Biển bắt đầu từ sóng

10:00 05/06/2020

Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.

Với dung lượng hơn 500 trang, tuyển thơ có sự góp mặt của nhiều nhà thơ tên tuổi, như Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thụy Kha, Trần Quang Quý, Vương Trọng, Mai Văn Phấn…, cùng đội ngũ tác giả trẻ: Nguyễn Thị Anh Đào, Đoàn Văn Mật, Nguyễn Phong Việt, Lê Hưng Tiến, Ngô Thị Thục Trang… và nhất là sự xuất hiện của các nhà thơ xứ Quảng: Phạm Sỹ Sáu, Trần Tuấn, Đinh Thị Như Thúy, Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Kim Huy, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Nhã Tiên, Đỗ Thượng Thế...

Tác phẩm được bắt đầu từ ý tưởng, tâm huyết của những người yêu thơ đang sống ở thành phố bên sông Hàn và tỏa đi khắp cả nước. 108 giọng thơ đa dạng về đề tài, phong cách khác nhau nhưng tựu trung thể hiện tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Tập sách có nhiều tác phẩm lắng đọng, mang đến cho độc giả những khoảng lặng suy tư, chiêm nghiệm. “Người chơi đàn bầu của làng Chùa” - Nguyễn Quang Thiều với thanh âm như vọng từ quá khứ: “Mang thân trôi dạt dặm trường/Soi gương thì khóc, đập gương lại cười/Đêm đêm ngồi tựa bóng người/Gẩy lên một khúc vọng mười kiếp sau”. Sự phóng khoáng, bao dung của “Cánh đồng” trong thơ Trần Quang Quý: “Tôi đã mở cuộc đời ra/Trên lưỡi cày cha lầm lũi/Và sâu thẳm trong tôi một cánh đồng thiêng không mùa vụ/Mẹ tôi/Gieo gặt lòng nhân từ/Màu mỡ cất từ trái tim khổ hạnh”. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý thì gặp được mẹ qua: “Cái đồng xu nhỏ bé bị đất vùi/bao thập kỷ vẫn còn nằm đâu đó/để cho con dẫu không còn bé nhỏ/cứ lẩn thẩn đi tìm nhỏ bé một đồng xu” (Đi tìm đồng xu nhỏ bé).

Nhiều con sóng nhỏ góp vào con sóng lớn của biển tình thi ca mênh mông. “Biển bắt đầu từ sóng”, trước hết, là tuyển thơ mang đậm dấu ấn về cuộc hội tụ của cảm xúc. Điều đó, không những được đóng góp bởi các tác giả mà còn chứa đựng tình cảm từ những con người thi ca sống ở thành phố biển. Bằng tình yêu với thơ, họ đã kết nối, lan tỏa thêm giá trị tích cực. Trong giới hạn về dung lượng, có thể tập sách vẫn còn thiếu vắng nhiều tác giả, tác phẩm, nhưng đó cũng là lý do để kích thích, gợi mở thêm nhiều ý tưởng mới cho những tuyển tập khác cùng đua hương sắc, nhất là dấu ấn thi ca từ các địa phương với nét đời sống, văn hóa đậm đà và độc đáo riêng có.


Theo Thụy Phương - Thời Nay/ND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)

  • Tưởng nhớ nhà thơ Gia Dũng

  • Nhân ngày sách Việt nam lần thứ 6, NXB Phụ nữ ra mắt hàng loạt ấn phẩm mới với nhiều ưu đãi hấp dẫn tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.

  • Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu ra mắt tập tản văn của tác giả Thái Kim Lan “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”. Chương trình có sự tham gia của tác giả Thái Kim Lan, nhà văn Lê Phương Liên và nhà thơ Nguyễn Hữu Quý.

  • Thời gian cứ trôi, các thế kỷ nối tiếp nhau chảy hoài. Thế hệ lớp trước sẽ chẳng đọng lại gì nếu như không có lịch sử ghi lại những biến thiên, những nhân vật lịch sử. Những lớp vỉa lịch sử như tầng phù sa nuôi dưỡng thế hệ sau. Để cho cuộc sống thăng hoa hơn, thêm phần ý nghĩa, con người hiện đại càng tìm thấy ở lịch sử nguồn cảm xúc vô tận để sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

  • Nhà văn Võ Văn Trực, người được mệnh danh là “Nhà văn của làng quê”, những câu chuyện ông viết ra khiến người ta không khỏi khâm phục. Đôi khi, nói đến các nhà văn, người ta nghĩ tới những con người bay bổng, lãng mạn, thi vị hóa cuộc đời này, nhưng Võ Văn Trực lại là con người của cuộc đời chân thực, lầm lũi và vạm vỡ khác thường.

