Bây giờ là lúc...

17:06 29/12/2008
TRẦN HOÀI ANHBáo Văn nghệ trong lời giới thiệu những bài thơ mới nhất của Nguyễn Khoa Điềm số ngày 5/8/2006 cho biết: “Bây giờ ông đã trở về ngôi nhà của cha mẹ ông ở Huế. Tôi chưa bao giờ đến ngôi nhà ấy”. Còn tôi, người viết bài này đã có “cơ may” ở trọ tại ngôi nhà yên bình ấy trong những năm tám mươi của thế kỉ trước khi tôi đang là sinh viên ngữ văn Đại học Sư phạm Huế.

Mặc dù đã từng ở trọ nhà anh, từng trò chuyện với anh và giảng dạy thơ Nguyễn Khoa Điềm trong nhà trường nhưng chưa lần nào tôi nghĩ sẽ viết về thơ anh nhất là khi anh luôn thăng tiến trên con đường danh vọng. Nhưng đến lúc này, khi anh đã trở về với “ngôi nhà bình yên giữa cây cỏ, hoa lá”. Và khi đọc những bài thơ mới nhất của anh ở Văn nghệ (5/8/2006) và Tuổi trẻ (27/8/2006) tôi thấy như có gì thôi thúc trong lòng muốn viết một điều gì đó về thơ anh.
Quả thật, khác với giọng điệu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở “Đất ngoại ô” (1973), “Mặt đường khát vọng” (1974), thơ anh đã có bước chuyển giọng điệu kể từ tập thơ “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” (1986) và “Thơ Nguyễn Khoa Điềm” (1990). Giọng điệu thơ anh ở các tập thơ này không còn là “giọng cao” của một thời “thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hát” (Tố Hữu) khi anh và những thi sĩ cùng thời đều sống và chiến đấu thật trong sáng và lạc quan
“Ta đi bao năm gian khổ
Vẫn nghe hát dưới cội rừng”
                                           (Màu xanh lên đường)
Mà đã chuyển sang “giọng trầm” thấm đẫm nỗi niềm day dứt trước những biến sinh của đời sống, khiến anh nhiều khi cảm thấy xót xa.
“Những bài hát không ai hát nữa
Đã vỡ trên môi anh ngọn gió dịu dàng
................
Những con đường không ai trở lại
Đã xuyên qua anh những mạch máu âm thầm
.................
Những con người không ai gặp nữa
Đã đặt trên vai anh gánh nặng cuối cùng.”
                             (Những bài hát, con đường và con người)
Không đau xót sao được khi cuộc sống lúc bấy giờ là bao nỗi lo toan của chuyện cơm áo đời thường.
“Con chào đời
Không có mười hai bà mụ áo quần xanh đỏ ngồi bên
Mà hai mươi bốn khuôn dấu vuông tròn chứng nhận con
                                    trên đủ loại giấy tờ tem phiếu”
                                                           (Ngôi nhà có ngọn lửa ấm)
Cho đến những bài thơ đăng báo Văn nghệ và Tuổi trẻ hôm nay thì giọng thơ thế sự ấy đã được đẩy lên một cung bậc mới đầy chất triết lí nhân sinh. Có lẽ mọi con đường của thơ nói chung và của nhà thơ nói riêng suy cho cùng đều chảy về một biển. Đó là biển của cõi nhân gian, của những nghĩ suy về thân phận con người như nhà thơ Bùi Giáng đã suy ngẫm “Chúng ta là một hạt bụi giữa mịt mùng. Rủi ro là một hạt bụi biết đau khổ.(1)
Phải chăng những nghĩ suy của thi sĩ Bùi Giáng trên đây cũng là những suy nghiệm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong những bài thơ của anh vừa công bố:
“Bây giờ là lúc có thể chia tay với
                                   điện thoại để bàn, cac vi-dit, nắm đấm mi-cro
Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường
Một mình một ba lô và xe đạp
Bây giờ gió gọi anh đi
Mặt trời đánh nhịp về tám hướng
Từ giã cà vạt, giầy đen, lời trịnh trọng
Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ.
Hò hát một mình, đọc những gì yêu thích,
                                                         ghi chép những gì cần ghi chép
Thế giới thật rộng, những ngã đường độ lượng”
                                                               (Bây giờ là lúc...)
Để rồi anh lại “định vị” cho mình, cũng là “định vị” cho thơ khi anh muốn “làm mới cuộc đời mình”, “Để là một người trong mọi người” sống gắn bó với cộng đồng, với làng xóm, quê hương. Đó là con đường trở về an nhiên nhất, sau những gì anh đã trải nghiệm trong cuộc sống. Tôi thật lòng chia sẻ với anh, một sự chia sẻ tri âm của người đọc với nhà thơ.
“Tôi trở về thành phố tuổi thơ
Sau bảy trăm cột cây số mải miết
Mỗi sớm mai, cùng với mặt trời
Tôi đạp xe dọc bờ sông
Hút tâm trí đường bơi những con bống cát.”
                                                               (Định vị)
Thật vậy, không phải ai từng bước lên đỉnh cao danh vọng, đã từng ở trong vòng xoáy của chốn quan trường mà khi trở về lại thanh thản đến thế. Vì vậy, tôi hoài nghi sự thanh thản này khi mới chỉ đọc 3 bài thơ đầu của anh đăng trên Văn nghệ. Nhưng khi đọc tiếp 3 bài thơ của anh đăng trên Tuổi trẻ chỉ cách nhau có ba tuần và hầu hết các bài thơ đều được viết trong tháng 7/2006 thì tôi tin sự thanh thản của anh là có thật. Phải chăng, đây là một ứng xử văn hoá, một nhân cách sống, đã làm nên một hệ giá trị mới cho thơ anh. Bởi lẽ, dẫu đó là những bài thơ được viết ra trong tháng 7 như thời gian ghi ở cuối các bài thơ, nhưng chắc hẳn không ai ngây thơ tin rằng đó là những cảm xúc chợt đến mà là những nghĩ suy của một quá trình nghiệm sinh từ chính cuộc đời thi nhận. Chính cốt cách này đã tạo cho thơ anh một dáng đứng vững chãi, không phải là “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ” trong thơ của một thời đã qua mà đó là dáng đứng “vô tư” của “con bò gặm cỏ”
“Đứng đấy tự bao giờ, bên dòng sông cũ
Con bò gặm cỏ
Chậm rãi
Một ít bóng đêm và ít hạt bình minh
Từng miếng một, nhai và thở
Không nghe tiếng người, tiếng xe cộ lại qua
Bụi bặm một ngày kiếm sống
Nó nghe thấy vị ngọt trong cọng cỏ.”
                                                          (Cỏ Ngọt)
Có quá lời chăng khi tôi nghĩ rằng hình tượng “con bò gặm cỏ” ở bài thơ này đã hiển lộ cái chất “thiền”, chất “triết lí” vốn là một nét phong cách trong thơ anh nói như Vũ Quần Phương: “Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ một khuynh hướng trí tuệ trong các dạng thức cảm xúc. Đây vốn là mặt mạnh của anh ngay ở tập thơ đầu”. (2) Hình tượng ấy đã trở thành một điểm sáng thẩm mĩ, một nỗi ám ảnh từ trong vô thức thường xuất hiện trong thơ anh thể hiện một chiều sâu tâm cảm xoáy vào tâm thức người đọc như ở bài thơ “Chiều Hương Giang” mà anh đã viết trước đây:
“Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ
Bên giòng sông chưa biết chiều tan
Tôi với nó lặng im bè bạn
Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang”
Hình ảnh “Con bò gặm cỏ” rất đỗi bình thường hằng ngày ta vẫn thấy mà sao khi đọc thơ anh, tôi thấy lòng rưng rưng day dứt. Và tự nhiên có một mơ ước thành thực đến quái dị, không chỉ như anh làm bạn với con bò mà muốn mình được hóa thân thành “con bò gặm cỏ” vô tư, chậm rãi, không buồn nghe bất cứ xao động gì của đời sống ngoài kia, chỉ còn cảm nhận vị ngọt của cỏ.
Bởi vì:
“Giữa thế giới không nhiều may mắn
Ta học cách vừa lòng với mình
Chia sẻ sự bình tâm của cỏ”
                                                       (Hi vọng)
Ai có thể bình tâm trước đời sống có quá nhiều điều bất an!? Nhưng trong một không gian nào đó của cuộc sống, hay một thời gian nào đó của đời người nhiều khi chúng ta phải “học cách vừa lòng với mình”, học cách “bình tâm” nếu chúng ta không muốn mình bị loại ra khỏi “cuộc chơi” của “canh bạc” cuộc đời. Nhưng để giữ được là mình ta phải tự tạo sức đề kháng cho chính mình. Chính sức đề kháng này đã đưa anh trở về với tuổi thơ và cho anh niềm tin vào những điều tốt đẹp của cuộc sống.
“Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng
Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành
Nỗi buồn đánh thức hy vọng”
                                                      (Hy vọng)
Đồng thời nó cũng là một thứ thuốc thử trước những cám dỗ của lợi danh để những điều tốt đẹp trong tâm hồn anh được kết tủa, được toả sáng giúp anh gìn giữ nhân cách mình. Vì thế, anh luôn tự đối thoại với mình để làm một cuộc phản tỉnh, một sự phân thân nhưng không bao giờ đánh mất mình. Đó là điều đáng quí ở anh.
“Có khi giữa đêm chợt thức
Bồng bềnh ý nghĩ xót xa
Mình có thể, không thể?”
                                                 (Hy vọng)
Tôi nhớ một thiền sư đã nói đại ý: Sáng nay trước nghìn đạo quân không làm tôi sợ nhưng tối nay tôi sợ chính mình. Quả thật, cuộc đấu tranh với chính mình là cuộc đấu tranh gay go và khốc liệt nhất. Biết bao người đã không vượt qua chính mình đành “bị chấp nhận” hay “mặc nhiên chấp nhận” sự vong thân của mình để rồi họ đánh mất mình tự lúc nào mà chính họ cũng không nhận biết. Nguyễn Khoa Điềm thì khác, anh “chưa bị” đánh mất mình và cũng “không chịu” đánh mất mình vì không những anh luôn tự phản tỉnh mình mà còn biết cách tự giữ mình.
Cho dù:
“Không còn cách nào khác
Dù bị chặn hết mọi ngả về”
                                                         (Hi vọng 2)
Song anh:
“Vẫn hi vọng vào lòng tốt -
Lòng tốt của anh, lòng tốt mọi người
Để đứng cao hơn cái chết”.
                                                           (Hi vọng 2)
Như một chân lý vĩnh hằng, cuộc chiến đấu chống lại cái ác giữa cuộc đời này không hề đơn giản chút nào. Nhất là nhiều khi cái ác ấy lại được ngụy tạo bằng những danh từ hào nhoáng hoa mỹ. Nhưng tôi tin rằng dù ngụy tạo cách nào thì cái ác cuối cùng vẫn phải phơi bày chân tướng của nó. Thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giúp chúng ta tin vào điều hằng cửu này. Đó là một tất yếu những không phải ai cũng ngộ ra mà nhiều khi họ đắm chìm trong bến mê ấy một cách “tự nhiên, nhi nhiên” để rồi đến cả niềm vui, nỗi buồn của họ cũng không bao giờ có thật. Họ biến mình trở thành một thứ robot, một thứ tắc kè hoa luôn đổi màu trước những biến sinh của đời sống. Và để tồn tại họ chấp nhận đánh mất mình, chấp nhận sống chung với các ác. Nhưng ở anh thì khác! Bằng tâm linh và sự thấu thị của một thi nhân, anh đã nhận thấy:
“Nỗi buồn thăm thẳm chỉ có anh biết được
Chỉ có anh đếm được bằng tay những đốt sống và
                                                            xương sườn của mình
Trước kết cục bụi bặm
Chỉ có anh
Trông mong sức mạnh của lòng tốt
Vốn lẻ loi
Vốn chua xót
Chỉ có lòng tốt
Dù anh đến cuối đời này
Để gặp hạnh phúc”
                                                (Hi vọng 2)
Niềm tin vào lòng tốt của con người ở Nguyễn Khoa Điềm không phải là một ngẫu hứng một thứ khẩu hiệu mà đó là một tuyên ngôn nghệ thuật, một quan niệm sống như chính lời “Tự bạch” của anh:
“Tôi nghĩ có ba yếu tố làm nên phẩm chất của văn chương,
đó là Lời - Hành động - Tấm lòng.
................
Có lời hay, có khát vọng hành động mạnh mẽ, nhưng thiếu đi tấm lòng nhân hậu, cao thượng thì vẫn chưa thể có văn hay.
Cho nên có sách nói thuỷ tổ là lời, có sách nói thuỷ tổ là hành động cũng nên có sách thuỷ tổ là tấm lòng.” (3)
Và cũng như anh, tôi tin rằng “chỉ có lòng tốt” mới giúp con người tìm thấy hạnh phúc, một thứ “của cải” không dễ gì tìm thấy giữa chốn nhân gian nầy. Riêng với Nguyễn Khoa Điềm tôi nghĩ anh sẽ có hạnh phúc trong những ngày còn lại của đời mình. Một hạnh phúc thật sự nhờ anh biết “vịn” vào lòng tốt và “vịn” vào những câu thơ để vui sống. Bởi nói như Cyprian Norwid, một nhà thơ Ba Lan “Thế giới nầy rốt cuộc còn lại hai thứ, chỉ hai thứ thôi: thi ca và lòng nhân ái... Không còn gì khác”.
Và tôi nghĩ Nguyễn Khoa Điềm đã nhận ra chân giá trị mà nhà thơ Ba Lan kia đã nói. Cho nên, anh đã trở về với thơ như trở về ngôi nhà “hữu thể của mình”. Đó là ngôi nhà của “Mẹ và Thơ”. Cuộc trở về sau một thời gian “xa mặt” nhưng chẳng “cách lòng”. Vì thế, anh vẫn hiệu hữu cùng với nàng thơ. Thơ anh vẫn tươi trẻ, vẫn sung túc, vẫn còn nguyên sự chiêm nghiệm như ngày nào trong lòng người đọc. Bởi anh là người luôn biết sống:
“Hãy lộn ngược da anh
Và ghi lên đó mật khẩu
Không lùi bước!”
                                            (Bây giờ là lúc....)
  Quảng Ngãi, 27-8-2006
T.H.A

