Chân dung và trang phục các vua triều Nguyễn: thật và bịa

08:43 11/11/2015

Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.

Chân dung vua Gia Long. Bên trái là ảnh gốc do người Pháp vẽ. Bên phải là chân dung do họa sĩ đương đại phóng tác.

Nhưng các tranh này không có giá trị tài liệu và sử liệu về triều phục Việt Nam thời Nguyễn. Tất cả các chi tiết về áo, mão lẫn diện mạo đều do họa sĩ tưởng tượng. Trước hết hãy so sánh các bức ảnh nguyên gốc (bên trái) và các chân dung được họa sĩ phóng tác lại (bên phải).

Vua Gia Long, bên trái là chân dung do người Pháp vẽ ước lệ theo ký ức. Nếu nhà vua mặc áo dài hay áo tấc đen (chỉ có hai loại áo này có cổ xây) thì không đội mão phác đầu (mũ cánh chuồn). Và nếu là mão phác đầu thì trong ảnh này thiếu cánh chuồn. Quan trọng là các vua không đội mũ cánh chuồn. Ảnh bên phải vẽ phỏng theo, với các sáng tác ngộ nghĩnh về trang phục. Vua được cho mặc cổ áo loại chi đó không rõ. Còn cái mão trong chân dung mới vẽ lại (bên phải) hoàn toàn không có trong trang phục cung đình của tất cả các nước trọng Khổng (còn gọi là các nước đồng văn) là Hoa, Nhật, Hàn và Việt, cả về hình dạng đến màu sắc, hoa văn…

 




Chân dung vua Minh Mạng.

 Vua Minh Mạng, bên trái là chân dung cũng do người Tây phương vẽ lại theo ký ức. Họ muốn vẽ mão xung thiên của hoàng đế, nhưng vì nhớ không rõ nên vẽ thành hình dạng này. Hoa văn rồng trên áo kiểu trên áo cũng không có ở triều đình Á châu nào. Người vẽ phỏng lại tranh bên phải, do không hiểu, nên vẽ lại gần như nguyên bản cái mũ sai lạc đó. Do người Pháp nhớ không rõ cho nên vẽ cái cổ áo bàn lĩnh của hoàng bào to và thành hai tầng. Người họa sĩ Việt tưởng nhầm thành cái vân kiên phủ vai hoàn toàn không có trong triều phục thời Nguyễn ở Việt Nam.

Chân dung vua Tự Đức do người Pháp vẽ.



Chân dung vua Tự Đức do người Pháp vẽ.




Chân dung mới vẽ lại của vua Thiệu Trị (bên trái) và vua Tự Đức (bên phải)



Vua Thiệu Trị và vua Tự Đức hoàn toàn không để lại hình ảnh gì, ngoài một cái ảnh vẽ ước lệ vua Tự Đức nhìn ngang, trên đầu đội một cái mão đường cân được vẽ phỏng lại không chính xác dựa theo ký ức. Khổ nỗi là tác giả của bộ tranh mới lại cho hai vị hoàng đế này đội mão phác đầu (mũ cánh chuồn) của các quan. Hoàng đế không đội mão phác đầu. Và mão vẽ ở trong hai tranh này cũng không phải là mão phác đầu, vì sai cả hình dạng lẫn các vật trang trí. Bất cứ một họa tiết trang trí nào trên áo, mão triều phục cũng có luật lệ nghiêm ngặt. Dù chỉ là một con giao long nhỏ trên cái cánh chuồn cũng phải làm dựa theo luật định, vì màu sắc của chất liệu làm ra nó cũng ấn định phẩm cấp của người đội.




Chân dung vua Hiệp Hòa, bên trái là do con cháu vẽ theo tưởng tượng, bên phải là chân dung mới phóng tác

Vua Hàm Nghi.


 

Chân dung vua Kiến Phúc (bên phải mới vẽ lại), còn ảnh gốc bên trái thật ra là ảnh vua Duy Tân

Vua Đồng Khánh. Ảnh gốc bên trái do họa sĩ đương thời vẽ trực tiếp, chuẩn xác

Chân dung vua Đồng Khánh do họa sĩ đương thời vẽ trực tiếp, chuẩn xác bên trái và chân dung mới mới phóng tác ở bên phải.
Vua Thành Thái (ảnh gốc bên trái mặc áo long trấn, đầu đội đường cân).



Chân dung vua Thành Thái (ảnh gốc bên trái mặc áo long trấn, đầu đội đường cân).

Đối với bức chân dung vua Thành Thái, người vẽ phóng tác không hiểu biết, cho nên vẽ nhà vua mặc long bào tay rộng, nhưng lại đội đường cân. Đường viền dưới gấu áo của ảnh bên phải không có trong hệ thống triều phục Việt Nam.

 

Vua Duy Tân ngày tấn phong. Lên ngôi còn bé và gấp quá không kịp làm áo, mão và hia.

Vua Duy Tân ngày tấn phong. Lên ngôi còn bé và gấp quá không kịp làm áo, mão và hia. Bên phải là chân dung mới phóng tác.

Vua Khải Định.



Chân dung vua Bảo Đại.

Thật tội cho ba vua Hàm Nghi, Khải Định và Bảo Đại được người vẽ cho mặc áo dài của thái giám. Thái giám trong nội cung mặc áo dài mầu lam hay lục dệt hoa văn chữ thọ và hoa cỡ nhỏ mầu trắng, bạc độc sắc… Tất cả các khăn vấn hay khăn xếp đội đầu ngày xưa của phái nam theo đúng lệ đều mầu đen, chứ không theo màu áo dài như bây giờ. Riêng hoàng đế vấn hay đội khăn vàng hoặc đen tùy trường hợp.




Hoa văn vạn thọ trên áo dài bằng vải đoạn mầu quan lục của vua Bảo Đại.

Các hoàng đế mặc áo dài gấm, đoạn, sa dệt hay thêu hoa văn trang trí họa tiết vạn thọ. Nền vải chuộng các màu vàng, đen, bửu lam (lam đậm), hay quan lục (xanh nõn chuối) dệt hoa văn thất thể (7 màu). Các quan mặc áo dài với họa tiết dệt bách thọ, tứ thời, tứ tiết, và mầu sắc với hoa văn dệt ngũ thể. Họa tiết hoa văn nhỏ dệt đơn sắc trong các tranh vẽ tưởng tượng ba vị hoàng đế ở đây chỉ dành cho quân hầu và thái giám.

Hoàng đế khi mặc hoàng bào ngự lễ đại triều thì đội mão xung thiên. Khi ra ngoài duyệt binh, ngự lễ tịch điền, v.v., thì mặc áo long trấn tay chẽn, đội mão Đường cân. Khi mặc áo cổn để tế Giao thì đội miện bình thiên có 24 tua rủ (gọi là châu), 12 phía trước và 12 đằng sau. Với cả ba trang phục này các hoàng đế đều đi hia bằng đoạn đen, thêu nổi rồng mây bằng chỉ kim tuyến vàng và gắn kim sa vàng.

Khi thiết đại triều hoàng đế cầm trấn khuê làm bằng ngọc mầu trắng mỡ. Các quan lớn cầm hốt ngà và các quan nhỏ cầm hốt gỗ bạch. Không bao giờ có hốt mầu đỏ viết chữ đen như ở các tranh này.

 




Long bào Đại triều của vua triều Nguyễn (hiện vật gốc ở Bảo tàng Lịch sử TPHCM).

 

Cái áo long bào này được các vua Nguyễn mặc truyền nối từ thời Minh Mạng đến Đồng Khánh. Chỗ cột thủy (sọc dọc đa sắc dưới gấu áo) được gấp lên hoặc hạ xuống tùy chiều cao của người mặc và đính vào phía trong áo, không được cắt. Hoàng đế đội mão xung thiên với trang phục này. Tay các loại áo lễ luôn phải dài bằng gấu áo, chứ không ngắn ngang cổ tay như thấy trong các phim truyền hình dài tập Trung Quốc.


 
Áo bằng sa thâm khoác bên ngoài áo cổn tế Giao của vua triều Nguyễn (hiện vật gốc tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế).



Áo tế Giao của vua triều Nguyễn (phía sau).



Long trấn của vua triều Nguyễn (hiện vật gốc tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM).




Mão Xung thiên Đại triều của vua triều Nguyễn.


Mão xung thiên ở ảnh bên trái được vẽ trực tiếp với đầy đủ các chi tiết chính xác. Mão bên phải là mão phục chế hiện trưng bầy tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội với vài vật trang trí còn sót lại từ mão gốc. Mão gốc có lớp ngoài làm bằng ô sa, trong lót lớp mã vĩ (lông đuôi ngựa). Mão có 31 con rồng vàng; cùng với các viên ngọc đỏ (hỏa tề), trắng (thủy soạn), trân châu, mây vàng và lửa vàng. 




Miện Bình thiên của vua triều Nguyễn (phục chế, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội).

Hia của vua (hiện vật gốc ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế). Hia này bị mất hết các hạt kim sa, cũng như lớp vải đoạn lót mầu vàng bên trong.

 



Vua Khải Định trong trang phục tế Giao (trái). Vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương (phải).

 

Ảnh bên trái là vua Khải Định mặc tế phục Nam Giao, đầu đội miện, tay cầm trấn khuê. Treo rủ xuống trước bụng là tấm tế tất (phất tất). Ngoài ra còn các phụ kiện khác bị áo che phủ, như các giải ngọc đeo rủ xuống từ thắt lưng hai bên tế tất gọi là tạp bội và tiểu thụ, với 200 viên châu ngọc các loại cùng các phiến ngọc khắc hình khánh, dơi, tiền… Và có thêm một tấm đoạn thêu gọi là thiên thụ treo từ thắt lưng phía sau áo.

Ảnh bên phải là vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương trong ngày hôn lễ. Nhà vua mặc long bào (hoàng bào), đầu đội mão xung thiên, tay cầm trấn khuê. Hoàng hậu mặc phượng bào (nữ bào) và xiêm, đầu đội mão thất phụng, chân đi hài phượng. Hôm hôn lễ hoàng hậu Nam Phương mặc áo nữ bào mầu hỏa hoàng (da cam), nhưng sau này khi đã sinh được tự quân rồi thì đổi sang mặc áo bào sắc vàng.




Vua Đồng Khánh (trái) và vua Kiến Phúc (phải).

 

Ảnh trái là vua Đồng Khánh trong phút thư giãn. Vua mặc áo tấc, đầu vấn lửng sơ sài khăn kiểu chữ nhất theo lối võ ban (khi mặc lễ phục hay vấn khăn, các hoàng đế đều theo quy chế võ ban). Chân đi văn hài. Ảnh phải là vua Kiến Phúc dạo chơi bằng long xa. Vua vấn khăn chữ nhất, mặc long trấn. Một tay cầm cung, tay kia chống súng và kiếm. Sau xe treo cờ tiết mao của Thiên tử…

Giải thích kỹ như thế nhưng vẫn còn rất qua loa so với các điển lệ phức tạp nhưng chặt chẽ của một hoàng triều. Người ta chỉ cần nhìn mầu áo của một vị quan, hay hình dạng mão, hoa văn bổ tử, để biết cấp bậc của vị quan. Ngay cả đến chất liệu làm trang trí trên một cánh chuồn trên mão và hình dạng cánh chuồn, cũng như chất liệu của các vật trang trí đó cũng đều có quy định phân biệt rõ ràng cho mỗi phẩm cấp. Ngoài ra còn các lệ về cách đeo đai (thắt lưng) cho mỗi loại triều phục, hay cách đeo các loại khánh, bài, bội… cũng phải theo luật lệ nghiêm ngặt.

Khi muốn phục dựng hay vẽ lại những gì thuộc văn hóa cổ của dân tộc, có ảnh hưởng đến sự hiểu biết của giới trẻ sau này, thì phải kỹ lưỡng, không nên tùy tiện.

 
Nguồn: Trịnh Bách (anhsontranduc.wordpress.com)

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 26/05,tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền,  Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết, bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Thanh Tân 2009.

  • Sáng ngày 18/05, Đài Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng và kỷ niệm 10 năm phát sóng truyền hình.

  • Sáng ngày 17/05, huyện miền núi A Lưới, Thừa thiên Huế đã tổ chức Lễ hội mừng mùa A Riêu với nghi thức đâm trâu truyền thống. Nghi thức này nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế lần thứ VIII-2009, diễn ra từ ngày 16 đến 18/05.

  • Chào mừng 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890- 19/05/2009),  tối ngày 16/05, tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí viết về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

  • Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.

  • Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.

  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.