SHO - Chiều ngày 26/8, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học Quảng Điền 2012, buổi bế mạc diễn ra trên du thuyền trong không gian thơ mộng của Phá Tam Giang.
Nhà thơ Phạm Nguyên Tường - Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phát biểu bế mạc trại sáng tác
Trại sáng tác Văn học Quảng Điền 2012 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 20 đến 26/8/2012 tại hai xã Quảng Thành và Quảng Thọ thuộc huyện Quảng Điền, với sự tham gia của các nhà thơ Lê Gia Ninh, Kiều Trung Phương, Nguyễn Thiền Nghi, Trần Hoàng Phố, Đức Sơn, Nguyễn Văn Quang, Lê Tấn Quỳnh, Lê Vĩnh Thái, Ngô Công Tấn và nhà văn Nguyễn Văn Vinh.
|
Trong một tuần diễn ra trại, các nhà thơ, nhà văn đã đi thâm nhập thực tế ở vùng đất mang nhiều trầm tích văn hóa và nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống - nơi đang xây dựng nông thôn mới: Đó là thăm Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu, thăm Phủ Phước Yên, miếu thờ Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật... tại xã Quảng Thọ; Và thăm quan thành cổ Hóa Châu, viếng chùa Thành Trung, Nhà trưng bày Hóa Châu... ở xã Quảng Thành và thăm, tìm hiểu đời sống của bà con nơi đây.
|
Giao lưu thơ nhạc viết về Quảng Điền |
Từ những ngày đi thực tế đó đã tạo nhiều cảm xúc cho các nhà văn, nhà thơ và các anh đã cho ra đời 19 bài thơ, 6 tác phẩm văn xuôi với các thể loại bút ký, ghi chép và tản văn. Về thơ có các tác phẩm: Gìn còn, Quảng Thành xanh của tác giả Kiều Trung Phương; Chiều Quảng Thành - Nguyễn Thiền Nghi; Trầm tư với nhịp thời gian bên bóng thành Hóa Châu xưa - Trần Hoàng Phố; Gửi cây lúa Thành Trung, Chiều về thăm gió - Đức Sơn; Ngày tàn hơi, Nữ Hoàng, Nhan sắc ngày ấy, Quá khứ Chàm tích, Thơ - Nguyên Văn Quang; Ký ức làng, ngày em xa tôi, chợt nhớ, ngày - Lê Vĩnh Thái; Bài thơ đông đêm Sịa, Biêng biếc màu mắt em, Về Sịa, Quảng Thọ - Ngô Công Tấn. Về Văn xuôi có tác phẩm: Dưỡng sinh xanh của tác giả Lê Gia Ninh; Mối tình Chiêm Việt - Kiều Trung Phương; Về với vùng Hóa Châu xưa - Trần Hoàng Phố; Rộn ràng thị tứ - Nguyễn Nguyên An; Xanh vang Quảng Thành - Nguyễn Thiền Nghi; Trên những giấc mơ xanh - Lê Tấn Quỳnh.
|
Hoàng hôn trên Phá Tam Giang |
Tại buổi bế mạc trại, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã công bố các tác phẩm viết tại trại sáng tác với các hình thức như đọc và ngâm thơ, cùng đó là chương trình giao lưu thơ nhạc viết về Quảng Điền.
PV
Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. Với vị trí trên bến, dưới thuyền, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà sớm xuất hiện chợ làng, nơi hội tụ hàng hóa của cư dân các vùng lân cận.
Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Ban đầu được lưu trữ ở thư viện gia đình Lục Khanh, sau được cất giữ ở chùa Từ Quang (Thừa Thiên - Huế). Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Huế có thể trở thành đô thị sinh thái thiên nhiên và sinh thái nhân văn, đô thị sang về Dĩ vãng và giàu về Hiện tại, nếu ta nhận thức rõ và ra sức bênh vực cái cơ ngơi mà nó sở hữu.
SHO - Chiều ngày 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Tổng kết trại sáng tác văn học nghệ thuật“ về đề tài "Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại văn phòng Liên hiệp hội, 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Hơn 50 tác phẩm thuộc các chuyên ngành gồm: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa... đã được sáng tác trong đợt này. Trại sáng tác khai mạc vào ngày 10/4 tại khách sạn Phong Lan, vườn quốc gia Bạch Mã, kéo dài trong 10 ngày bao gồm 4 ngày thực địa và 6 ngày hoàn thành tác phẩm tại nhà.
Xe chạy tầm 45 phút thi tới đỉnh điểm đậu xe gần Vọng Hải Đài, xuống xe bắt đầu đi bộ ra. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất Bạch Mã, từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…
Từng viếng thăm nhiều ngôi chùa nhưng khi đến Đông Thiền, tôi thật sự thích không gian xanh mát tĩnh lặng nơi đây, cảm giác như được sống trong một thế giới khác.
SHO - Chiều ngày 10/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật “Con người và thiên nhiên quê hương Thừa Thiên Huế” tại vườn Quốc gia Bạch Mã, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
SHO - Sáng ngày 4/4, hàng trăm cựu chiến binh(CBB) của hai tiểu đoàn 804 - 810 (K4 - K10) đã có buổi họp mặt kỷ niệm 40 năm giải phóng Thừa Thiên Huế tại Ban chỉ huy Quân sự Thành phố, 25A Trần Cao Vân, Tp Huế.
Quốc tự Thánh Duyên toạ lạc ở Tuý Vân sơn, ngày trước thuộc phường Đông Am, tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với Linh Mụ và Diệu Đế, Thánh Duyên là một trong ba ngôi quốc tự của xứ Thần kinh còn tồn tại cho đến ngày nay.
Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.
Nhắc đến cố đô Huế, người ta không thể không kể tới các nhà vườn, bởi kiến trúc của nhà vườn Huế cũng có một lịch sử lâu đời trên 200 năm kể từ khi nhà Nguyễn xây dựng kinh đô.
SHO - Tối 26/3, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức bắn pháo hoa tầm cao để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2015).
SHO - Hòa chung trong không khí tiến tới kỷ niệm thống nhất đất nước, sáng ngày 26/3 tỉnh Thừa Thiên Huế trang trọng tổ chức Lễ mitting kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015) tại Sân vận động Tự Do, Thành phố Huế.
SHO - Chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2015), Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh thời sự nghệ thuật với chủ đề: “Thừa Thiên Huế- 40 năm xây dựng và phát triển” vào chiều ngày 25/3, tại Bảo tàng Văn hóa Huế - số 25 Lê Lợi - Thành phố Huế.
Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
Khi bàn về Nhã nhạc người ta thường chú trọng nhiều đến thành phần, biên chế các loại dàn nhạc và bộ phận nhạc không lời do các nhạc cụ diễn tấu, mà ít đề cập đến một bộ phận quan trọng của Nhã nhạc là thể loại nhạc có lời.
Trong kiến trúc cung đình Nguyễn tại Huế, hình thức nhà tạ có mặt ở khắp nơi: Hoàng cung, Hành cung, Biệt cung và ở cả các lăng tẩm đế vương.
Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.
Ngài thủy tổ họ Hồ Đắc làng An Truyển, xã Phú An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế vốn là gốc từ ngoài bắc vào lập nghiệp thường được dân làng gọi là Hồ Quản Lãnh.