(nguồn: TCSH số 212 - 10 - 2006)

 



-----------
(1) Bùi Giáng, nhân đọc “Rừng Phong” (Vũ Hoàng Chương), Văn số 150 ra ngày 15/3/1970, tr 47).
(2) Vũ Quần Phương “
Ngôi nhà có ngọn lửa ấm”, Tác phẩm văn học số 4 tháng 1-2-1988, trang 216).
(3) Nhà văn Việt Thế kỷ XX (tập 2) Nxb. Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1999, trang 178-179).

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG VIỆT BÍCHTrong mười hai con giáp, từ lâu, người ta đã nhận thấy chỉ có mười một con là động vật có thật, được nuôi trong gia đình, là gia cầm (như gà - dậu), là gia súc (trâu - ngưu) hoặc động vật hoang dã (như hổ - dần)... Còn con Rồng - Thìn thì hoàn toàn là động vật thần thoại.

  • Vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Dịch thuật Giới thiệu Văn học Việt Nam ra thế giới, quy tụ trên một trăm dịch giả trong và ngoài nước đến từ hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như Pháp, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc... Đây được xem là bước khởi đầu cho việc quảng bá tốt nhất văn học Việt ra thế giới.

  • NGUYỄN THANH HÙNGTiếp nhận văn học thực sự diễn ra dưới ảnh hưởng của đặc điểm cuộc sống trong cộng đồng lý giải tác phẩm. Có được ý nghĩa phong phú của văn bản nghệ thuật là nhờ sự tiếp nhận của các thành viên độc giả tạo ra. Chính những ý nghĩa ấy chứ không phải bản thân văn bản, thậm chí không phải cả dụng ý của tác giả là điểm khởi đầu cho "chiều dài thương lượng" về giá trị của tác phẩm văn học trong lịch sử.

  • HỮU ĐẠTKhi giảng dạy thơ ca của bất cứ nhà thơ nào, ngoài những bài được đưa vào sách giáo khoa việc giới thiệu thêm những bài thơ khác trong sự nghiệp sáng tác của tác giả là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi giới thiệu cần có những cách phân tích và đánh giá đúng đắn mới phát huy được việc mở rộng kiến thức cho học trò. Nếu không sẽ gây ra những tác dụng ngược lại.

  • HOÀNG TẤT THẮNG         (Vì sự trong sáng tiếng Việt)

  • ĐẶNG MẬU TỰU- PHAN THANH BÌNH5 năm hoạt động mỹ thuật sôi nổi, đầy trăn trở và suy nghĩ đã trôi qua, Phân- Chi hội mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã có nhiều cơ hội để nhìn lại đánh giá những gì mà mình đã làm được.

  • VŨ ĐỨC PHÚCChữ Hán trong hàng chục thế kỷ là chữ dùng chính thức của quốc gia Việt . Trong các thế kỷ ấy văn thơ chữ Hán khi thì là văn thơ duy nhất, khi thì là bộ phận chủ yếu hoặc quan trọng, không thể thiếu, của lịch sử văn học Việt bên cạnh văn thơ chữ Nôm.

  • PHẠM QUANG TRUNGHội Nhà văn Việt Nam, bên cạnh tính chính trị- xã hội, trước hết là một tổ chức nghề nghiệp. Muốn có sức mạnh, cơ cấu và hoạt động của Hội phải tương thích với đặc thù nghề viết văn.

  • NGUYỄN VĂN HOASuốt những năm phổ thông, do phải kiểm tra hoặc phải thi cử nên bắt buộc tôi phải thuộc các bài thơ có vần trong sách giáo khoa. Trên ba mươi năm rồi tôi vẫn thuộc những bài thơ đó. Mặt khác thời tôi học phổ thông ở vùng Kinh Bắc hiệu sách có rất ít sách thơ bán và lúc đó cũng không có tiền để mua. Nguồn duy nhất là sách giáo khoa.

  • VÕ TẤN CƯỜNGLịch sử văn minh của nhân loại đã trải qua những phát kiến, khám phá vĩ đại về khoa học kỹ thuật và vũ trụ nhưng sự bí ẩn của tâm linh con người thì vẫn luôn là thách thức chưa thể giải mã.

  • Mối quan hệ của Chủ nghĩa Siêu thực với hội họa vẫn là một câu hỏi chưa được sáng tỏ, vấn đề khó khăn này đã được các nhà lịch sử mỹ thuật hé mở hơn khi chú ý ở khía cạnh hình tượng xảy ra trong các giấc mơ và coi đó là một hành vi đặc biệt của “phong cách” nghệ thuật hiện đại.

  • Cách đây vài hôm, tôi nói chuyện với một vị nữ tiến sỹ ở Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. Bà là một trưởng phòng nghiên cứu có thâm niên, rất thông thái về văn hoá. Trong lúc vui chuyện tôi nói rằng mình có ý định tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ. Bà bảo không thể đặt vấn đề như vậy, vì ngôn ngữ là một thành tố của văn hoá.

  • TRẦN HUYỀN SÂMVăn học là dòng sông chở đầy dư vị của cuộc đời, mà văn hóa là một trong những yếu tố kết tinh nên hương sắc ấy.

  • LÊ ĐẠTTình không lời xông đất để sang xuânTrước hết xin giải quyết cho xong một vấn đề đã được giải quyết từ rất lâu tại các nhà nước văn hóa phát triển.

  • HỮU ĐẠTMột trong những đặc điểm dễ nhận thấy về phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều chính là tính sáng tạo qua việc dùng từ. Có thể bàn đến nhiều trường hợp khác nhau, trong đó chữ Xuân là một ví dụ khá điển hình.

  • NGUYỄN THANH HÙNGLý do để có thể còn viết được những cái như là hiển nhiên rồi, thật ra có nhiều. Nói về văn thơ tức là nói về cuộc đời, về sự sống dù chỉ nói được một phần rất nhỏ của cả một vũ trụ đang trong cơn say biến đổi, mà đã thấy choáng ngợp lắm rồi.

  • THANH THẢOThơ như những ngọn đèn thuyền câu mực trong biển đêm. Lấp lóe, âm thầm, kiên nhẫn, vô định.

  • ĐÔNG LA.     (Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, Nxb Văn Học")

  • NguyỄn Thu TrangNghệ thuật ẩm thực của người Việt đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt . Bàn về ẩm thực và những gì liên quan thì quá rộng, thế nên ở đây chúng tôi chỉ mạn phép bàn đến một khía cạnh nhỏ của nó mà thôi.

  • NGUYỄN NGỌC MINHNằm trong nội dung một đề tài nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Tỉnh về: khảo sát thực trạng, đề xuất chủ trương giải pháp, xây dựng đội ngũ công nhân- nông dân- trí thức, tăng cường khối liên minh công- nông- trí thức ở TT- Huế.