Canh giấc ngủ rừng thiêng

14:53 10/12/2013

Đi từ Cha Lịnh, Mù Nú qua Khe Liềm (TT- Huế), nơi đâu cũng thấy dấu chân của những cán bộ kiểm lâm ngày đêm cắt rừng lội suối, bảo vệ những cánh rừng xanh của thượng nguồn Hương Giang, Ô Giang. 

Tuần tra chủ yếu bằng thuyền trên sông

1. Hẹn mãi, cuối cùng cũng được các cán bộ kiểm lâm A Lưới (TT- Huế) cho “thị sát” một chuyến đầu nguồn Hữu Trạch. Từ thủy điện Bình Điền (xã Bình Điền, TX Hương Trà), chiếc thuyền xé sóng đưa chúng tôi lên với thượng nguồn sông.

Hơn một giờ chiếc thuyền phả ra thứ âm thanh chát chúa, trạm Cha Lịnh - Mù Nú hiện ra trên đỉnh đồi còn dày sương. Đây là trạm thuộc quản lý của Hạt Kiểm lâm A Lưới, nơi được bao quanh bởi những cánh rừng già.

Trạm Cha Lịnh - Mù Nú cũng là điểm xa, heo hút nhất với “3 không”: không điện, không đường và không thông tin liên lạc. Bên lán trại đơn sơ dã chiến giữa rừng, những cán bộ kiểm lâm của trạm quần còn xắn quá đầu gối, rít thuốc, ngồi nghỉ lấy sức sau một chuyến đi dài.

Anh Nguyễn Quang Hải, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Cha Lịnh - Mù Nú, cho biết, anh em bám trụ ở đây, lập lán trại cùng những cán bộ tăng cường từ Hạt, rừng phòng hộ chừng 8-10 người, mỗi chuyến đi từ 10-15 ngày, cắt rừng để nắm bắt thông tin, ngăn chặn, xua đuổi kịp thời những đối tượng lâm tặc xâm hại rừng già. Chuyến đi tuần rừng của anh em vừa kết thúc, đã có khá nhiều gỗ bị lâm tặc xẻ phách, chưa kịp vận chuyển ra khỏi thượng nguồn Mù Nú bị anh em kiểm lâm bắt giữ.

Lán trại của đội tuần tra rừng Cha Lịnh - Mù Nú chỉ có đơn sơ vài xoong nồi, chén bát. Những cán bộ kiểm lâm ở đây thường thì một tháng mới được về nhà một lần, đó là trong dịp ngày thường, còn những ngày trước, trong và sau tết, thì phải túc trực, sẵn sàng tuần tra, bắt giữ khi lâm tặc phá rừng trái phép.

Ngồi tâm sự với các anh, được nghe những câu chuyện hiểm nguy khi làm nhiệm vụ nơi chốn rừng thiêng mới thấy được trách nhiệm, tình yêu núi rừng của các anh đến nhường nào.

Anh Hải tâm sự: “Làm công tác bảo vệ rừng không chỉ có ý chí, trách nhiệm mà cần phải có thêm sức khỏe. Chuyện anh em bị sẩy chân, ngã bị thương, thậm chí bị lâm tặc hành hung, đe dọa không phải là hiếm. Một chuyến đi dài ngày, ăn, ngủ với rừng những người không quen công việc thì khó làm được”.

Trong câu chuyện “ăn rừng ngủ rú” vất vả, gian lao của các anh như thấy được hình ảnh các anh bộ đội năm xưa xẻ dọc Trường Sơn, lăn lộn rừng sâu chiến đấu với quân thù. Nhiều lúc, tinh thần, trách nhiệm của anh em kiểm lâm luôn sẵn sàng, nhưng công tác bảo vệ rừng vẫn gặp nhiều bất cập do đây là địa bàn chồng chéo, giáp ranh giữa 4 huyện A Lưới, Nam Đông, Hương Trà và Hương Thuỷ, nhưng lực lượng lại mỏng, thiếu công cụ hỗ trợ, chế độ cho lực lượng truy quét vẫn còn nhiều hạn chế nên gây không ít khó khăn cho lực lượng kiểm lâm.

Anh Hồ Xuân Lim, cán bộ tăng cường của Hạt Kiểm lâm A Lưới, cũng là người lâu năm gắn bó với trạm Cha Lịnh - Mù Nú, tâm sự: “Ở đây đi rừng suốt, về lán trại cũng chỉ được vài hôm thôi nhưng mỗi khi nhớ nhà, anh em lại “bò” lên đỉnh đồi, tìm một chỗ duy nhất có sóng điện thoại chập chờn để liên lạc về nhà, nghe tiếng vợ con, mình như thấy thêm sức mạnh để tiếp tục làm nhiệm vụ”.

Bao nhiêu năm, anh Lim đã cống hiến tuổi trẻ cho sự bình yên của những cánh rừng già, giờ vì lý do sức khỏe, anh đã trở lại công tác tại Hạt Kiểm lâm A Lưới.

