Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng rõ nét trong những năm gần đây đã tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Với 12 di sản thế giới đã được UNESCO vinh danh, hơn 4 vạn di tích phân bố ở khắp mọi miền đất nước, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Việt Nam trước tác động BĐKH đang gặp những thách thức lớn.
Đe dọa di sản
Di sản văn hóa nói chung, di sản thiên nhiên nói riêng có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên, xã hội và cũng rất nhạy cảm trước tác động của hai yếu tố này. Ông Lê Thanh Tuyên, Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng) cho biết, nhiệt độ trung bình ở Cát Bà trong những năm gần đây tăng 0,4 độ C so với thời kỳ trước năm 1990. Gió bão gây triều cường, sương muối xuất hiện với tần suất dày khiến nhiều cây cối trong khu dự trữ sinh quyển bị héo lá, nhiều cây trồng bị chết, ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan.
Tương tự, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khẳng định, do ảnh hưởng của BĐKH, hiện tượng lũ lụt cục bộ thường xuyên xảy ra trong khu vực Kinh thành Huế, gây nguy hại đến cấu trúc thành lũy và làm tăng nguy cơ sụp đổ các công trình kiến trúc, hạ tầng và dân sinh. "Hiện nay, không ít bức tường cổ kính của Kinh thành Huế bị lốc xô nghiêng, chân thành sụt lún. Nhà dường Huế mong manh trước bão lũ, các lăng ven sông Hương ngập bùn đất mỗi khi mưa lớn, bão mạnh đi qua", ông Phan Thanh Hải chia sẻ.
Đáng lo ngại hơn, các nhà khoa học đã phát hiện thấy nhiều loại địa y trắng, có vảy cứng đang phát triển mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bề mặt trang trí, chạm khắc ở công trình đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam). Hiện tượng này cũng được xác định nguyên nhân do BĐKH. Ngay trung tuần tháng 10 vừa qua, khi cơn bão số 11 đi qua, nước lũ từ sông Hoài tràn vào ngập đường Bạch Đằng, đường Nguyễn Thái Học và nhiều tuyến đường khác khiến thành phố Hội An cổ kính, êm đềm bỗng trở nên tiêu điều đến xót xa.
Hà Nội là một trong những địa phương ít chịu sự ảnh hưởng của BĐKH, điều kiện bảo tồn di tích tốt hơn so với nhiều địa phương khác, nhưng hệ thống di tích ở Hà Nội cũng không thể nằm ngoài sự đe dọa của BĐKH. Khi ứng dụng công nghệ tiên tiến để nghiên cứu về Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long tại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, GS Shigeo Aoki, Đại học Cyber (Nhật Bản) chỉ rõ, dưới lòng di tích Hoàng thành còn nhiều hiện vật gỗ. Trong khi đó, lòng đất của di tích có nhiều mạch nước ngầm, nếu không tiến hành bơm nước thường xuyên, di tích sẽ bị ngập nước, các loại vi sinh vật thâm nhập, gây ảnh ưởng không tốt đến di sản. TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh thành (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) cho biết, thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn, quan trắc nước ngầm, thiết bị đo độ ẩm tại một số vị trí trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu cho kết quả: Di tích đang phải đối mặt với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, tầng đất thường bị sa mạc hóa, tầng sâu bị rêu và nấm mốc, hiện tượng muối hóa phát triển mạnh… Những dẫn chứng trên cho thấy, di sản trước tác động của BĐKH đều có nguy cơ bị biến dạng, mai một, thậm chí bị phá hủy nếu chúng ta không có giải pháp ứng phó kịp thời.
Nên chủ động ứng phó
Ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý, bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết: Trước mùa mưa bão hằng năm, Trung tâm tổ chức tập huấn cách chống bão cho cán bộ, nhân viên làm việc tại các bảo tàng, các di tích; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tiến hành khảo sát lại toàn bộ di sản, nắm tình hình và lên kế hoạch phòng, chống cụ thể cho từng địa điểm. Qua kiểm tra, di tích nào có dấu hiệu dễ sụp đổ, nứt vỡ… sẽ được đề xuất phương án sửa chữa, nhẹ hơn sẽ được mua các trang thiết bị chống đỡ, gia cố. Khi có công điện báo bão, Trung tâm lập tức chuẩn bị công cụ, dụng cụ, huy động mọi nguồn lực để ứng phó. Nhà ở, các nhà thờ tộc, các hội quán, chùa Cầu, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, gốm sứ Mậu dịch, chùa Ông… trong khu phố cổ được ưu tiên bảo vệ. "Nhờ sự chủ động ứng phó, thiệt hại do BĐKH gây ra đối với Di sản thế giới Hội An trong những năm gần đây giảm đáng kể. Trong cơn bão số 11 vừa qua, dù hình ảnh thành phố Hội An ngập nước nhưng không có di tích nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng", ông Nguyễn Chí Trung nhấn mạnh.
Để bảo vệ di tích, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa quyết định đầu tư hơn 2,6 tỷ đồng lắp đặt hệ thống chống sét tại lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị, Cung Diên Thọ (Đại Nội Huế) và Cơ Mật Viện (Tam Tòa, Kinh thành Huế). Tại Hà Nội, nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng cũng được ban quản lý các di tích và nhân dân dùng cột kèo, phông bạt chống đỡ trước tác động của cơn bão số 14 (Haiyan). Đối với Di sản Hoàng thành Thăng Long, GS Shigeo Aoki đã đề xuất nhiều phương án nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, như: Không cho nước bên ngoài lọt vào các hiện vật đã khai quật. Trong trường hợp muốn trưng bày hiện vật cho khách tham quan có thể xây nhà lên trên, lắp sàn kính, cách ly hoàn toàn hiện vật với môi trường bên ngoài. Về hiện vật gỗ, TS Yohsei Kozuma, Viện Nghiên cứu quốc gia về tài sản văn hóa Tokyo cho rằng, nếu chưa có biện pháp bảo tồn lâu dài thì các cơ quan chức năng của Việt Nam nên lấp lại những hiện vật đã xuất lộ để những cấu kiện này được bảo tồn trong lòng đất…
Minh Ngọc
Mở đầu bằng một bài viết “đánh động lương tri” thời đại của Elie Wiesel về “Sự nguy hiểm của vô cảm: những bài học rút ra từ một thế kỷ đầy bạo động”. Đó là một hội chứng tai hại mà chúng ta cần phải lên án để tránh khỏi những ứng xử kém cỏi giữa người với người, ắt hẳn điều nhân bản cao nhất mà Elie Wiesel và chúng ta cần nhìn nhận.
Không chỉ trong các dịp Festival, cánh diều mới được thỏa sức tung bay trên bầu trời Cố đô, mà từ lâu diều đã được xem là thú vui của những người dân xứ Huế đối với cả người lớn và trẻ em.
Chiều 29/6, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh mang tên “Khoảnh khắc Festival Huế 2012”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương; vào chiều ngày 28/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên Khát vọng, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Chiều ngày 26/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên “KHÁT VỌNG”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều ngày 18/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và chúc mừng các nhà thơ, nhà văn nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2012 và trước đó, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 11/6, tại khách sạn Mondial, 17 Nguyễn Huệ, Huế, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam với sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo tàng với di sản văn hóa ở lưu vực sông Mê Công và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khi hậu toàn cầu”.
SHO - Sáng ngày 11/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Festival Huế 2012 và định hướng Festival Huế 2014.
SHO - Chiều ngày 10/6, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác ca khúc về A Lưới năm 2012, diễn ra tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau 6 ngày diễn ra sôi nổi, tối ngày 10/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ 1 - 2012 đã Bế mạc và trao giải cho các đơn vị, cá nhân có tiết mục tham dự xuất sắc.
Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.
Với họa phẩm “Không gian sống” của họa sỹ Lê Thánh Thư làm bìa 1, đó như là một tín hiệu khởi đầu cho bạn đọc thấy được một không khí mới lạ của Sông Hương kỳ này.
Tối ngày 5/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt nam lần thứ 1 - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ Thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Tối ngày 4/6, tại Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế Xưa - Huế Nay ở bãi đất bồi Đập Đá, thành phố Huế đã diễn ra Đêm thơ giới thiệu tác phẩm “Nợ văn” của nhà thơ, nhà báo - liệt sĩ Thúc Tề, chương trình do của Hội Nhà báo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và gia đình phối hợp tổ chức.
Ý tưởng xây dựng tượng đài Nguyễn Văn Trỗi được Ban thường vụ Thành đoàn Huế khởi xướng từ đầu nhiệm kỳ thứ IX. Và phải mất đúng 6 năm sau đó, ý tưởng này mới trở thành hiện thực sau khi tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi hoàn thành và hiên ngang tọa lạc ngay giữa khu trung tâm công viên mang tên anh. Nhìn lại chặng đường ấy để thấy rằng công việc xây dựng một tượng đài hoàn toàn không hề dễ dàng. Đó là một cuộc “hành trình” thật sự, thể hiện nỗ lực cũng như quyết tâm của tuổi trẻ thành phố hôm nay.
SHO - Tối ngày 26/5, tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra đêm nhạc Trần Hữu Pháp - Những dòng sông tôi đã đi qua, nhân sinh nhật lần thứ 80 và kỷ niệm 37 năm ngày nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đến sống và làm việc tại Huế.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), Liên Hiệp các Hội VHNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế và nhóm Những người Bạn Cố Đô Huế phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Phạm Duy, diễn ra vào tối 25/5 tại số 1, Lê Lợi, Huế.
Vào lúc 20 giờ tối ngày 18/5, tại sân khấu nổi bến đò Cồn Tộc - bên Phá Tam Giang thơ mộng đã diễn ra diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Sóng nước Tam Giang lần thứ hai.
Phong cảnhTam Giang là chủ đề phòng tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và Ủy Ban nhân dân huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 16/5 tại huyện Quảng Điền - vùng quê bên Phá Tam Giang thơ mộng.
Sáng ngày 10/5, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng (10/5/1912 - 10/5/2012) diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế.