Từ biển Thuận An, xuôi theo dòng sông Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá.
há Tam Giang nằm trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng khoảng 52 km², thuộc địa phận ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chạy men theo đầm phá, có lúc đi giữa con đường với những cánh đồng bát ngát đang vào mùa gặt, có lúc đi qua những cây cầu nhỏ với hai bên nước sâm sấp, lúc đi giữa trời đất bát ngát bên là ruộng bên là nước sóng sánh trong ánh nắng thu vàng ruộm. Một vài cánh chim le le và chim ngói chao liệng trên không trung, chốc lại sà xuống những cánh đồng đang rúc rích tiếng nói cười. Hương lúa thơm nồng nàn, không khí mát mẻ, thoáng đãng.
Hơn 15 km chạy dọc theo những con sóng, những cánh đồng và những cây cầu, dọc theo con đầm phá đến với làng chài Thái Dương Hạ. Phá Tam Giang mùa này mặt nước hiền hòa, phẳng lặng với sóng gợn lăn tăn. Trên phá, bập bềnh vài chiếc thuyền chạy dọc theo những dãy cọc, những hàng rào lưới giăng trên toàn phá như những bàn cờ trận vuông vức. Con đầm rộng lớn và trải dài tít tắp sóng sánh trong ánh mặt trời rạng rỡ.
Thiên nhiên đã ban tặng cho người dân xứ Huế một thảm thực vật phong phú với bức tranh sơn thủy hữu tình. Ảnh: Vũ Long.
Rú Chá - rừng ngập mặn của Phá là một tài sản quý hiếm khác không thể không kể tên. Cây Chá gần giống với cây sú - vẹt ven biển hay cây đước cây lắm, có tốc độ phát triển với sức lấn ra biển kỳ lạ. Tầng cây lá như những bức tường dày và kín, chắn những con sóng ngoài biển Đông.
Suốt dọc chiều dài phá, bắt gặp nhiều chùa, đình làng và nhà thờ họ cầu kỳ trong màu sắc và nhỏ nhắn nép mình dưới bóng hàng trứng cá đung đưa nghiêng nghiêng soi bóng bên dòng nước. Cứ cách vài nhà lại thấy một ngôi nhà thờ tổ như thế. Lăng mộ và các nghĩa địa cùng được xây một cách cầu kỳ và màu sắc.
Trong làng một dãy khoảng hai chục ngôi nhà được dựng lên cho cánh thuyền chài. Người dân làng chài quanh năm sống trên những con sóng, không mấy khi lên bờ. Những ngôi nhà nhỏ được chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế dựng gần bờ phá, trên những bờ cát để tiện cho các em nhỏ trên xóm chài lên các trường học trên bờ. Chỉ có mươi nóc nhà là có người ở, còn lại đa phần đều bỏ hoang. Người làng chài sống với nghề chài lưới và không rời khỏi mảnh phá.
Thu về trên phá Tam Giang
Sau một hồi đi thuyền dọc ngang con phá, thưởng ngoạn không khí mát mẻ của con nước dịu dàng, không gì thú bằng ghé lại một quán ăn ngay đầu con đò ngang, thưởng thức những đặc sản quý hiếm mà chỉ ở đầm phá mới có. Cá, mực, tôm, ghẹ tươi roi rói và nháy tanh tách, thịt thơm ngọt. Ghẹ đặc biệt nhỏ chỉ bằng 3 ngón tay, nhưng ngọt, chắc và giá cả sẽ khiến bạn giật mình vì chỉ rẻ bằng nửa so với ghẹ ngoài biển. Đầm phá nước lợ này là một trong những vựa nơi nuôi hải sản lớn nhất nước.
Hoàng hôn buông xuống có lẽ là cảnh đẹp ngoạn mục nhất trên phá Tam Giang. Khi màu tím của sắc trời đã nhuộm một màu tuyệt đẹp lên toàn bộ đầm, lên những con thuyền đang tấp nập về bến, những dáng người rắn rỏi rạng rỡ nụ cười đen giòn sau một ngày vất vả. Rất nhiều du khách đã vì cảnh đẹp hiếm có này mà dừng lại nơi phá, cố chụp cho được tấm hình chiều buông rủ trên con phá mênh mông sóng nước này. Tiếng hò Huế đâu đó vẳng lại khiến người nghe man mác cõi lòng. Con phá dữ dội khét tiếng là thế mà lại quá đỗi thơ mộng, hiền hòa.
Hoàng hôn tím.
Phá Tam Giang nằm cách Huế hơn 15 km, dọc theo bờ biển Mỹ Khê. Bạn có thể thuê xe máy tại Huế, chạy dọc biển đến với Phá Tam Giang, thưởng ngoạn cảnh sắc tuyệt đẹp trên một trong những đầm phá đẹp và rộng nhất Việt Nam.
Theo Linh Chi (Theo VnExpress)
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), sáng 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 15/5,tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với danh vị “Tài trợ Đồng” cùng 3 đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn BRG.
Chiều ngày 13/5, tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức ký hợp đồng tài trợ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh, Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề: "Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm" diễn ra từ ngày 18 - đến 20/ 5 với nhiều chương trình đặc sắc và hoạt động ý nghĩa.
Tối ngày 11/5/2024, tại Phủ Nội Vụ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Thơ Nguyễn Duy với Huế" giới thiệu các thi phẩm trong tập thơ “Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng", đây là tập thơ viết về Huế của nhà thơ Nguyễn Duy.
Thường trực HĐND tỉnh vừa cho biết, sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 17, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra trong 01 buổi, họp phiên trù bị vào lúc 7h50' và khai mạc vào lúc 8h00' ngày 14 tháng 5 năm 2024 (thứ Ba).
Chiều 10/5, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng Hội NSNA Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc giao lưu, sáng tác ảnh tại Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Chiều ngày 09/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu Festival Huế 2024 và tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (07/6 – 12/6/2024).
Sáng ngày 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự Hội nghị.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ. Trong phiên họp ngày 8/5/2024, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 1 hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được xem xét trong đợt này.
Chiều ngày 07/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng".
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế" và cuộc thi ảnh "Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế" năm 2024.