2. Rời Cha Lịnh - Mù Nú, trở về QL1A, từ đây chúng tôi theo tuyến đường lâm sinh lổn chổn ổ gà, ổ voi, vượt hơn 10 km đường đèo dốc lầy lội để tìm lên Trạm Kiểm lâm Khe Liềm thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

Dòng Ô Giang mùa này nước xanh leo lẻo, càng đi xa hơn về thượng nguồn, ở một vài đoạn sông, những gềnh đá lởm chởm, xanh một màu hoang hoải như miệng loài cá dữ luôn chực chờ muốn nuốt chửng tất cả khi chiếc thuyền dám xâm phạm chốn thiêng của núi rừng.

Trạm Kiểm lâm Khe Liềm nằm chênh vênh bên dòng Ô Giang, nơi đây là chỗ trú ngụ của 7 anh em kiểm lâm viên ngày đêm bám rừng, bám đất để ngăn chặn, xua đuổi những đối tượng lâm tặc phá rừng. Nằm biệt lập giữa núi rừng nên điều kiện sinh hoạt của anh em trong trạm hết sức khó khăn.

Bên chiếc đài, ti vi chập chờn từ nguồn điện của máy thủy điện nhỏ do các anh kiểm lâm viên “tự chế” đặt ở khe suối, các anh chăm chú ngồi nghe tin tức. Đó cũng là phương tiện giải trí gần như duy nhất nơi chốn cuối sông, lưng chừng núi này.

Anh Vinh Sang, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Khe Liềm, tâm sự: “Hai hôm nay mưa lớn quá, chưa đi rừng được nhưng anh em cũng phải ở lại để chốt chặn ở bên sông này. Ở đây ngó bình yên thế chứ dùng thuyền đi ngược lên phía thượng nguồn, nếu không tuần tra, xử lý kịp thời thì lâm tặc thả gỗ cho trôi sông ngay".

Với một đội ngũ kiểm lâm viên ít ỏi, nhưng lại tuần tra, quản lý trong một địa bàn khá rộng lớn, giáp ranh cả với huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị), trong điều kiện đi lại hiểm trở, sinh hoạt khó khăn, nhưng bao năm qua, những cán bộ kiểm lâm nơi đây vẫn lặng lẽ đám đất, bám rừng “canh” giấc ngủ ở chốn rừng thiêng.

Đường đi tuần tra không chỉ đi bộ mà phải dùng thuyền vượt qua vô vàn ghềnh đá nơi thượng nguồn sông. Chiếc thuyền đuôi tôm đưa chúng tôi ngược dòng, tiếng máy nẹt pô của động cơ như xua đi cái không khí tỉnh lặng đến rợn người. Vượt qua nhiều khúc sông, đâu đó “máu rừng” vẫn chảy khi những cán bộ kiểm lâm phát hiện ra từng phách gỗ dội, gỗi… được xẻ phách thả trôi sông.

Ra giữa dòng, chiếc thuyền như nhỏ hơn, cứ chao đảo liên hồi do va phải đá, có cán bộ kiểm lâm rơi cả mũ, ba lô đựng đồ đạc xuống sông. Vượt thác ghềnh, con thuyền lại thẳng tiến. Tuần tra từ sáng đến trưa, hai chân mệt nhừ, những cán bộ kiểm lâm lại ngồi nghỉ lấy sức bên ghềnh đá.

Hoa đỗ quyên được xem là niềm vui hiếm hoi đối với những cán bộ kiểm lâm nơi đây. Những rừng đỗ quyên vào vụ chớm xuân cứ đỏ loang một màu cả góc rừng. Những nhánh đỗ quyên được cán bộ mang về trại, cắm vào ly chưng cho có không khí của phố thị.

Tuần tra rừng đã vất vả, bắt được gỗ, phải vận chuyển về trạm còn hiểm trở, gian nguy hơn bội phần. Chuyến tuần tra kết thúc khi trời đã nhá nhem, mặt trời ngủ vùi sau núi. Bên chén rượu chống lạnh chớm xuân, những câu chuyện công việc, cùng nỗi nhớ gia đình lại theo các anh và giấc ngủ giữa núi rừng…

Ông Đặng Vũ Trụ, GĐ Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, cho biết, dù điều kiện đi lại, liên lạc khó khăn nhưng anh em phải cắm chốt trực chiến 24/24 theo sự chỉ đạo của ngành kiểm lâm.


DUY PHIÊN- HỮU TRỰC ( nongnghiep.vn)
 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.

  • Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.

  • (SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

  • (SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.

  • Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.

  • Nằm trên địa thế "minh đường", "long mạch", miếu Bà bên gốc cây thị hàng trăm năm tuổi tại làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên - Huế) vẫn còn giữ được nét cổ kính và những bí ẩn chưa lời giải đáp về sự giao lưu hai nền văn hóa Chăm - Việt. 

  • Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.  

  • UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư  phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.

  • Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.

  • (SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
     

  • Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.

  • Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013

  • Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 Âm lịch). 

  • Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố

  • Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.

  • Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.

  • Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.

  • Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...

  • Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière. 

     

  • Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.