Tối 1/5, tại Sân khấu Bia Quốc Học, Huế, Lễ bế mạc Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ V, năm 2013 đã diễn ra trong một không gian lộng lẫy, trang nghiêm, mang vẻ đẹp cung đình xứ Huế.
Trong đêm bế mạc, cùng với những bộ trang phục truyền thống đậm màu văn hóa Á Đông, công chúng được tận hưởng những chương trình nghệ thuật ấn tượng với các tiết mục được trình diễn công phu xứng đáng để vinh danh những nghệ nhân, những con người không ngừng ngày đêm gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền từ lâu đời của cha ông.
![]() |
Diễn ra từ 27/4 -1/5, Festival Nghề truyền thống Huế 2013 với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" thu hút 200 nghệ nhân của 22 làng nghề truyền thống trong cả nước tham dự. Các làng nghề tiêu biểu như gốm sứ Bát Tràng, Bình Dương, Phước Tích; đất nung Quảng Nam, Bàu Trúc; sơn mài tương Bình Hiệp, thổ cẩm lanh Lùng Tiên (Hà Giang); mây tre Chuyên Mỹ, lụa Vạn Phúc, thêu cung đình Quất Động (Hà Tây); chạm khắc bạc Định Công (Hà Nội); thổ cẩm Chăm, Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận)...
![]() |
Tiết mục trao giấy chứng nhận cho các đoàn tham gia. |
Điểm mới của kỳ Festival năm nay là có nhiều làng nghề tiêu biểu trong nước và cả quốc tế tham dự. Đây là sự gặp gỡ, giao lưu học hỏi lẫn nhau của các bàn tay vàng nhằm nâng cao tâm huyết lưu truyền và nỗ lực đưa nghề truyền thống đi vào cuộc sống. Những điiểm nổi bật của Festival Nghề truyền thống Huế 2013 là Triển lãm dệt may "Hóa thân" do các chuyên gia của thành phố Clermont-Ferrand (CH Pháp), cùng sự góp mặt của các nhà tạo mẫu Pháp, Phi-li-pin, Hồng Công và Việt Nam; triển lãm tre và trưng bày trà đen của các nghệ nhân Masao, Saijo (Nhật Bản)...
![]() |
Tiết mục trao giấy chứng nhận cho các đoàn tham gia. |
Festival Nghề truyền thống Huế 2013 khép lại với nhiều thành công, mở ra trong lòng công chúng niềm tin về sự lưu truyền những giá trị tinh hoa của văn minh dân tộc, hứa hẹn những chiến lược mới có giá trị thực sự trong việc cổ xúy các nghệ nhân, những người có bàn tay vàng vững tâm trong sứ mệnh lưu truyền nét đẹp truyền thống.
MP
BÙI MINH ĐỨCNói tới “khẩu vị” là nói tới món ăn mà mình thích ăn, nói tới món ăn mà mình ăn thấy vừa miệng. Mỗi khi ăn món ăn nào mà mình thấy món đó ngon và lại còn muốn ăn thêm nữa thì người Huế bảo đó là “món ăn hợp khẩu vị”.
HOÀNG THỊ NHƯ HUYMỗi chúng ta ai cũng có một quê hương để thương nhớ khi vì cuộc mưu sinh mà phải lìa xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi cũng thế. Tôi sinh ra và lớn lên trong một ngôi vườn rợp bóng cây xanh ở khu Nội thành Huế cổ. Nơi đầy ắp bao kỷ niệm thời thơ ấu đã qua.
HỒ VĨNH“Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôiGạo De An Cựu mà nuôi mẹ già” (Ca dao)
THÁI KIM LANTôi đã bắt đầu đọc Văn hoá ẩm thực Huế với một chút lo âu, nỗi lo của một người “chẳng biết ất giáp chi” đang đứng trước một tác phẩm e chừng… đồ sộ bao trùm cả một vùng trời chưa tới… như một chú (chị) dế mèn - tuy đã nhiều lần phiêu lưu - vẫn còn run đôi râu khi chạm vào những gì khác hẳn với độ mềm của hạt sương hay cái tươi mát của ngọn cỏ hay chút rung động của màu trăng rơi trên lá…
LÊ PHÙNGTừ những thành công của các kỳ Festival văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế, cũng như các Festival chuyên đề Nghề Truyền thống, Huế đã khẳng định được năng lực tổ chức, điều hành chương trình của một loại hình hoạt động văn hóa khá mới mẻ ở Việt Nam.
Tối ngày 13/6, tại sân khấu Bãi bồi Đập Đá đã diễn ra lễ khai mạc Festival nghề truyền thống Huế 2009 và ra mắt Hội áo dài đầu tiên của Việt Nam, chương trình đã tạo được nhiều ấn tượng với người xem ngay từ cách thiết kế, bài trí sân khấu đến những màn trình diến của các nghệ sỹ, diễn viên.
Sáng ngày 12/6, tại Khu trưng bày số 15 Lê Lợi, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc Không gian làng nghề và Trưng bày cổ vật với sự tham gia của 100 nghệ nhân từ 12 làng nghề truyền thống nổi tiếng trong cả nước và cuộc hội tụ của hơn 50 nhà sưu tập cổ vật ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh...
Tối ngày 11/6, tại sân điện Thái Hòa, Đại Nội Huế, Công ty Cổ phần Truyền thông Vẻ Đẹp Việt phối hợp với Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình ‘Vẻ đẹp Việt” lần thứ nhất, vinh các nghệ nhân Ca Huế, Ca Trù và Nhã Nhạc.
Chiều ngày 11/6, tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 đã khai mạc triển lãm ảnh tư liệu- nghệ thuật “ Cây cầu và dòng sông” nhân kỷ niệm 110 năm cầu Trường Tiền và chợ Đông Ba. Với hơn 80 bức ảnh chụp về cầu Trường Tiền và dòng sông Hương qua các thời kỳ.
Chiều 11/6, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2009 phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm Gốm nghệ thuật của các tác giả chuyên ngành Trang trí và Điêu khắc, là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Sáng ngày 10/6, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, số 15 Lê Lợi, Huế, BTC Festival nghề truyền thống- Huế 2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế cùng Trung tâm đã phối hợp tổ chức triển lãm tranh sơn mài của các hoạ sỹ Huế và gốm của học sỹ Lê Bá Đảng.
Chiều ngày 9/6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, phòng triển lãm tranh sơn mài truyền thống của cố hoạ sỹ Đỗ Kỳ Hoàng đã được khai mạc.
CUỘC HỘI TỤ CỦA GỐM SỨ, PHÁP LAM VÀ SƠN MÀI BÊN BỜ SÔNG HƯƠNGXUÂN ANVới chủ đề “Nghề truyền thống - bản sắc và phát triển” Festival nghề truyền thống Huế 2009 được diễn ra từ 12 - 14/6/2009 tại thành phố Huế. Đây sẽ là cuộc trưng bày Gốm sứ, Sơn mài và Pháp lam lớn nhất từ trước đến nay; là nơi hội tụ, gặp gỡ của các họa sĩ, nghệ nhân và thợ lành nghề Gốm sứ, Pháp lam và Sơn mài ba miền bên dòng sông Hương thơ mộng.
Sáng ngày 9/6, tại Café Art Gallery Sông Như số 7/14 Nguyễn Công Trứ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Câu lạc bộ Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh mang tên “ Mùa tháng sáu”. Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động chương trình Festival nghề truyền thống- Huế 2009.