thuyền Hồ Văn Hiền trong tình trạng kiệt sức.
Đến khoảng 12h cùng ngày, 3 thi thể nạn nhân và trục vớt tàu cá đã bị sóng đánh vỡ. Ba người thiệt mạng là các ông Võ Văn Hoàng, Nguyễn Văn Hai, Phạm Tòa, đều 42 tuổi. Người mất tích là ông Phạm Thú, 56 tuổi. Tất cả đều trú tại thị trấn Thuận An.
Ngư dân Trần Văn Chiến, thuyền trưởng một thuyền đánh cá ở xã Phú Thuận (H.Phú Vang), cho hay toàn bộ tàu thuyền của 5 xã vùng biển là Phú Thuận, Thuận An, Vinh Thanh, Phú Diên và Hải Dương đều phải đi qua luồng biển mới này khi luồng cũ bị cát bồi lấp cách nay 3 tháng. “Nó cũng bị bồi lắng, tàu thuyền rất dễ mắc cạn, mà mùa này biển động, sóng dữ nên càng nguy hiểm. Chúng tôi kiến nghị cơ quan chức năng nạo vét khơi thông nhiều lần rồi”, ông Chiến nói như van.
Không chỉ thế, đông đảo bà con ngư dân các xã vùng biển tỉnh Thừa Thiên-Huế và ngư dân một số tỉnh lân cận cũng than vãn vì chiếc cầu cũ Thuận An cản trở tàu thuyền ra biển, vào bờ suốt mấy năm nay. Chiếc cầu đã vô dụng sau khi có cầu mới thay thế.
Ông Hoàng Phước, Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An cho biết thêm việc nạo vét cửa biển Thuận An đã được Bộ GTVT phê duyệt và UBND tỉnh thống nhất giao cho Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc thực hiện. “Trước cơn bão Haiyan hồi tháng 11.2013, đơn vị thi công có thông báo với chúng tôi và đã tập kết máy móc, sà lan, thiết bị vật tư để nạo vét nhưng do thời tiết xấu nên họ hoãn làm cho đến nay...”, ông Phước nói. Riêng chiếc cầu cũ Thuận An, ông Phước cho hay trước đây UBND tỉnh có phương án tháo dỡ hoàn toàn, nhưng thiếu kinh phí, chưa triển khai được.
Liên quan tàu cá TTH - 26669 bị chìm, theo phía chính quyền, tàu này chưa mua bảo hiểm.
PV
Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.
(SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến năm 2020 du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.
Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.
Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt
(SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.
(SHO) - Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.
(SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013
Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.
Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường.
Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của 8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh.
Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".
(SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…
Đó là kiến nghị của lãnh đạo sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch trong buổi làm việc về tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của Sở với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.
Sáng nay 26-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích miếu Long Thuyền với tổng dự toán đầu tư cho dự án khoảng 1,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa.
(SHO).Lễ hội đang diên ra cho đến hết ngày hôm nay, 23/8. Nghi thức cúng tế Thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Tối qua, 22/8, Lễ hội Cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã khai mạc tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hàng nghìn người dân và du khách đã về khai hội.
(SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.
(SHO). Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thừa Thiên-Huế vừa tài trợ 300 triệu đồng để phục chế bộ Biên chung, một loại nhạc cụ của nhã nhạc cung đình Huế vốn bị thất truyền từ đầu thế kỷ 20. Lễ ký kết tài trợ đã diễn ra sáng ngày 22/8, tại thành phố Huế.
(SHO) Đến nay đã có gần 30 đoàn nghệ thuật thuộc 23 quốc gia và vùng lãnh thổ ở các châu lục đăng ký tham gia Festival Huế lần thứ 8 – năm 2014.
(SHO). Cách đây 2 hôm, UBND huyện Nam Đông vừa tổ chức khởi công xây dựng nhà Gươl mới tại xã Thượng Nhật. Ngôi nhà sẽ xây dựng rộng 70 m2, trên diện tích 1.500 m2, với tổng kinh phí 500 triệu đồng do Cộng hòa Pháp tài trợ.