Hồi còn học ở Trường Đại học Sư phạm Huế, tôi có hai người bạn, hợp thành một nhóm, thường uống rượu với nhau khi vui cũng như khi buồn.
Lê Hoa người Đà Nẵng, trước tôi hai khoá nhưng dang dở nên học lại năm cuối. Thoạt đầu tôi không hợp tính Lê Hoa bởi vì “cái bệnh” dối lòng của anh: gặp đứa con gái nào cũng chê nhưng mắt thì cứ sáng lên như sắp được yêu. Thế rồi, chịu khó gần, tôi thấy anh không đến nỗi. Hoa thích nhạc Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Ngô Thuỵ Miên; thích triết học hiện sinh mà đại biểu là J.P. Sartre, Camuy; thích “Anh em nhà Karamadov” của Đốt. Trong cái lò như thiêu như đốt của Sử học, lúc nào cũng “chiến dịch”, “diễn biến”, “kết quả”, “ý nghĩa lịch sử” ... ít có những anh chàng sinh viên “ngoại đạo” như Lê Hoa. Tôi đến với anh vì sự tương hợp này.
Nguyễn Minh Đức quê Quảng Bình, lại nằm trên mạn tít tắp “chốn khỉ ho cò gáy”. Đức ít tuổi nhất lớp và hình hài trông cũng “khiêm tốn” như ... số tuổi vậy. Trong số bạn học, tôi hợp Đức ở chỗ tính tình thẳng thắn; yêu ghét rạch ròi và dám chơi. Đức cũng ưa lãng tử nhưng học được. Nếu nói một lời biểu dương nữa thì Đức học rất khá Nga văn, mặc dù nó luôn có mặt trong những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng.
Cái thú uống rượu đã tạo cơ hôi cho ba chúng tôi xích lại gần nhau. Dầu vậy, trong cuộc nhậu mỗi người vẫn một tính.
Tôi thích đàm đạo, và xem bữa rượu như một cuộc chơi nhẹ nhàng. Con người là sản phẩm của tạo hoá tại sao con người không theo gương của tạo hoá mà chơi cho thoả chí. Chơi giúp ta thư giãn tinh thần, tìm lại sinh lực đã hao mòn vì công ăn việc làm khổ nhọc. Chơi giúp ta thanh thoát tâm hồn mà tìm đường ngay nẻo chánh trong cuộc đời.
Lê Hoa lại thích kể những chuyện xa lắc xa lơ mang sắc thái người hùng Zoro thấp thoáng có Lê Hoa “vang bóng một thời”. Biết tính Lê Hoa, thi thoảng tôi chen vào một vài câu tán dương vô thưởng, vô phạt; nhưng anh lấy làm đắc ý: “Đúng! Phát hiện đúng”. Nói xong cười khà khà...
Nguyễn Minh Đức thì lặng lẽ uống và lặng lẽ rót như một cái máy. Chỉ khi nào hết mức “chịu sầu” thì nhảy vào tranh cãi một điều gì đó, thậm chí là bắt bẻ nữa. Nhưng không ai trả lời thì cũng thôi, rồi quên.
Thật lạ lùng, trong cảnh thiếu và đói đúng nghĩa của cuộc sống sinh viên chúng tôi vẫn cứ kiếm ra rượu để uống.
Năm tháng như nước chảy qua cầu, biết bao cuộc rượu nhạt nhoà trần ai trôi dọc đường đời làm sao nhớ hết. Nhưng tôi không thể nào quên được – vào một đêm sau cơn bão cả thành phố Huế mất điện, trời mưa tầm tã, cư xá tối om như một đêm xa nào trong cổ sử. Tôi, Hoa và Đức cùng bàn cách giải sầu. Khổ nỗi trong túi vét nhẵn không đọng lấy một xu. Hoá ra mình còn nghèo hơn cái nghèo của Nguyễn Bính “ Hôm qua còn sót hơn đồng bạc. Hai đứa rủ nhau uống rượu say ”. Ôi, chén rượu quan hà! Nơi nào là bến đỗ của Nguyễn Bính trong những ngày lăn lóc ở xứ sở Thần Kinh.
