Bí ẩn đời sống cung nữ trong Tử Cấm thành Viêt Nam

14:41 15/06/2015

Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.

Các cung nữ bị cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài sau những bức tường thành cao, dày. (Ảnh minh họa: iHay)

Tử Cấm thành Việt Nam

Tử Cấm thành Việt Nam được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Ban đầu gọi là Cung thành. Các vua đời sau tiếp tục xây dựng thêm. Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822) mới đổi tên là Tử Cấm thành nghĩa là Thành cấm màu tía.

Tử Cấm thành về đại thể là một hình chữ nhật có chu vi khoảng 1.229m. Mặt trước và sau mỗi mặt dài 324m, hai mặt bên dài 290m. Bức tường Tử Cấm thành cao hơn 3 mét, dày gần 1 mét xây hoàn toàn bằng gạch vồ để ngăn cách hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Bên trong Tử Cấm thành có tất cả hơn 50 công trình kiến trúc với các chức năng khác nhau.

Tử Cấm thành thông ra bên ngoài ở 7 cửa. Hướng Nam là Đại Cung, đông là Hưng Khánh , Đông An, Tây là Tây An, Gia Tường, Bắc là Tường Loan, Nghi Phụng. Cửa Đại Cung là cửa chính được xây dựng năm Minh Mạng thứ 14.Cửa này rộng 5 gian, có 3 cửa tiếp nhau.

Với vị trí là nơi ở của vua và gia quyến nên Tử Cấm thành được bảo vệ nghiêm ngặt. Không chỉ thường dân, ngay cả đến các quan lại, nếu không phải phận sự hoặc không được vua gọi vào cũng ít khi được lai vãng. Bởi đặc điểm đó, sinh hoạt bên trong Tử Cấm thành từ trước đến nay vẫn còn là những điều ít được biết tới.

Đưa con vô nội

Nói tới sinh hoạt trong Tử Cấm thành, đối tượng đầu tiên phải nhắc đến là các cung nữ, phi tần. Tất nhiên ở trong hoàng cung có rất nhiều nhóm đối tượng khác như: đầu bếp, thị vệ, thái giám… Nhưng chỉ có cung nữ phi tần là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất.


4 nữ quan và hai hoạn quan. (Ảnh tư liệu - Nguồn: Internet)

Bức tường Tử Cấm thành cao hơn 3 mét vốn đã làm cho nó cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Tuy vậy, các thái giám, thị vệ, đầu bếp khi có công việc vẫn thường được ra bên ngoài. Chỉ có phi tần, cung nữ là từ khi được tuyển vào cung cho đến hết đời phải “chôn chân” ở bên trong thành Nội.

Bên cạnh đó, người ta còn đặt ra nhiều quy định khắc nghiệt đối với những cô gái được tuyển vào cung. Chính những quy định ấy mới tạo nên bức màn sắt chôn vùi tuổi xuân của các cô. Trong cuốn Đời sống trong Tử cấm thành, Tôn Thất Bình viết: “ Từ khi được tuyển hay tiến cung, các phi tần không được phép gặp gỡ người thân dù là cha mẹ. Cũng có trường hợp ngoại lệ vua cho phép gặp mặt, nhưng chỉ mẹ mới được nói chuyện cùng con qua một bức mà sáo che, chỉ nghe thấy tiếng mà không nhìn thấy mặt nhau. Còn cha thì đứng ở ngoài sân nhìn vào. Cho nên ở Huế có câu “đưa con vô nội” là có ý nghĩa như mất con rồi”.

Ngoài những nỗi khổ về nội tâm trong cuộc sống “cá chậu chim lồng”, người cung phi trong Tử Cấm thành phải kiêng cữ đủ thứ, như không được nói một chữ gì xấu, gở hoặc thô tục như đui, què, phong hủi, máu me… mà phải thay bằng chữ khác. Tất cả những chữ dùng cho sinh hoạt của vua cũng phải khác người thường, như vua đau thì nói ngài “se”, “siết"... lại có vô số chữ húy phải kiêng như các tên Hoàng tộc.

Có trọng húy và khinh húy. Hễ trọng húy mà vi phạm thì sẽ bị tội nặng. Nhất là phải kiêng tên vua, hoàng hậu và gia đình hoàng tộc. Cung nhân phải học thuộc lòng để tránh tai họa. Như trường hợp bà Hồ Thị Hoa vợ của vua Minh Mạng. Để tránh tên Hoa, những từ gì có chữ này đều đổi thành chữ Hoa. Từ trong cung cấm truyền ra ngoài dân gian nên chợ Đông Ba vốn trước là chợ Đông Hoa phải đổi thành Đông Ba.

Cung phi không chỉ phục vụ vua trong việc chăn gối mà còn đảm trách một số việc khác. Theo tài liệu của Ch. Gosselin trong L’Empire d’Annam, lúc vua Tự Đức còn tại thế, hàng ngày có 43 bà phục dịch trong nội dinh, 30 bà lo việc canh gác, 13 bà lo việc chải tóc, mặc áo, trau chuốt móng tay, vấn và thắp thuốc, nhất là mài son, thấm bút cho vua châu phê vào tấu sớ. Buổi tối vua ngủ, các bà phải nằm quanh long sàng để làm vệ sĩ.

Trong bài Les Annamites của F.Baille thì cung phi phục dịch vua Đồng Khánh như sau: “Hàng ngày một toán cung nữ được chọn trong tất cả đẳng cấp phục dịch đức vua. Ba mươi người chia nhau canh gác xung quanh hậu cung của ngài. Năm nàng luôn ở bên cạnh ngài, luân phiên săn sóc trang điểm cho ngài. Các nàng thay quần áo cho ngài, chải chuốt bộ móng tay dài hơn ngón tay, thoa dầu thơm, vấn khăn lụa vòng quanh đầu ngài. Sau cùng chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt quanh ngài sao cho thật hoàn hảo. Năm cung nữ này cũng kiêm lo hầu cơm nước đức vua”.

Người phụ nữ nào cũng mong muốn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, trong hàng chục hàng trăm cung tần đó, chỉ một vài người được vua biết đến. Số lớn còn lại phải chịu bỏ phí tuổi xuân. Tôn Thất Bình viết: “Bi kịch cuối cùng của đời sống cung phi trong Tử Cấm thành là khi sống họ chỉ biết phục vụ 1 người đàn ông duy nhất là vua, ngoài ra không được đụng chạm bất kỳ một người đàn ông nào khác, cho đến cả khi bị bệnh nặng, lương y đến thăm mạch để bốc thuốc cũng không được tiếp xúc với làn da của người bệnh. Một thái giám và một bà quản sự đứng hai bên lương y để theo dõi cách thăm mạch bằng hai ngón tay ấn vào cườm tay của người bệnh có vấn một mảnh lụa mỏng để tránh đụng vào làn da; ngoài ra lương y ko được nhìn, hỏi bệnh nhân. Thế nên khó biết đích xác bệnh trạng mà bốc thuốc, làm sao các bà lại không mất sớm được!”.

Theo Vũ Tiến Đức (Kiến Thức)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sáng ngày 26/05,tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền,  Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết, bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Thanh Tân 2009.

  • Sáng ngày 18/05, Đài Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước tặng thưởng và kỷ niệm 10 năm phát sóng truyền hình.

  • Sáng ngày 17/05, huyện miền núi A Lưới, Thừa thiên Huế đã tổ chức Lễ hội mừng mùa A Riêu với nghi thức đâm trâu truyền thống. Nghi thức này nằm trong khuôn khổ ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên - Huế lần thứ VIII-2009, diễn ra từ ngày 16 đến 18/05.

  • Chào mừng 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890- 19/05/2009),  tối ngày 16/05, tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) đã tổ chức Tổng kết và trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí viết về đề tài “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

  • Sáng ngày 16/05, tại Khu du lịch phục hồi sức khoẻ nước khoáng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với đơn vị sở tại tổ chức Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2009.

  • Hưởng ứng tháng hành động vì Trẻ em, chiều ngày 15/05, tại số 4 Hoàng Hoàng Thám, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế- Trung tâm VHTT-TT huyện Hương Thuỷ- Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh “ Sắc màu tuổi thơ” cho các em thiếu nhi huyện Hương Thuỷ.

  • Chiều ngày 07/05, tại Art Gallery Café Sông Như số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, thành phố Huế, đã khai mạc triển lãm phòng tranh Mộng Du.

  • “ Last holidays” (Những ngày ngày nghỉ đã qua),  đó là tên của triển lãm vào ngày 04/05, tại số 04 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế. Với hơn 200 bức ảnh chụp qua nhiều thời kỳ khác nhau về những kỷ niệm đẹp với Thiên An bằng hình ảnh từ đen trắng đến màu.

  • Chiều ngày 3/5/2009 (9/4 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán- Huế đã khai mạc triển lãm với chủ đề: "Di sản văn hóa Phật giáo Phú Xuân", một trong những chương trình nằm trong các hoạt động của Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2553 tại thành phố Huế, kéo dài từ ngày 02 đến 09/5 (từ 08 đến 15/04 âm lịch).

  • Nằm trong chương trình phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc xã hội hóa hoạt động văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Vườn Quốc gia Bạch Mã tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật  chủ đề “Ấn tượng bạch Mã 2009”. Trại bao gồm một số hoạt động như: Triển lãm ảnh đẹp Bạch Mã, Thư pháp với môi trường, sáng tác thơ văn, nhạc, ảnh... Trại sáng tác văn học nghệ thuật diễn ra từ ngày 29/ 04 đến 01/ 05/ 2009...

  • Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Nhân kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 25/04, đoàn Chi hội Nhà Văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại công trình xây dựng hồ Tả Trạch ở thượng nguồn sông Hương, thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ.

  • Với chủ đề "Nghề truyền thống Huế - Bản sắc và phát triển", Festival nghề truyền thống 2009 diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba, được tổ chức vào ngày 12 đến 14/06, nhằm tôn vinh các nghề truyền thống gốm sứ, sơn mài và pháp lam...

  • Mấy ngày gần đây giới hoạ sỹ ở Huế rất xôn xao về việc 12 bức tranh tranh nude ( khoả thân)của hoạ sỹ Nguyễn Kim Đính không được tham dự triển lãm, tranh của anh bị Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ( VHTTDL) Thừa Thiên Huế xếp loại “ 12 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Kim Đính có một số bức chất lượng nghệ thuật chưa cao, có nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ” .

  • Tối ngày 7/4, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế ( thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) đã tổ chức chương trình biểu diễn  nghệ thuật tại Nghinh Lương Đình và dạ nhạc tiệc trên thuyền cung đình.

  • Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

  • Chiều ngày 27/03, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “ Việt Nam, con người và đất nước tôi yêu”, gồm những tác phẩm ảnh đen, trắng về đất nước và con người Việt Nam của nghệ sỹ nhiếp ảnh Nhật Bản Takaiwa Shin.

  • Tối ngày 24/03, tại trụ sở hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu, trao đổi giữa với nhà văn Võ Nhị Xuân Hà (Phó Ban công tác Nhà văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam) về văn học trẻ hiện nay.

  • Sáng ngày 27/03, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ (CLB) UNESCO thơ Đường Việt Nam đã tổ chức Ngày hội thơ Đường Việt Nam lần thứ IV, với hơn 500 đại biểu từ các tỉnh, thành trong cả nước về dự.

  • Tối ngày 25/03, Trung tâm BTDT CĐ Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình, nhằm giới thiệu đến với công chúng yêu thơ chân dung thơ của một nhà thơ xứ Huế và những đóng góp của ông đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam.