Ít ai biết rằng, cầu Trường Tiền - biểu trưng của thành phố Huế thơ mộng lại liên quan tới một võ tướng xứ Nghệ. Và cái tên Trường Tiền cũng xuất phát từ một xưởng đúc tiền nổi tiếng một vùng của võ tướng này.
Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương
Cầu Trường Tiền bắc ngang sông Hương thơ mộng là biểu tượng đặc trưng của mảnh đất cố đô còn có nhiều tên gọi khác như cầu Thành Thái, cầu Nguyễn Hoàng… Tuy nhiên, tên gọi thông dụng, được nhiều người biết đến nhất vẫn là cầu Trường Tiền (bãi đúc tiền). Tên gọi Trường Tiền xuất hiện vào năm 1899, niên hiệu Thành Thái thứ 11, gắn liền với việc ra đời một công xưởng đúc tiền tại khu vực này vào cuối thế kỷ thứ 18.
Năm 1774, quan trấn thủ Nghệ An là Đoan quận công Bùi Thế Đạt tấu về triều việc mở cuộc tấn công vào Nam và được Chúa Trịnh Sâm đồng ý ra quân. Trong cuộc Nam tiến lần này, Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc giữ chức Thống tướng, Đoan Quận công Bùi Thế Đạt giữ chức Phó tướng, Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm giữ chức Tả tướng, thống lĩnh tướng sĩ 33 doanh thủy, bộ các đạo Thanh, Nghệ, vùng đông nam, tổng số gồm ba vạn quân.
Với lực lượng hùng hậu và quân thanh mạnh mẽ, quân Trịnh liên tiếp giành thằng lợi. Tới đầu năm 1775, quân Trịnh chiếm được thủ phủ Đàng Trong là Phú Xuân. Thống tướng Hoàng Ngũ Phúc quyết định cử Bùi Thế Đạt ở lại giữ thành Phú Xuân.
Bùi Thế Đạt tước Đoan Quận công, người làng Tiên Lý, huyện Đông Thành, nay là xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra trong gia đình dòng võ tướng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng và tham gia chỉ huy, lập đại công trong nhiều trận chiến lớn. Ông cùng với Hoàng Ngũ Phúc và Nguyễn Phan là một trong ba người được ghi tên vào cờ Thái thường ở phủ chúa - một đặc ân rất hiếm có thời Lê Trịnh.
Sử gia Phan Huy Chú từng ca ngợi: “Thế Đạt là con nhà tướng, có mưu lược, hành quân chuyên thận trọng, yêu sĩ tốt, nhiều phen lập đại công. Triều đình bấy giờ coi là bậc Tể phụ để nương tựa. Dòng dõi nhà huân thần có địa vị danh vọng cao. Ông là bậc danh tướng của Hoan Châu thời gần đây” (Lịch triều hiến chương loại chí)
Sau khi tiếp quản thành Phú Xuân, Đoan quận công Bùi Thế Đạt nhận lệnh của triều đình cho mở một xưởng đúc tiền lớn ngay tại khu vực bờ sông Hương (phía bắc cầu Trường Tiền ngày nay). Ông cho thu vét các sản vật và vũ khí bằng đồng không dùng như súng, đỉnh, vạc… để đúc tiền dâng lên vua Lê chúa Trịnh dùng vào việc ngoài biên. Công việc được tiến hành từ ngày 22/2 cho tới ngày 30/6 năm Bính Thân (1776). Tiền được đúc ở đây được khắc 4 chữ “Cảnh Hưng Thuận Bảo”.
Do đang trong thời kỳ chiến tranh nên công trường đúc tiền cũng chỉ mang tính chất dã chiến tạm thời. Đồng tiền “Cảnh Hưng Thuận Bảo” cũng vì vậy mà chất lượng kém hơn so với các loại tiền niên hiệu Cảnh Hưng khác. Công trường đúc tiền cũng chỉ tồn tại trong một thời gian 4 tháng ở phía ngoài trấn dinh, cạnh bờ bắc sông Hương. Tuy vậy, với việc một vị tướng quân đội Đàng Ngoài mở công trường đúc tiền tại Đàng Trong thì đây là một sự kiện đặc biệt tại mảnh đất Thuận Hóa khi đó. Chính vì thế mà nó đã in đậm dấu ấn trong đời sống xã hội mảnh đất Thuận Hóa Phú Xuân lúc bấy giờ và mảnh đất có trường đúc tiền mang tên “Trường Tiền” còn tồn tại cho đến tận ngày nay.
Không chỉ gắn với địa danh Trường Tiền, Đoan Quận công Bùi Thế Đạt còn để lại dấu ấn hết sức đặc biệt tại Đàng Trong với việc vẽ nên tấm bản đồ “Giáp Ngọ niên bình Nam đồ” (bản đồ đánh dẹp miền Nam năm Giáp Ngọ) dâng lên chúa Trịnh vào năm Giáp Ngọ (1774) phục vụ cho cuộc Nam tiến bình định Thuận Hóa Phú Xuân. Đây là bộ bản đồ vẽ xứ sở Đàng Trong từ Quảng Bình vào tới núi Đá Bia thuộc Phú Yên.
Trong bộ bản đồ này “Bãi cát vàng” tức hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa ngày nay được vẽ và chú thích ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi. Nó được vẽ tượng trưng bằng hình những quả núi hình bầu dục nằm giữa Cù Lao Chàm và Cù Lao Ré ngoài khơi huyện Bình Sơn. Như vậy, “Giáp Ngọ niên bình Nam đồ” là tác phẩm thứ hai xuất hiện danh từ “Bãi cát vàng” sau “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá Công Đạo. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay.
Theo Dân trí
Chiều ngày 04/8, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Mùa hè của lớp vẽ thiếu nhi YN”.
Tối 2/8, tại Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế diễn ra triển lãm mỹ thuật quốc tế với chủ đề “Sống cùng di sản”. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng của Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14 được tổ chức tại Huế.
Sáng 01/8, tại trường THPT Chuyên Quốc học Huế đã diễn Khai mạc Hội thảo “Kết nối với Việt Nam - Engaging With Vietnam” lần thứ 14. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế; bà Nguyễn Thị Ái Vân - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Ngày 31/7, Lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tiếp tục diễn ra tại Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón nhiều quan khách, bạn bè, văn nghệ sĩ và công chúng đến thắp hương tưởng nhớ.
Chiều 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế cùng gia đình tổ chức lễ tưởng nhớ vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tại số 1 Phan Bội Châu - Tp Huế.
Sáng 27/7, tại khu Di tích lịch sử Chín Hầm, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương và khai mạc triển lãm “Trọn nghĩa tri ân”.
Ngày 26/7, Ban tổ chức Festival Huế 2023 và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ trị giá 1 tỷ đồng cho các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2023.
Sáng ngày 25/7, tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình Nhà tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 tại tuyến đường 71, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế vừa phát động cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật với chủ đề “Huế - Vùng đất thân thiện”.
Sáng 22/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phong Hải miền nhớ" năm 2023.
Sáng ngày 22/7, Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023 đã diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Chiều ngày 21/7, Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Chiều ngày 21/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác về chủ đề “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng” năm 2023. Tham dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
Sáng 16/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hôi; Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tối ngày 10/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ khai mạc không gian triển lãm với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh - Hội tụ niềm tin, thắp sáng tương lai”.
Chiều 10/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị) Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Khai mạc Triển lãm “Nét đẹp A Lưới qua nghệ thuật Ký họa”.
Sáng 07/7, tại Triệu Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức lễ tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát nhằm tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng 6/7, tại Nghinh Lương Đình, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. Tham dự Lễ phát động có bà Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.