Chân dung con ngựa đua hết thời

14:45 30/03/2009
LÊ HUỲNH LÂM                 (Đọc Viết bên Hộ Thành hào - thơ Nguyên Quân -, Nxb Thuận Hoá, 2009)Giữa những đổ nát hoang tàn quá khứ và hiện tại, khi mà thang giá trị bị đảo lộn, những mảnh vỡ đang vung vãi mọi nơi, tác giả lại tìm đến Hộ Thành hào để nhìn ngắm cõi lòng đang hỗn hênh mọi thứ và như chợt nhận ra niềm hy vọng mỏng mảnh, anh đã Viết bên Hộ Thành hào.

Cũng như hồi ký viết dưới hầm của Dostoievsky, hay những trang nhật ký giữa thời chiến, tác giả Viết bên Hộ Thành hào một với tâm trạng trắng bệch giấc mơ câm và cũng là viết về một quá khứ của những con ngựa đua hết thời, uể oải bước qua ngày thật chậm, để rồi bỗng dưng buồn nôn tiếng hí. Tác phẩm giúp người đọc liên tưởng đến những thân phận dạt trôi lên bãi bờ ẩm mục/ chồng chất bầy ốc mượn hồn. Bằng nhịp điệu của con ngựa đua lạc bầy, nhìn thảo nguyên phố thị với ánh mắt hoang dã, con ngựa đó đã thả những bước chậm buồn của những chiếc móng sắt. Những hình ảnh phố hội ngày càng trở nên lạnh lùng, xa lạ. Trong khi đó con ngựa lạc loài luôn hoài niệm và khao khát trở về những thảo nguyên bạt ngàn nắng gió với những chiếc vó tung tự do giữa những đồng cỏ xanh bất tận.

Không biết đã bao nhiêu triệu lần tác giả đã ngang qua Hộ Thành hào, mỗi lần đi qua những vòng cung lớn nhỏ, con tim đều rung lên những cung bậc của cảm xúc và đôi khi đó là những cung bậc vô cảm. 
những gương mặt thất thần
mù tuổi - mù tên - mù những điều không thật
.
Cả hai trạng thái kia đều diễn đạt sự thật của một tâm hồn, thật đáng trân quý. Chỉ e rằng, trong thời đại này những điều không thật lại được quá nhiều người nhào nặn qua lớp ngôn từ nguỵ trá để đánh lừa ngay chính mình và cả người đọc.

Ở đây, Nguyên Quân đã từng sống trong chuỗi
ngày trôi thật chậm qua cơn đau
của những chiếc móng sắt…
khi mà trên lưng những chàng kỵ mã đã
hằn sâu nhiều vết roi bội bạc
đặc quánh lời tung hô ma mị.

Vậy đó, phải sống với những lời tung hô ma mị để mỗi khi chiều xuống, ánh nắng nghiêng như vết gươm của vị anh hùng áo vải ngày xưa chém xuống Hộ Thành hào, như muốn:
sắp xếp lại trật tự âm thanh của ngày
trong từng cơn mưa mẩy mình qua mặt.
Và khi nghiêng chén ngang bầu trời xám đục, bất chợt tác giả nhớ thằng bạn:
vừa mọc cánh bay theo chiều thẳng đứng không gian
chui lọt qua lỗ kim lên thiên đường còm cõi
và trong
cái cay xé mắt lên khuôn mặt
đầy vết chai sần
bôi nhoè u mê hồn nhiên mê tín
từ những cuộc chơi sặc mùi ảo tưởng

Để rồi chiều cuối năm chợt thấy lòng trống rỗng trong chén rượu cỏ cú màu hổ phách.
Và trong trạng thái trống rỗng đó, bất chợt tác giả nhận ra:
Cái thằng bí hiểm vô lương
vuốt nhẹ lên vòm ngực bật khóc
hỡi những ngọn đèn mù
của những gã tiên tri điên loạn
thời băng hoại rao giảng tình yêu

Sự cô độc của tác giả giúp người đọc liên tưởng đến chiều ba mươi tết của những thập niên trước, khi nền văn hoá chưa bị sự mê đắm vật chất và thói hư danh bao phủ. Thuở đó, vào ngày cuối năm, trên những con đường xứ Huế, từng bước chân người thưa dần, chỉ còn gió và những cọng cỏ, một vài mảnh giấy bay giữa lòng đường, thật lâu mới hiện ra một mặt người nửa cười nửa khóc… Buổi chiều ba mươi tàn tạ theo màu trời:
Chiều ba mươi
về lang thang với Huế
lòng như cổ thành loang lổ thời gian

Đôi nghê đá
Không dưng mà rười rượi
đứng lặng bên đường mắt ngó mông lung

chiều ba mươi
Huế cuộn mình trong gió
chạm khẽ vào nhau cái rét muộn màng

Và rồi, giữa những ngày mưa mịt mù, tác giả đã tâm sự cùng con búp bê đời rẻ rúng đã bị những thằng người bệnh hoạn, chơi ngông ném trong từng góc tối, ôi những thằng người nguỵ tín, xa rời với tổ tiên:
ơi con búp bê đời rẻ rúng ném trong từng góc tối
ngủ qua đêm ác mộng
vòng xoáy tâm thần
trần truồng vòng tay lạ lẫm
cổ thành dày cơn mưa
phủ rêu con đường lát đá tháng chạp
hãy giặt sạch từng mùa gió chướng
gột rửa bệnh hoạn của những thằng người
chơi ngông
như đốm pháo hoa bắn thẳng lên trời
chớp sáng những quyền năng hư ảo

Khi đã nhận ra những quyền năng hư ảo, tác giả đã
đặt bàn tay bỏng rát lên bệ thờ âm vật
và cảm nhận
quá khứ phất phơ trên từng bông phượng cúng
ta ôm chiếc bình ngũ sắc
bơi qua dòng nại hà
hoá vàng tuổi đời cho từng bia mộ

Cuối cùng tác giả như nhận ra rằng, trong tất cả những thứ ảo tưởng thì ảo tưởng thi ca là sang trọng nhất ở trần gian này, cho dù:
Trên đỉnh núi rỗng không
Trên xác thân rách nát của bạn bè
Mà không một lời vọng… A…

Huế, 6/02/2009
   L.H.L
241/03-09

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.

  • NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

    Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.

  • Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".

  • Qua đi, với những hoa tàn tạ
    Hoa trong hồn ta, ai hái được bao giờ
                                         Victor Hugo*

  • Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".

  • Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.

  • Y PHƯƠNG

    Trong một lần đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế sáng tác ở Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi nghe mấy nữ nhà văn lao xao hỏi tiến sĩ - nhà văn Lê Thị Bích Hồng: “Đêm qua em viết à?” Bích Hồng ngạc nhiên: “Không đâu. Hôm qua đi đường mệt, em ngủ sớm đấy chứ”.

  • HOÀNG THỤY ANH

    Mùa hè treo rũ
    Trong cái hộp hai mươi mét vuông
    Ngổn ngang màu
    Ký tự chen chúc như bầy ngỗng mùa đông
    Ngày lên dây hết cỡ
                                Chật
    Dâng đầy lên ngực
    Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian

     

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    Lâu nay, đọc thơ của trẻ em, tôi thường có cảm giác, hình như các em làm thơ dưới ngọn roi giáo huấn mà người lớn thường giơ lên đe nẹt trẻ con. Cho nên khi cầm trong tay tập thơ Cái chuông vú của bé Hoàng Dạ Thi “làm” từ 3 đến 5 tuổi, tôi không khỏi ngạc nhiên.

  • NGHIÊM LƯƠNG THÀNH

    Đọc xong Những đứa con rải rác trên đường, cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái (Nxb. Trẻ 2014), thoạt đầu tôi có cảm giác trống vắng.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?

  • CHÂU THU HÀ

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.

  • DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ

    Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.

  • MAI VĂN HOAN

    "Dư âm của biển" - theo tôi là cách gọi hợp nhất cho tập thơ mới này của Hải Bằng. Đặt "Trăng đợi trước thềm" chắc tác giả gửi gắm một điều gì đó mà tôi chưa hiểu được. Song với tôi "Trăng đợi trước thềm" có vẻ mơ mộng quá, tên gọi ấy chưa thể hiện được giai điệu cuộc đời của thơ anh.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), hiệu là Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, là nhà văn, nhà nghiên cứu, biên soạn, khảo cứu, về nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, gương danh nhân…

  • Chuyện gì xảy ra trong ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? Nhiều người đã viết về sự kiện này. Một lần nữa, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã lên tiếng, cùng với sự trợ giúp của vợ và hai con - Nguyễn Hữu Thiên Nga và Nguyễn Hữu Thái Hòa.

  • Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật cho ra mắt bạn đọc một số đầu sách về sự kiện lịch sử này, về lịch sử kháng chiến Nam Bộ và về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân Việt Nam.

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay tập “Hôm qua hôm nay & hôm sau” của Vũ Trọng Quang do Nxb Đà Nẵng ấn hành vào tháng 1 năm 2006. Vậy là đã 9 năm.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.