  • Hướng đến Ngày Sách Việt Nam (21/4) và kỉ niệm 74 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5), sáng 7/4/2019, tại Hà Nội, Wings Books - thương hiệu sách trẻ của Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức buổi tọa đàm SỐ PHẬN CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ TRONG THẾ CHIẾN II và giới thiệu, ra mắt hai cuốn tiểu thuyết lịch sử về chủ đề này, đó là Max - bi kịch của chủng tộc thượng đẳng của nhà văn Pháp Sarah Cohen-Scali và Cây vĩ cầm Ave Mariacủa nhà văn Nhật Bản Kagawa Yoshiko.

  • Với mong muốn bảo tồn và giới thiệu lại những tác phẩm tiêu biểu trong dòng sách "Học làm người" của học giả Hoàng Xuân Việt, Sống - Thương hiệu sách tác giả Việt kết hợp cùng NXB Thanh Niên vừa giới thiệu đến độc giả một số tựa sách tiêu biểu trong tủ sách "Học làm người” của ông.

  • Sách như một biên niên ký về đô thị vùng cao trong hai mươi lăm năm (1950-1975).

  • Một nhà nghiên cứu quân sự nhận xét rằng, trong thế kỉ XX chiến tranh ở Việt Nam đi từ trung tâm ra ngoại biên. Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhân dân Việt Nam lại phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, rồi cuộc chiến mở rộng sang đất Campuchia khi quân đội Việt Nam thực thi sứ mệnh quốc tế cao cả cứu nhân dân nước bạn khỏi họa diệt chủng Pol Pot.

  • Nhân dịp Hội Sách TP Cần Thơ lần thứ 3, diễn ra từ ngày 25 đến 31-3, NXB Kim Đồng mang đến hơn 2000 đầu sách phục vụ thiếu nhi, giới trẻ và các bậc phụ huynh, gồm các mảng sách: văn học, lịch sử - giáo dục truyền thống, kỹ năng, khoa học - nghệ thuật, tranh truyện, comic... Trong đó, có hơn 200 đầu sách mới, gần 100 đầu sách tiêu điểm.

  • Sau các nhà văn lớp trước lấy những chữ ghép tên quê hương thành bút danh như Tản Đà, Tô Hoài, Nam Cao, Thu Bồn, Bình Nguyên Lộc, nhiều nhà văn hiện đại cũng tiếp tục giữ “xu hướng” này.

  • Nhân dịp ra mắt tủ sách “Thiên đường không tuổi”, NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa tổ chức buổi trò chuyện văn chương cùng chủ đề với sự tham gia của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ. Đây là dịp để các tác giả cùng nhìn lại vai trò của dòng văn học dành cho độc giả tuổi mới lớn.

  • Bạn đọc cả nước, đặc biệt giới báo chí - truyền thông biết đến Phạm Quốc Toàn với góc độ là nhà quản lý và hoạt động báo chí. Trưởng thành từ Báo Quân đội Nhân dân, sau gần nửa thế kỷ làm báo chuyên nghiệp, Phạm Quốc Toàn làm tổng biên tập nhiều cơ quan báo chí. Thêm nữa, 2 khóa liền (2005 - 2015), ông là Phó Chủ tịch chuyên trách Hội Nhà báo Việt Nam.

  • Thời gian gần đây, thị trường xuất bản trong nước cùng lúc giới thiệu đến độc giả nhiều đầu sách có chủ đề về cái chết. Tuy nhiên, những đầu sách này không mang màu sắc u ám hay bi quan, mà nó trở thành kỹ năng mềm giúp người sống, kể cả những người cận tử có được sự bình thản, an nhiên và hạnh phúc hơn.

  • Ngày 24-2, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du (xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã diễn ra lễ phát động hai cuộc thi: “Sáng tác văn tế Đại thi hào Nguyễn Du” và “Bạn đọc thuộc Kiều”.

  • Sau năm ngày làm việc sôi nổi, say mê và hào hứng, tối 20/2, hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III đã chính thức khép lại.

  • Văn học, thi ca giúp rút ngắn mọi khoảng cách là ghi nhận của hầu hết các đại biểu tham dự Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, khai mạc trọng thể ngày 16/2, tại Hà Nội.

  • Ngày 13/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII. 

  • Đã ba mươi năm tròn (1989-2019), nhà văn Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt chúng ta vào độ trăng rằm của tài năng sáng tạo. Tết Kỷ Hợi này văn giới Việt Nam lại tưởng nhớ đến ông, một “người mở đường tinh anh” trong công cuộc đổi mới văn học.

  • Sau nhiều năm gần như ở ẩn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh “tái xuất giang hồ” vào năm 2000 ở tuổi xấp xỉ 70 với tiểu thuyết Hồ Quý Ly đình đám.