Thế rồi, ba anh em cũng quyết định ra đi tìm rượu uống. Một chiếc xe đạp cà tàng, một chiếc áo mưa đã cũ nhưng chưa rách đủ chở và che 3 thằng người đi trên đường phố. Lên đến gần Ga Huế, quẹo về đường Nguyễn Huệ, chúng tôi tạt vào một quán cóc bên đường và hồn nhiên kêu rượu uống. Chừng như đã lâu quán vắng khách nên bà chủ đon đả chào mời và đáp ứng nhu cầu của khách thật mau lẹ. Rượu, mồi và một ít thuốc lá được mang ra. Chừng ấy đủ cho ba chúng tôi đốt cháy cơn sầu và cũng để thắp lên những cơn sầu kế tiếp không dứt .“ Rót đi, rót rót nữa đi. Rót đau lòng ấy vào đau lòng này ” – Nếu không phải dân nhậu thứ thiệt làm sao hiểu nổi cái thần tình trong câu thơ của thi sĩ Trần Huyền Trân. Trong mỗi chén rót cho nhau là nỗi đau lòng người, nỗi đau nhân thế pha lẫn nồng cay men rượu chứ phải đâu chỉ có rượu suông?! Bởi thế vui cũng rượu, buồn cũng rượu; hợp cũng rượu, li tan cũng rượu; tiệc mừng thọ người sống cũng rượu, tiễn đưa nhau về nơi nguyên quán vĩnh hằng như người xưa đã nói “sinh ký tử quy” cũng rượu; thậm chí trong Khúc hát Lương Châu (Lương Châu từ) của Vương Hàn đời Đường, người lính phản chiến còn say khướt nằm ở sa trường và xin các bác đừng cười ( Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu ). Rượu đích thị là văn hoá -Văn hoá rượu. Đó là đề tài mà ba thằng “ba say chưa chai” chúng tôi đàm đạo, kết luận rồi gật gù tán dương. Riêng Lê Hoa hôm ấy còn được tôi đặt thêm cho biệt danh Thăng Hoa sướng quá, cười khà khà...
Bà chủ quán hẳn quen với lối nói bốc phét của dân nhậu “uống say coi trời bằng chai”, nhưng chắc chưa bao giờ nghe những lời tỉnh không ra tỉnh mà say không phải say của ba thằng khách trời ơi hôm ấy. Có điều bà cố chịu sầu mà hy vọng vào chút tiền lãi để chung chi vào những ngày kế tiếp. Nào có biết đâu, tàn cuộc khách xin cắm nợ. Trong ánh đèn leo lắt tôi thấy sắc mặt bà xìu như một chiếc bóng bóng bị châm thủng, thật tội nghiệp:
- Trời ơi, quán tui nghèo ri mà mấy cậu nợ lấy chi ngày mai tui bán?
- Thưa dì, chỉ hôm mai bọn con sẽ tới trả.
- Mần răng tui tin các cậu được khi không hề quen biết.
- Thưa dì, bọn con là sinh viên, bọn con nghèo thì nghèo chứ không quỵt nợ.
- Úi dà! Cũng đã khối người đến nợ quán tui xưng là sinh viên, tui thương tình cho nợ, rồi họ đi biệt.
- Thôi chừ ri, bọn con đưa cái này cho dì để làm tin.
- Có cái chi mấy cậu đưa đây. Cái thẻ chi nhỏ nhỏ rứa?
- Dạ, thẻ sinh viên có họ tên và ảnh của bọn con đó ạ!
- Tui không lấy, cái thẻ ni mấy cậu vất khi mô mà chẳng được. Tui lấy mần chi. Thôi, đưa cái áo mưa xấu xấu ni đây. À, thêm cây bút nơi túi áo cậu nớ nữa.
