Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã diễn ra buổi Bế mạc chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Lãnh đạo tỉnh trao giấy chứng nhận cho các đơn vị, doanh nghiệp, nghệ nhân, nhà may, nhà thiết kế
Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; ông Nguyễn Thanh Bình - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,trưởng Ban tổ chức Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 18 – 20/12, chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020 đã diễn ra rất thành công, sôi nổi và ấn tượng, mộc mạc hướng đến cộng đồng và thu hút sự tham gia của đông đảo những người yêu mến áo dài và ẩm thực Huế.
Khởi động cho Ngày hội Áo dài Huế là không gian trưng bày Áo dài, thao diễn nghề may truyền thống với 16 thương hiệu nhà may, nhà thiết kế, nhà sưu tập có tiếng ở Huế; triển lãm ảnh “Văn hóa và Con người xứ Huế” qua lăng kính nghệ sĩ Nông Thanh Toàn và “Dịu dàng sắc tím” của Hội viên Hội phụ nữ thành phố Huế với những khoảnh khắc đẹp là văn hóa, lễ hội, di sản, cảnh quan, thiên nhiên và con người xứ Huế. Quảng diễn 100 xe xích lô gồm đại diện các doanh nhân, tiểu thương, thiếu nhi, học sinh, sinh viên… với trang phục áo dài truyền thống đủ màu sắc được di chuyển qua các tuyến đường, địa điểm các di sản thành phố Huế.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu bế mạc chương trình |
Chương trình Tọa đàm “Phục hưng Quốc phục Việt và đưa Áo dài truyền thống vào cuộc sống đương đại” được tổ chức tại Sở Văn hóa và Thể thao thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, họa sĩ… nhằm trao đổi, thảo luận để khẳng định giá trị Áo dài truyền thống Việt Nam, Áo dài Huế trong bối cảnh hiện nay; chia sẻ những kinh nghiệm lan tỏa Áo dài ngũ thân trong cộng đồng, xu hướng phát triển để phù hợp với đối tượng và thời đại; đề xuất định hướng trong việc xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” để phát triển Áo dài Huế - Áo dài truyền thống Việt Nam và việc tôn vinh, xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể.
![]() |
Chương trình thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ, các em thiếu nhi và đông đảo những người yêu mến áo dài và ẩm thực Huế. |
Lễ hội Ẩm thực Huế với 50 gian hàng đến từ 35 đơn vị Doanh nghiệp khách sạn, lữ hành đạt chuẩn quốc gia và quốc tế trong tỉnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và khu ẩm thực chay của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã đã giới thiệu nhiều món ăn, thức uống hấp dẫn được chuẩn bị rất công phu, tỉ mỉ và cầu kỳ theo kiểu thức cung đình hay các món món ăn dân dã được chế biến bởi các nghệ nhân, đầu bếp của các đơn vị chế biến khéo léo, tài ba, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn và nghệ thuật bày biện rất đẹp mắt, tinh tế và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
![]() |
Phát biểu tại Lễ bế mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình biểu dương Sở Văn hóa và Thể thao, Hiệp hội Du lịch tỉnh, UBND thành phố Huế cùng các ngành, các danh nghiệp khách sạn lữ hành, nghệ nhân may, nhà thiết kế đã phối hợp, nỗ lực khắc phục sự bất lợi của thời tiết để hoàn thành kế hoạch tổ chức Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020. Đồng chí cũng đánh giá cao sự sự ủng hộ tham gia tích cực của người dân để góp phần đem lại thành công chung cho Ngày hội. Đây được xem là một trong những sự kiện hoạt động văn hóa tiêu biểu trong năm 2020. Ngày hội là hoạt động ý nghĩa nhằm hướng đến xây dựng Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”; Đề án “Huế - Kinh đô Ẩm thực Việt Nam”, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc nói chung và bản sắc văn hóa Huế nói riêng.
![]() |
Tại Lễ Bế mạc, Ban Tổ chức đã trao giấy chứng nhận ghi nhận những đóng góp tích cực của các nghệ nhân, nhà thiết kế, nhà may áo dài và các đơn vị, doanh nghiệp du lịch, khách sạn tham gia các hoạt động tại Ngày hội.
Phương Anh
Mở đầu bằng một bài viết “đánh động lương tri” thời đại của Elie Wiesel về “Sự nguy hiểm của vô cảm: những bài học rút ra từ một thế kỷ đầy bạo động”. Đó là một hội chứng tai hại mà chúng ta cần phải lên án để tránh khỏi những ứng xử kém cỏi giữa người với người, ắt hẳn điều nhân bản cao nhất mà Elie Wiesel và chúng ta cần nhìn nhận.
Không chỉ trong các dịp Festival, cánh diều mới được thỏa sức tung bay trên bầu trời Cố đô, mà từ lâu diều đã được xem là thú vui của những người dân xứ Huế đối với cả người lớn và trẻ em.
Chiều 29/6, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh mang tên “Khoảnh khắc Festival Huế 2012”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương; vào chiều ngày 28/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên Khát vọng, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Chiều ngày 26/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên “KHÁT VỌNG”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều ngày 18/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và chúc mừng các nhà thơ, nhà văn nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2012 và trước đó, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 11/6, tại khách sạn Mondial, 17 Nguyễn Huệ, Huế, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam với sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo tàng với di sản văn hóa ở lưu vực sông Mê Công và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khi hậu toàn cầu”.
SHO - Sáng ngày 11/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Festival Huế 2012 và định hướng Festival Huế 2014.
SHO - Chiều ngày 10/6, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác ca khúc về A Lưới năm 2012, diễn ra tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau 6 ngày diễn ra sôi nổi, tối ngày 10/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ 1 - 2012 đã Bế mạc và trao giải cho các đơn vị, cá nhân có tiết mục tham dự xuất sắc.
Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.
Với họa phẩm “Không gian sống” của họa sỹ Lê Thánh Thư làm bìa 1, đó như là một tín hiệu khởi đầu cho bạn đọc thấy được một không khí mới lạ của Sông Hương kỳ này.
Tối ngày 5/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt nam lần thứ 1 - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ Thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Tối ngày 4/6, tại Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế Xưa - Huế Nay ở bãi đất bồi Đập Đá, thành phố Huế đã diễn ra Đêm thơ giới thiệu tác phẩm “Nợ văn” của nhà thơ, nhà báo - liệt sĩ Thúc Tề, chương trình do của Hội Nhà báo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và gia đình phối hợp tổ chức.
Ý tưởng xây dựng tượng đài Nguyễn Văn Trỗi được Ban thường vụ Thành đoàn Huế khởi xướng từ đầu nhiệm kỳ thứ IX. Và phải mất đúng 6 năm sau đó, ý tưởng này mới trở thành hiện thực sau khi tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi hoàn thành và hiên ngang tọa lạc ngay giữa khu trung tâm công viên mang tên anh. Nhìn lại chặng đường ấy để thấy rằng công việc xây dựng một tượng đài hoàn toàn không hề dễ dàng. Đó là một cuộc “hành trình” thật sự, thể hiện nỗ lực cũng như quyết tâm của tuổi trẻ thành phố hôm nay.
SHO - Tối ngày 26/5, tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra đêm nhạc Trần Hữu Pháp - Những dòng sông tôi đã đi qua, nhân sinh nhật lần thứ 80 và kỷ niệm 37 năm ngày nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đến sống và làm việc tại Huế.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), Liên Hiệp các Hội VHNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế và nhóm Những người Bạn Cố Đô Huế phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Phạm Duy, diễn ra vào tối 25/5 tại số 1, Lê Lợi, Huế.
Vào lúc 20 giờ tối ngày 18/5, tại sân khấu nổi bến đò Cồn Tộc - bên Phá Tam Giang thơ mộng đã diễn ra diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Sóng nước Tam Giang lần thứ hai.
Phong cảnhTam Giang là chủ đề phòng tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và Ủy Ban nhân dân huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 16/5 tại huyện Quảng Điền - vùng quê bên Phá Tam Giang thơ mộng.
Sáng ngày 10/5, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng (10/5/1912 - 10/5/2012) diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế.