Bức thư gởi thủ tướng

15:13 17/09/2014

LTS: Yann Martel sinh ngày 25 tháng 6 năm 1963 tại Salamanca, Tây Ban Nha và hiện đang sinh sống tại Montréal, Canada. Ngoài việc nổi tiếng với Cuộc đời của Pi, Martel được coi là một người táo bạo khi nảy ra sáng kiến cứ nửa tháng lại gửi sách cho Thủ tướng Canada Stephen Harper và đề nghị Harper nên đọc. Dưới đây là một trong những lá thư đó của ông, qua bản dịch của Nguyễn Đức Tùng.

Yann Martel - Ảnh: internet

YANN MARTEL

Bức thư gởi thủ tướng

Thưa thủ tướng S. Harper,

Ông đã có dịp gọi cho Alice Munro chưa? Tôi nhớ khi được trao giải thưởng Man Booker, tôi nhận được điện thoại của thủ tướng lúc bấy giờ là Chrétien. Lúc ấy tôi đang ở Bá Linh và ông gọi từ Ottawa, vì vậy cần có sắp xếp trước. Tôi nói chuyện với người phụ tá, ông ấy ghi lại số điện thoại của tôi, và chúng tôi đồng ý về một giờ hôm sau. Vào giờ hẹn, chuông điện thoại reo, tôi nhấc máy và đó là Jean Chrétien. Mặc dù đã biết là ông ấy, tôi vẫn cảm thấy bàng hoàng. Thủ tướng Canada trên đường dây điện thoại! Và ông ấy muốn nói chuyện với tôi! Chúng tôi trò chuyện trong vài phút. Ông chúc mừng tôi nhận giải thưởng văn học. Tôi trả lời rằng tôi lấy làm sung sướng mang về cho Canada giải Booker thứ ba. Ông nói viết sách là việc khó khăn. Ý ông muốn nói về kinh nghiệm viết cuốn hồi ký của mình “Nói thẳng từ trái tim”. Viết sách đúng là chuyện khó khăn, tôi nói, nhưng cũng xứng đáng với công sức. Ông ấy đồng ý. Chúng tôi trò chuyện như thế thêm vài phút nữa, hai người lạ tán gẫu với nhau thân mật. Rồi ông bảo ông phải đi, và tôi liền cám ơn ông, nói rằng tôi thật vinh dự, chúc ông một ngày tốt lành. Ông cũng cám ơn, chúc tôi tương tự. Tôi thấy xúc động vì một người bận rộn và quan trọng đã dành thời gian trò chuyện với mình. Nói cho cùng, ông ấy nhận được gì từ cuộc điện thoại ấy? Đó chẳng qua là cuộc trò chuyện riêng tư dành cho một công dân mà thôi. Cùng lắm ông ấy sẽ có thêm một lá phiếu. Nhưng đó không phải là lý do. Ông ấy là thủ tướng Canada, thủ tướng của tất cả người dân trên đất nước chúng ta, và rõ ràng ông cảm thấy bổn phận của mình về việc trò chuyện với một nhà văn đã giành giải thưởng cao quý, ngay khi ông chưa hề đọc cuốn sách của nhà văn ấy.

Và bây giờ, Alice Munro vừa nhận giải Man Booker quốc tế, một giải thưởng loại khác, chỉ trao hai năm một lần cho một nhà văn có thành tựu lớn về tiểu thuyết. Sau nhà văn Ismail của Albania năm 2005, sau nhà văn Chinua Achebe của Nigeria năm 2007, Munro của chúng ta đã nhận giải vào năm nay, 2009. Xứng đáng được khen ngợi chứ, phải không?

Để vinh danh Alice Munro, tôi gởi ông tập truyện Chạy Trốn của bà, 2004, cả bản in trên giấy và băng nghe, được đọc bởi nghệ sĩ Kymberly Dakin. Cũng không có lý do đặc biệt nào khiến tôi chọn băng đọc sách. Tôi nhận ra có một băng như vậy, và vì mùa hè đang tới gần, những cuộc du lịch sẽ tới trong mùa hè, nên tôi nghĩ thật lý thú nếu có một băng đọc sách, chín băng thành một tập, nhét vào xe hơi và có lúc ông sẽ chìm đắm vào khí hậu thân mật của truyện Munro. Trong truyện thứ hai, truyện Ngẫu Nhiên, một trùng hợp thú vị sẽ xuất hiện. Nhân vật chính, Juliet, có nói rằng cô và một người bạn giáo viên đi xem một “cuốn phim được chiếu lại”. Cuốn phim nào vậy? Hiroshima tình yêu của tôi, cuốn phim mà tôi gởi cho ông kỳ trước. Ông thấy sao? (Ông có thích nó không?) Alice Munro nổi tiếng và được nhiều người ngưỡng mộ một cách lạ thường, vì vậy tôi cảm thấy ngớ ngẩn khi tìm cách nói về tác phẩm của bà, nhưng lỡ khi ông không quen thuộc lắm, nên tôi vẫn nói vài điều sau đây.

Nhiều tiểu thuyết – kể cả tác phẩm của tôi – đều dựa vào cái lạ lùng, những nhân vật hiếm gặp, và những sự việc ít khi xảy ra cho người đọc. Những câu chuyện như vậy giống như cuộc du lịch ra thế giới; chúng ta thấy lâng lâng sung sướng trước cái mới mẻ lạ lùng. Cách thưởng thức như thế không phải là cách đọc Munro. Truyện của bà viết về người bình thường như hàng xóm chúng ta và những điều xảy ra cho họ cũng xảy ra cho ta mỗi ngày. Liệu điều ấy có làm cho truyện của bà trở nên đáng chán, vô vị, tẻ ngắt? Dưới ngòi bút của một nhà văn khác, có thể lắm. Nhưng dưới ngòi bút của Munro, thì không. Bằng lực đẩy của các chi tiết và sức hút của lối ứng xử tâm lý, đời sống của các nhân vật của bà trở nên kỳ thú. Cũng như cuộc đời buồn tẻ của chúng ta bỗng chốc trở nên kỳ thú với chính chúng ta đây. Không phải vì Munro cố làm cho chuyện bình thường trở nên kỳ dị. Bà không làm thế. Điều mà bà làm là khôi phục cho cái bình thường năng lượng vốn có của chúng, thứ cảm xúc dạt dào vốn có của đời sống. Truyện của bà ít viết về sự kiện lớn lao có thể xé toạc đời ta ra làm nhiều mảnh, mà thường viết về những biến động lên xuống hàng ngày, tuy tế vi nhưng quyết định số phận mỗi người. Nói cách khác, truyện bà viết về độ thô ráp hay mịn màng của cuộc sống. Điều mà tôi yêu thích ở Alice Munro là bà làm tôi yêu mến người hàng xóm của tôi hơn, bởi vì sau khi đọc một tập truyện ngắn, người hàng xóm ấy bỗng nhiên có dáng dấp của nhân vật trong truyện, có một phẩm chất đáng yêu ở người ấy, rằng thật ra con người, mỗi cá nhân, có thể trở nên phong phú hơn như nhân vật trong tiểu thuyết vậy.

Tôi sẽ đi nghỉ hè trong ít ngày nữa, sẽ leo núi ở Peru trong ba tuần, tôi muốn quan sát sự thay đổi khí hậu ở vùng nhiệt đới. Tôi không chắc có thể gởi cho thủ tướng một cuốn sách khác từ Amazon, vì vậy tôi quyết định gởi thêm cuốn nữa trong phong thư này, hai trong một. Vậy thì cuốn sách nào thích hợp với truyện của Munro hơn là tác phẩm của Margaret Atwood? Hai tác giả này thường được nhắc đến như thể họ là chị em sinh đôi. Không nghi ngờ gì nữa, đó là những nhà văn Canada nổi tiếng thế giới, bên cạnh Michael Ondaatje. Và vì chúng ta nhắc đến giải thưởng, xin nói thêm Atwood đã mang về cho Canada giải Booker thứ hai (trong khi Ondaatje giải thứ nhất).

Tôi chọn cho thủ tướng tuyển tập thơ mới nhất của Atwood, tập Cánh Cửa. Tôi đã không gởi các tập thơ cho ông khá lâu, và Atwood là nhà văn đa tài, bà vô cùng xuất sắc cả trong thơ lẫn trong tiểu thuyết.

Điều kỳ diệu đối với thơ là chỉ trong vài trang nó có thể chạm đến nhiều thứ khác nhau. Một căn nhà búp bê được tìm thấy lại, cái chết của con mèo yêu dấu xưa, cha mẹ ta già yếu, cuộc sống dưới thời bạo chúa Caligula, chiến tranh, bức ảnh cũ, nhiều thứ khác – mỗi bài thơ một thế giới riêng và cả tập thơ là một toàn thể, một thiên hà. Những bài trong tập Cánh Cửa có giọng điệu trò chuyện, trao đổi, nhưng lại rõ ràng, chân xác, đi từ xúc động cá nhân đến cảm xúc chính trị. Tôi đặc biệt giới thiệu đến ông bài thơ “Con cú và con mèo, những năm sau”, nói về cuộc đời nhà thơ, và một bài tuyệt diệu, bài Cánh Cửa, nói về cuộc đời, về mọi thứ, sự trải nghiệm và ý nghĩa của nó, tất cả được nhìn qua ẩn dụ một cánh cửa xoay, trong khoảng hai trang giấy in. Tôi đề nghị như đối với các tập thơ khác là ông nên đọc mỗi bài thơ thoạt đầu trong im lặng, để hiểu nó, rồi đọc lại lần nữa, lần này đọc to lên, để cảm nhận tất cả sức mạnh của ngôn từ, để ngôn ngữ thơ tràn ngập tâm hồn mình.

Gởi cho ông tác phẩm của hai nhà văn cùng một đất nước khiến tôi phân vân không biết có thật sự tồn tại một thứ văn học có tính dân tộc không. Có gì đặc biệt Canada về Munro và Atwood, có gì đặc biệt Nga về Tolstoy và Dostoyevsky, có gì riêng nước Anh về Austen và Dickens? vân vân. Tất nhiên ngôn ngữ và khung cảnh của một tác phẩm là gợi ý. Một chuyện xảy ra ở nước Đức, được kể bằng tiếng Đức thì chắc là do một nhà văn Đức viết – nhưng điều đó có nghĩa nó sẽ là một tác phẩm Đức hay không? Nếu một nhà văn Canada kể một chuyện xảy ra ở Ấn Độ thì câu chuyện ấy có làm cho nó trở nên ít tính cách Canada hay không, hơn là một chuyện ở vùng nông thôn tỉnh bang Ontario? Thủ tướng từng nêu nghi vấn rằng tính Canada của chính trị gia đối lập Michael Ignatieff là đáng nghi ngờ vì ông ta sống nhiều năm ở nước ngoài. Liệu sự khiếm khuyết có tính ngụ ý về phẩm chất quốc gia ấy có áp dụng cho tiểu thuyết không? Tôi không nghĩ thế, dù là về con người hay về tác phẩm.

Tôi cũng đã từng nhiều năm sống ở nước ngoài và tôi chưa bao giờ cảm thấy mình có ít đi tính chất Canada cả. Tôi nghĩ điều tương tự cũng dùng cho một tiểu thuyết. Lấy ví dụ Josef Skvorecký. Ông ấy viết bằng tiếng Tiệp, hầu hết về các vấn đề Tiệp, nhưng ông ấy sống ở Canada trên bốn mươi năm. Liệu chúng ta có thể cho rằng ông ta không có tính dân tộc? Dựa và tiêu chuẩn nào? Nếu là ngôn ngữ, liệu chúng ta có thể nói gì về tiếng Anh và tiếng Pháp? Chúng ta cũng dùng chung một ngôn ngữ với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Câu hỏi về tính chất quốc gia hay dân tộc của một nền văn học có thể là một bãi bùn lầy. Nếu có một nền văn học như thế tồn tại, thì nó phải là một tập hợp giàu sức thẩm thấu và luôn thay đổi mỗi ngày. Nó cũng tạo ra một câu hỏi khác: liệu một đất nước sẽ quyết định tính chất của một tác phẩm của nhà văn hay chính nhà văn ấy mới góp phần quyết định tính chất của một đất nước?