Cuộc đôi co cuối cùng cũng đi đến kết thúc, chúng tôi ra về, có điều chiếc áo mưa che chung và cây bút máy (Hồng Hà hay Kim Sinh gì đó) của Đức ở lại. Cũng may là bà chủ quán không nhìn thấy chiếc đồng hồ của Lê Hoa. Dọc đường về Lê Hoa bất chợt “Thăng Hoa” rủ vào quán uống cà phê. Ô kê! Chơi luôn. Cả ba cùng vào quán, dưới ánh đèn dầu leo lắt, mưa lay phay tạt ướt hết mặt bàn. Câu chuyện ở đây diễn biến thế nào trong cơn men lơ mơ tôi không còn nhớ được, chỉ nhớ cô bé hầu bàn hôm ấy nhẹ nhàng và xinh đáo để. Rồi trả tiền, cũng cái điệp khúc như lần uống rượu, được nghe cô bé Huế nói mấy câu trước khi chiếc đồng Hồ Pônjôt của Lê Hoa trao lại, thôi cũng sướng. Ba thằng người ra về trong trạng thái lâng lâng, mặc kệ mưa, mặc kệ gió và mặc kệ luôn cả cõi nhân gian này.
Đó là bữa rượu uống theo kiểu Lưu Linh trong đời mà sau này dầu được tham dự nhiều cuộc nhậu tưng bừng, nhà hàng sang trọng, mồi mè ăm ắp, thậm chí có cả người đẹp phục vụ tôi vẫn có cảm giác “ Vui là vui gượng kẻo mà. Ai tri âm đó mặn mà với ai ”; không thể sánh bằng cuộc nhậu thê thiết giữa lòng Huế của Hoa, Đức và tôi được.
Theo Nguyễn Hùng - NhoHue.org
BỬU Ý
Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) từng sống mấy năm ở Huế khi còn rất trẻ: từ 1928 đến 1930. Đó là hai năm học cuối cùng cấp tiểu học ở nội trú tại trường Pellerin (còn gọi là trường Bình Linh, thành lập năm 1904, do các sư huynh dòng La San điều hành), trường ở rất gần nhà ga tàu lửa Huế. Thời gian này, cậu học trò 17, 18 tuổi chăm lo học hành, ở trong trường, sinh hoạt trong tầm kiểm soát nghiêm ngặt của các sư huynh.
LÊ QUANG KẾT
Ký
Giai điệu và lời hát đưa tôi về ngày tháng cũ - dấu chân một thuở “phượng hồng”: “Đường về Thành nội chiều sương mây bay/ Em đến quê anh đã bao ngày/ Đường về Thành nội chiều sương nắng mới ơ ơ ơ/ Hoa nở hương nồng bay khắp trời/ Em đi vô Thành nội nghe rộn lòng yêu thương/ Anh qua bao cánh rừng núi đồi về sông Hương/ Về quê mình lòng mừng vui không nói nên lời…” (Nguyễn Phước Quỳnh Đệ).
VŨ THU TRANG
Đến nay, có thể nói trong các thi sĩ tiền chiến, tác giả “Lỡ bước sang ngang” là nhà thơ sải bước chân rong ruổi khắp chân trời góc bể nhất, mang tâm trạng u hoài đa cảm của kẻ lưu lạc.
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
Đầu năm 1942, cuốn “Thi nhân Việt Nam 1932-1941” của Hoài Thanh - Hoài Chân ra đời đánh dấu một sự kiện đặc biệt của phong trào Thơ mới. Đến nay, cuốn sách xuất bản đúng 70 năm. Cũng trong thời gian này, ngày 4.2-2012, tại Hà Nội, Xuân Tâm nhà thơ cuối cùng trong “Thi nhân Việt Nam” đã từ giã cõi đời ở tuổi 97.
HUYỀN TÔN NỮ HUỆ - TÂM
Đoản văn
Về Huế, tôi và cô bạn ngày xưa sau ba tám năm gặp lại, rủ nhau ăn những món đặc sản Huế. Lần này, y như những bợm nhậu, hai đứa quyết không no nê thì không về!
LƯƠNG AN - NGUYỄN TRỌNG HUẤN - LÊ ĐÌNH THỤY - HUỲNH HỮU TUỆ
BÙI KIM CHI
Nghe tin Đồng Khánh tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày thành lập trường, tôi bồi hồi xúc động đến rơi nước mắt... Con đường Lê Lợi - con đường áo lụa, con đường tình của tuổi học trò đang vờn quanh tôi.
KIM THOA
Sao anh không về chơi Thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
(Hàn Mạc Tử)
NGUYỄN VĂN UÔNG
Hôm nay có một người du khách
Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên
(Xóm Ngự Viên - Nguyễn Bính)
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Tôi biết Vân Cù từ tấm bé qua bóng hình người đàn bà gầy đen, gánh đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, rảo khắp các xóm nhỏ ở Thành Nội, với giọng rao kéo dài: “Bún…bún…ún!” mà mẹ đã bao lần gọi mua những con bún trắng dẻo mềm.
LÊ QUANG KẾT
Tùy bút
Hình như văn chương viết về quê hương bao giờ cũng nặng lòng và giàu cảm xúc - dù rằng người viết chưa hẳn là tác giả ưu tú.
TỪ SƠN… Huế đã nuôi trọn thời ấu thơ và một phần tuổi niên thiếu của tôi. Từ nơi đây , cách mạng đã đưa tôi đi khắp mọi miền của đất nước. Hà Nội, chiến khu Việt Bắc, dọc Trường Sơn rồi chiến trường Nam Bộ. Năm tháng qua đi.. Huế bao giờ cũng là bình minh, là kỷ niệm trong sáng của đời tôi.
LÊ QUANG KẾT
Quê tôi có con sông nhỏ hiền hòa nằm phía bắc thành phố - sông Bồ. Người sông Bồ lâu nay tự nhủ lòng điều giản dị: Bồ giang chỉ là phụ lưu của Hương giang - dòng sông lớn của tao nhân mặc khách và thi ca nhạc họa; hình như thế làm sông Bồ dường như càng bé và dung dị hơn bên cạnh dòng Hương huyền thoại ngạt ngào trong tâm tưởng của bao người.
HUY PHƯƠNG
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa trắng đất, trắng trời Thừa Thiên
(Tố Hữu)
PHAN THUẬN AN
Huế là thành phố của những dòng sông. Trong phạm vi của thành phố thơ mộng này, đi đến bất cứ đâu, đứng ở bất kỳ chỗ nào, người ta cũng thấy sông, thấy nước. Nước là huyết mạch của cuộc sống con người. Sông là cội nguồn của sự phát triển văn hoá. Với sông với nước của mình, Huế đã phát triển theo nguyên tắc địa lý thông thường như bao thành phố xưa nay trên thế giới.
MAI KIM NGỌC
Tôi về thăm Huế sau hơn ba thập niên xa cách.Thật vậy, tôi xa Huế không những từ 75, mà từ còn trước nữa. Tốt nghiệp trung học, tôi vào Sài Gòn học tiếp đại học và không trở về, cho đến năm nay.
HOÀNG HUẾ
…Trong lòng chúng tôi, Huế muôn đời vẫn vĩnh viễn đẹp, vĩnh viễn thơ. Hơn nữa, Huế còn là mảnh đất của tổ tiên, mảnh đất của trái tim chúng tôi…
QUẾ HƯƠNG
Năm tháng trước, về thăm Huế sau cơn đại hồng thủy, Huế ngập trong bùn và mùi xú uế. Lũ đã rút. Còn lại... dòng-sông-nước-mắt! Người ta tổng kết những thiệt hại hữu hình ước tính phải mươi năm sau bộ mặt kinh tế Thừa Thiên - Huế mới trở lại như ngày trước lũ. Còn nỗi đau vô hình... mãi mãi trĩu nặng trái tim Huế đa cảm.
THU TRANG
Độ hai ba năm thôi, tôi không ghé về Huế, đầu năm 1999 này mới có dịp trở lại, thật tôi đã có cảm tưởng là có khá nhiều đổi mới.
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH QUÝ
Có lẽ bởi một nỗi nhớ về Huế, nhớ về cội nguồn - nơi mình đã được sinh ra và được nuôi dưỡng trong những tháng năm dài khốn khó của đất nước, lại được nuôi dưỡng trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Khi đã mưa thì mưa cho đến thúi trời thúi đất: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Trị Thiên…” (Tố Hữu). Và khi đã nắng thì nắng cho nẻ đầu, nẻ óc, nắng cho đến khi gió Lào nổi lên thổi cháy khô trời thì mới thôi.