Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.
Mở rộng tầm nhìn lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử 69 chương “Từ Dụ Thái hậu” của nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai viết về thời nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhân vật chính và xuyên suốt tác phẩm là Từ Dụ, con dâu vua Minh Mạng, vợ của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Tự Đức. Truyện bắt đầu từ cô thiếu nữ 13 tuổi Phạm Thị Hằng theo cha là Phạm Đăng Hưng từ vùng đất phương Nam trù phú về kinh đô, chịu bao thăng trầm dâu bể rồi trở thành người đứng đầu hậu cung nhà Nguyễn, là Từ Dụ Thái hậu sau này. Từ Dụ đã dùng nhân cách, trí tuệ của mình để có được địa vị trong hoàng cung cũng như trong lòng bậc đế vương và dân chúng.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải nhận xét: “Chỉ thông qua các chuyện trong hậu cung, chính trường nhà Nguyễn qua ba triều vua hiện lên một cách sinh động dưới ngòi bút sắc sảo của nữ nhà văn Trần Thùy Mai. Mặt khác, văn hóa phong tục được gói trong các lễ nghi giao tiếp, trong các sinh hoạt cung đình và dân dã được mô tả rất tinh tế, rất Huế. “Từ Dụ Thái hậu” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn và trung thực lạ lùng”.
Tiểu thuyết “Thiên địa phong trần” của nhà văn Hà Thủy Nguyên lại phản ánh một thời loạn lạc với những biến động lịch sử phức tạp khôn lường thời Lê Mạt. Đó là những đấu đá chính trị trong năm tháng gắng gượng cuối cùng của triều đình mục ruỗng chúa Trịnh vua Lê, trước thời điểm Quang Trung tiến quân ra Bắc. Cuốn tiểu thuyết đi theo dấu chân Nguyễn Gia Thiều trong thời đại tang thương ấy. Một bậc phong lưu đại thần, một võ tướng được sủng ái, một kiến trúc sư đại tài, một thiền giả, một vương hầu hiển hách phải mượn lời cung nữ để bày tỏ lòng mình. “Đó là nỗi đau chỉ có thể gửi gắm nơi văn chương và nghệ thuật chứ không thể biến thành hành động”, Hà Thủy Nguyên cho hay.
Nói về tác phẩm, TS. Tạ Đức cho biết, văn nhân Nguyễn Gia Thiều là một nhân vật khiến ông hứng thú. Tư liệu lịch sử về thời Lê Mạc rất nhiều tuy nhiên về Nguyễn Gia Thiều lại rất ít. Không cảm nhận cuốn tiểu thuyết như cách của các nhà phê bình và nghiên cứu, nhưng ở góc độ một nhà dân tộc học, TS. Tạ Đức hoàn toàn tôn trọng những sáng tạo và hư cấu của nhà văn. “Tôi không có tư duy phê phán nhân vật qua tiểu thuyết lịch sử, chỉ đọc để cảm nhận theo tư duy của tác giả. Với chúng tôi, khi viết lịch sử phải dùng tư duy khác, cách viết khác, “nói có sách, mách có chứng”, nhiều khi có quyền suy luận nhưng trong một giới hạn nhất định. Còn các nhà văn, họ đã mở rộng tầm nhìn lịch sử, truyền cảm hứng lịch sử tới độc giả và thế hệ trẻ”.
Sự thực và hư cấu
Nhà văn Trần Thùy Mai đã viết “Từ Dụ Thái hậu” dựa vào ba nguồn tư liệu: Chính sử, dã sử và dân gian. Bản thân tác giả từng nói về những khó khăn khi tư liệu lịch sử quá ít ỏi và đứt quãng. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để nhà văn thể hiện trí tưởng tượng và tài hư cấu của mình. Bà cho biết, nếu viết tiểu thuyết lịch sử mà chỉ dựa vào lịch sử thì đó là thất bại của bất cứ nhà văn nào. “Những cảm hứng lịch sử, ám ảnh lịch sử đã thôi thúc tôi cầm bút viết nên điều đó. Một phần vì đam mê với lịch sử, đặc biệt là lịch sử triều Nguyễn, kinh đô xứ Huế; phần nữa những ám gợi lịch sử sâu sắc đã thôi thúc tôi viết để soi, hướng vào nội tâm các nhân vật lịch sử, để thấu hiểu họ”, nhà văn Trần Thùy Mai chia sẻ.
Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, chọn con đường chênh vênh, một bên là “núi cao” của sự thực lịch sử, một bên là “vực thẳm” của hư cấu, Trần Thùy Mai đã khéo léo, tinh tế đi bằng trí tưởng tượng của mình. Lịch sử có nhiều mất mát và nhiều tồn tại, nhà văn bằng sự nhiệt tâm với quá khứ và vượt qua những ngáng trở của hiện tại để khẳng định vai trò của văn chương với lịch sử. Hư cấu dựa trên lịch sử luôn là cách để nhiều nhà văn lựa chọn viết tiểu thuyết lịch sử, nhưng thành công của hư cấu thì phụ thuộc vào cảm quan của nhà văn khi phán đoán lịch sử.
Nhà văn Hà Thủy Nguyên khi viết “Thiên địa phong trần” cũng trung thành với nhân vật, sự kiện lịch sử. Có thể nói, lịch sử là phương tiện để chị sáng tạo và gửi gắm những thông điệp riêng và lịch sử đã được viết lại bằng tư tưởng của nhà văn. Với mong muốn, tiểu thuyết lịch sử sẽ làm cho giới trẻ yêu thích lịch sử hơn, Hà Thủy Nguyên đồng thời mang đến một bài học về ngôn ngữ tiếng Việt qua tác phẩm của mình. Hơn 900 trang sách cô đọng, nén, gợi. Ở đó không có sự dàn trải của sự kể, tả thông thường. Nhà văn tiết giảm tối đa những chi tiết, từ ngữ không cần thiết để mọi thứ được đề cập đến có vai trò, chỗ đứng thực sự trong tác phẩm.
“Ở chỗ nào nhà sử học run tay, thì ở đó nhà văn sẽ viết”, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương đã nói như vậy khi đề cao tiếng nói quyền lực của văn chương trong việc nhìn lại lịch sử.
Nhà văn Linda Lê được xem như một trong những hiện tượng sáng chói của văn chương người Việt ở nước ngoài viết bằng tiếng Pháp. Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, gần nhất là “Vượt sóng” (Phạm Duy Thiện dịch, Công ty Tao Đàn & NXB Hội Nhà văn, 2018), cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã chất chứa rất nhiều những trầm tư sống động của một nhà văn về công việc/hành vi viết, mục đích và ý nghĩa của nó.
Nhà văn Linda Lê được xem như một trong những hiện tượng sáng chói của văn chương người Việt ở nước ngoài viết bằng tiếng Pháp. Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, gần nhất là “Vượt sóng” (Phạm Duy Thiện dịch, Công ty Tao Đàn & NXB Hội Nhà văn, 2018), cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã chất chứa rất nhiều những trầm tư sống động của một nhà văn về công việc/hành vi viết, mục đích và ý nghĩa của nó.
“Có hai ông sui gia nhậu với nhau, trên bàn có một dĩa lòng vịt xào với hành nho nhỏ. Ông sui gia tính ham ăn, liền thò đũa lòn nguyên dĩa gắp lên rồi giũ giũ vờ như muốn cho nó rớt xuống. Nhìn thấy vậy, ông sui kia nóng ruột nói: Anh lấy giò đạp xuống thử coi nó xuống không?”.
Cuốn sách “Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên” của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy vừa được Tạp chí Môi trường và đô thị phối hợp với NXB Thông tin và truyền thông ra mắt độc giả tại Hà Nội.
Trong lịch sử Hà Nội hiện đại, có nhiều hạng người. Có công dân hạng một, hạng hai, hạng ba... cho đến lớp người bần hàn. Họ đi qua lịch sử với nhiều tư thế: "Chân ta bước, lòng ung dung tự hào", "vừa đi vừa cúi đầu ngẫm nghĩ", "sấp mặt xuống để tồn tại", cho đến cả tư thế "bò người ra để mà sống"...
“Tôi rất vui, vì bây giờ gia đình và bạn bè ở Việt Nam có thể đọc được tác phẩm của tôi. Giấc mơ của tôi đã trở thành sự thật”. Đó là chia sẻ của tác giả Angie Chau (thuộc thế hệ nhà văn Việt Nam thứ hai tại Hoa Kỳ) khi tập truyện ngắn Những người thầm lặng vừa được NXB Tổng hợp giới thiệu đến độc giả trong nước.
Đã thành truyền thống, 5 năm một lần, Bộ Quốc phòng tiến hành xét, trao Giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng. Trong số hàng trăm tác giả tham dự xét giải ở chuyên ngành văn học lần này (từ năm 2014 đến 2019), đáng chú ý là sự xuất hiện của các cây bút thuộc “thế hệ 7x, 8x” - những người được sinh ra và trưởng thành trong thời bình.
Chiều 24-2, tại Nhà hát Quân đội phía Nam, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật, Báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm (2014 - 2019) của Bộ Quốc phòng khu vực phía Nam.
Sáng 21-2, tại Hà Nội, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm (2014-2019) của Bộ Quốc phòng.
Khi dòng sách tản văn, tùy bút, tiểu thuyết ngôn tình thiên về yếu tố thị trường đang có xu hướng chững lại thì thời gian gần đây, một số đơn vị xuất bản trong nước đã bắt đầu mở rộng cửa cho những tác giả trẻ đi theo lối viết chính thống, có nhiều thể nghiệm sáng tạo.
Nguyễn Thị Kim Hòa (hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) không còn là cái tên xa lạ trong làng văn chương nước nhà. Bởi những năm gần đây, Hòa liên tục gây ấn tượng bằng những tác phẩm đậm chất sáng tạo, và là chủ nhân của nhiều giải thưởng văn chương uy tín. Và khi nhắc đến văn chương của Nguyễn Thị Kim Hòa, phải đề cập ngay đến thể loại văn học thiếu nhi.
“Nhắc đến Phan Quang, chúng ta vẫn hình dung ông là nhà báo lớn, nhà hoạt động xã hội xuất sắc, quên mất Phan Quang còn là nhà văn...".
Sau 2 cuốn sách Sài Gòn dòng sông tuổi thơ và Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian, nhà văn Lê Văn Nghĩa ở tuổi 67 tiếp tục ra mắt tạp bút Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành đầu xuân Canh Tý. Hơn 400 trang sách là những ký ức vừa rộn ràng vừa xôn xao về đô thị nhộn nhịp nhất phương Nam.
“Linh điểu” là tiểu thuyết thứ 10 của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Dân trí và Công ty sách Trí thức Việt phát hành, quý I/2020.
Hay tin nhà văn, nhà báo Trần Thanh Phương vừa trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM), rất nhiều văn nghệ sĩ đã bày tỏ sự thương tiếc. Bởi một lẽ, hiếm hoi có một người cần mẫn với chữ nghĩa, với văn chương như ông.
Trong phong trào Thơ mới, có nhiều thi sĩ làm thơ với đề tài mùa xuân và để lại những thi phẩm lừng danh.
Năm mới Canh Tý 2020, nhà thơ Hoài Vũ đón mùa xuân thứ 85 trong cuộc đời nhiều thăng trầm. Các tuyển tập thơ, truyện ngắn và văn học dịch của Hoài Vũ sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc, được chọn lọc từ những tác phẩm đã xuất bản.
Sau 1986, nền văn học bước vào thời kì đổi mới, hoà nhịp với công cuộc đổi mới mạnh mẽ và toàn diện trên đất nước ta. Lê Minh Khuê là nhà văn đã trưởng thành từ văn học chống Mĩ. Trước yêu cầu mới, chị đã có nhiều cố gắng, thể hiện những nỗ lực sáng tạo của một cây bút nữ. Trong đó, phải kể đến những đổi mới về bút pháp truyện ngắn.
Đây là tập thơ của tác giả Hồ Quang Toản, vừa được NXB Hội Nhà văn ấn hành. “Đời muối” với 72 bài thơ chở nặng những ký ức đẹp về mẹ và quê hương, là khúc tình ca tác giả chọn để thủ thỉ với tình yêu, với những khảo nghiệm đã thành tên in dấu cung đường anh đã đi qua.
Sáng 6-1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác văn học, nghệ thuật năm 2019, triển khai công tác năm 2020 và trao giải thưởng văn học nghệ thuật 2019.