Tôi nghĩ là cả hai lập luận đều có thể gây tranh cãi. Trong vài trường hợp, một nhà văn - Kafka chẳng hạn- rõ ràng bắt nguồn từ một thời kỳ, một không gian và một nền văn hóa xác định. Nhưng những người khác – ví dụ Atwood và Munro – thì có tính thế giới nhiều hơn, trong những điều kiện khác biệt nhưng có vài tính cách tương tự, họ có thể đến từ Anh hay Pháp hay Hoa Kỳ. Ai mà biết được? Ồ, đã bao lần tôi tự hỏi, chính tôi cũng mâu thuẫn với mình trong một đoạn văn. Không sao. Tôi đã nêu câu hỏi về tính dân tộc của một nền văn học nhưng lại không chuẩn bị sẵn câu trả lời.

Sau cùng, tôi gởi đến ông băng CD của một nhạc sĩ vĩ cầm người Canada, Oliver Schroer. Nhan đề là Camino, như trong Camino de Santiago de Compostela, tên một thị trấn ở vùng Tây Bắc Tây Ban Nha, một vùng hành hương quan trọng từ thời Trung cổ. Người ta đi bộ tới Santiago từ khắp nơi ở châu Âu, hàng thế kỷ nay. Tôi đã đi bộ hành hương một lần như thế năm 2001, ngay khi vừa kết thúc chương cuối cùng của tiểu thuyết Cuộc đời của Pi. Tôi đã đi bộ một ngàn sáu trăm cây số trong năm tuần lễ. Đó là một kinh nghiệm cá nhân tuyệt vời. Schroer cũng đã từng tới Camino và băng nhạc này là kết quả của chuyến đi ấy của anh.

Tôi gởi băng CD cho thủ tướng vì tôi tin rằng âm nhạc đẹp mê hồn. Buồn thay, người nhạc sĩ vĩ cầm của chúng ta đã chết vì bệnh ung thư bạch cầu mùa hè năm ngoái, cái chết ấy giờ đây càng làm cho âm nhạc của anh trở nên đau xót vô ngần.

Một phong thư làm bận rộn. Chúc ông thưởng thức tất cả.

Với lòng kính mến,

Yann Martel
Nguyễn Đức Tùng dịch
(SH307/09-14)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN THÙY MAI.Năm giờ sáng, máy bay chở chúng tôi đáp xuống sân bay Incheon. Giọng nói ngọt ngào của nữ tiếp viên vang lên với lời cảm ơn và câu chào tạm biệt, sau khi báo một thông tin làm chúng tôi ớn lạnh: Nhiệt độ bên ngoài là 4 độ C...

  • ĐẶNG NHẬT MINHLà một thương cảng của Nhật Bản, nhưng Fukuoka lại được nhiều người biết đến như một thành phố của nhiều hoạt động văn hoá mang tầm quốc tế. Tôi có duyên nợ với thành phố này từ năm 1991 khi được mời tham dự Liên hoan phim quốc tế Fukuoka lần thứ nhất với bộ phim Bao giờ cho đến tháng 10.

  • PHẠM XUÂN PHỤNGChữ tea trong tiếng Anh là do dùng mẫu tự La -tinh để ký âm chữ trà (âm Hán Việt) mà người Trung Hoa nói rất rõ là chè. Lâu nay cứ tưởng chè là tiếng thuần Việt hoặc là biến âm của trà, hóa ra chè lại là từ gốc của trà. Mẹ mà nhầm là con, vui thật.

  • BÙI NGỌC TẤNLần đầu tiên đặt chân tới Châu Âu, có biết bao nhiêu ấn tượng. Ấn tượng về những nét mặt người, về những dáng người đi, về bầu trời không vẩn bụi trong veo, về những xa lộ, về những chiếc xe phóng với tốc độ 140 kilômét không một tiếng còi, nối nhau trên các con đường tám đến mười làn xe chạy không còn biên giới cách ngăn...

  • NGUYỄN VĂN DŨNGCó người nói Praha đẹp hơn Paris . Tôi không tin. Nhưng bây giờ thì tôi thấy nhận xét ấy không phải không có căn cứ. Praha là thành phố cổ kính nguyên vẹn nhất châu Âu, là “thành phố của trăm tháp vàng”, là “bài thơ bằng đá”, là khúc hát đắm say, là cốc rượu nồng nàn, là bức tranh tuyệt mĩ, là mảnh thời gian còn sót lại... Năm 1992, Praha được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

  • PHẠM THỊ CÚCCó người nghĩ rằng, ở các nước giàu, thì ít người thất nghiệp. Không đâu, ở Pháp, người thất nghiệp cũng khá nhiều, mà đâu phải vì không có bằng cấp mà thất nghiệp, đa số họ đều có bằng kĩ sư, cử nhân, cả thạc sĩ hẳn hoi.

  • NGUYỄN VĂN DŨNGAmazon là tên khu rừng lớn nhất thế giới. Amazon cũng là tên con sông, theo khảo sát mới đây, là con sông dài nhất thế giới. Amazonas, quê hương của hai Amazon kia, là bang rộng nhất trong 26 tiểu bang của Brasil - rộng hơn cả diện tích của nước Anh, Đức, Pháp, Ý cộng lại. Còn Manaus, là kinh đô của Amazonas miên man núi rộng sông dài.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG    Tôi thật sự xúc động khi đứng trước ngôi mộ của Lý Tiểu Long. Trước đây tôi hình dung nơi an nghỉ cuối cùng của anh phải là một ngôi đền cực kỳ tráng lệ cho xứng với tên tuổi lẫy lừng của anh. Sau khi anh mất, một tờ báo ở Sài Gòn hồi đó viết đại loại trong thế kỷ XX, anh là một trong ba nhân vật nổi tiếng nhất châu Á.

  • NGUYỄN VĂN DŨNGVới Phật giáo, Linh Thứu là ngọn núi thiêng. Sau khi thành đạo, một thời gian dài Linh Thứu là trú xứ của đức Phật và các đệ tử của Ngài. Tại đây Ngài đã giảng kinh Pháp Hoa và nhiều bộ kinh quan trọng khác. Linh Thứu còn là nơi khởi phát dòng Thiền Ấn Độ để rồi từ đây hạt giống Thiền được gieo trồng khắp nơi trên trái đất.

  • PHẠM PHÚ PHONGTrong lịch sử đất nứơc Trung Hoa có sáu nơi được chọn làm thủ đô, theo thứ tự Lạc Dương, Tây An, Nam Kinh, Khai Phong, Hàng Châu và Bắc Kinh là thủ đô thứ sáu, tồn tại cho đến ngày nay. Bắc Kinh đầu tiên là kinh đô của nước Yên, nên còn gọi là Yên Kinh, sau đó đến thời Minh Thành Tổ cho xây dựng trở thành Bắc Kinh ngày nay. Với diện tích 18.826 km2, Bắc Kinh rộng gấp 18 lần so với thủ đô Hà Nội, được mệnh danh là thành phố bốn nhiều: nhiều người, nhiều xe, nhiều cầu vượt, nhiều di tích...

  • Từ một trại lính đầy vết đạn ở vùng California (Hoa Kỳ) đã xuất hiện một tu viện Phật giáo - Tu viện Lộc Uyển - do nhà sư gốc Huế - Thiền sư Thích Nhất Hạnh - gầy dựng. Tại đây, ảnh hưởng của Thiền học Việt Nam đã tạo được một sự chuyển hóa đầy thử thách: biến trung tâm luyện tập bắn súng trở thành thiền đường đầy ánh sáng và tình thương, có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiếu người ở Hoa Kỳ.Sông Hương xin giới thiệu bài viết của Teresa Wattanabe đã đăng trên tờ Los Angeles Times, tờ nhật báo lớn hạng ba của Hoa Kỳ, với bản dịch của Làng Mai và ảnh của Nguyễn Đắc Xuân để giới thiệu với bạn đọc như một dòng chảy của văn hóa Phật giáo xứ Huế.

  • TRẦN THÙY MAICác quan chức ngành khí tượng Nhật Bản đã cúi gập mình xin lỗi toàn dân: Hoa anh đào sẽ nở ngày 23 thay vì 16 - 3 như dự báo. Đến sân bay Narita vào đúng sáng 24, tôi tự nghĩ mình đến rất kịp thời, nên khi cậu cảnh sát làm thủ tục nhập cảnh hỏi về mục đích đến Nhật, tôi đã không ngần ngại trả lời chắc nịch: “Ngắm hoa anh đào”. Cậu cảnh sát khoanh cái rụp vào lời khai của tôi và “OK” ngay với một nụ cười trên môi.

  • NGUYỄN VĂN DŨNGNằm giữa trung tâm bán đảo Iberia, thủ đô Tây Ban Nha trải rộng trên các ngọn đồi dưới chân rặng Sierra de Guadarrama, ở độ cao 640m so với mặt nước biển - là thành phố cao nhất châu Âu. Diện tích 607 km2. Dân số gần 4 triệu người.

  • KEVIN BOWEN
    (Giám đốc WJC)

    LTS: Trong 25 năm qua tên tuổi nhiều nhà văn, nhà thơ của Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ) như Kevin Bowen, Fred Marchant, Nguyễn Bá Chung, Lady Borton, Martha Colline, Bruce Weigl, Lary Heinemann... đã xuất hiện trên Sông Hương cũng như trên nhiều báo chí văn nghệ, văn hoá trong nước với những tác phẩm tâm huyết, mến yêu đất nước Việt Nam cũng như những hoạt động trên các lãnh vực giao lưu văn hoá, giúp đỡ y tế, giáo dục cho Việt Nam sau chiến tranh, như những biểu hiện của sự ân hận, tủi hổ với những gì mà đất nước họ đã gây ra trên mảnh đất này.

  • NGUYỄN BÁ CHUNG

    Tháng 10 năm 2007 đánh dấu 25 năm thành lập trung tâm Joiner. Nhưng với tôi, nó đánh dấu một đoạn đường 20 năm nổi chìm với trung tâm, trong đó có 15 năm làm thiện nguyện và 10 năm cuối cùng làm việc chính thức. Hai mươi năm là một thời gian dài đủ để nhìn lại, ghi lại một số kỷ niệm và rút ra một số kinh nghiệm để nhìn tới đoạn đường phía trước.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNHoạt động yêu nước ở miền Nam từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, tôi không lạ gì nước Mỹ. Thuở ấy, Phan Ch. anh bạn vong niên của tôi làm phiên dịch ở cơ quan MACV ở Huế từng bảo tôi “Người Mỹ giống như một cậu bé con nhà giàu nhưng thiếu lễ độ”.

  • VÕ QUÊNhận lời mời của Hội đồng quốc gia vì nghệ thuật truyền thống Hoa Kỳ (National Council for the Traditional Arts), đoàn nghệ sĩ thuộc Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tham dự Festival dân ca dân nhạc tại thành phố Lowell, bang Massachusetts, Hoa Kỳ từ ngày 25-7-1995.

  • NGUYỄN XUÂN THÂMChúng tôi đến Aten vào cuối tháng chín, mà buổi trưa vẫn còn oi bức như bao trưa miền biển ở Việt . Thanh Tùng và tôi loay hoay mãi vẫn không bắt được taxi để chuyển tiếp đến sân bay nội địa.

  • NGUYỄN VĂN DŨNGSau Cali tôi định đi Dallas, nhưng rồi chuyển hướng, tôi lên Seattle theo vẫy gọi của bạn bè. Ai ngờ cái thành phố nầy dịu dàng, xanh và đẹp đến vậy. Hèn chi người ta gọi nó là “Thành phố ngọc bích” ( Emerald City ), hay “Mãi mãi xanh tươi” ( Evergreen State ).

  • PHẠM THƯỜNG KHANHĐầu năm nay khi biết tôi chuẩn bị đi công tác Trung Hoa, em gái tôi, một người thơ gọi điện từ Huế ra bảo: “Anh cố gắng mà cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của văn minh Trung Hoa. Hình như với bệ phóng vững chắc của nền văn minh hàng ngàn năm ấy, người Trung Hoa đang có những cuộc bứt phá ngoạn mục và trong tương lai dân tộc này còn tiến xa hơn nữa”. Là một quân nhân, tôi đâu có được trí tưởng tượng phong phú và trái tim dễ rung động như em tôi, nhưng 10 ngày trên đất nước Trung Hoa đã để lại trong tôi những ấn tượng thật sâu đậm.