Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng rõ nét trong những năm gần đây đã tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Với 12 di sản thế giới đã được UNESCO vinh danh, hơn 4 vạn di tích phân bố ở khắp mọi miền đất nước, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Việt Nam trước tác động BĐKH đang gặp những thách thức lớn.
Đe dọa di sản
Di sản văn hóa nói chung, di sản thiên nhiên nói riêng có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên, xã hội và cũng rất nhạy cảm trước tác động của hai yếu tố này. Ông Lê Thanh Tuyên, Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng) cho biết, nhiệt độ trung bình ở Cát Bà trong những năm gần đây tăng 0,4 độ C so với thời kỳ trước năm 1990. Gió bão gây triều cường, sương muối xuất hiện với tần suất dày khiến nhiều cây cối trong khu dự trữ sinh quyển bị héo lá, nhiều cây trồng bị chết, ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan.
Tương tự, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khẳng định, do ảnh hưởng của BĐKH, hiện tượng lũ lụt cục bộ thường xuyên xảy ra trong khu vực Kinh thành Huế, gây nguy hại đến cấu trúc thành lũy và làm tăng nguy cơ sụp đổ các công trình kiến trúc, hạ tầng và dân sinh. "Hiện nay, không ít bức tường cổ kính của Kinh thành Huế bị lốc xô nghiêng, chân thành sụt lún. Nhà dường Huế mong manh trước bão lũ, các lăng ven sông Hương ngập bùn đất mỗi khi mưa lớn, bão mạnh đi qua", ông Phan Thanh Hải chia sẻ.
Đáng lo ngại hơn, các nhà khoa học đã phát hiện thấy nhiều loại địa y trắng, có vảy cứng đang phát triển mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bề mặt trang trí, chạm khắc ở công trình đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam). Hiện tượng này cũng được xác định nguyên nhân do BĐKH. Ngay trung tuần tháng 10 vừa qua, khi cơn bão số 11 đi qua, nước lũ từ sông Hoài tràn vào ngập đường Bạch Đằng, đường Nguyễn Thái Học và nhiều tuyến đường khác khiến thành phố Hội An cổ kính, êm đềm bỗng trở nên tiêu điều đến xót xa.
Hà Nội là một trong những địa phương ít chịu sự ảnh hưởng của BĐKH, điều kiện bảo tồn di tích tốt hơn so với nhiều địa phương khác, nhưng hệ thống di tích ở Hà Nội cũng không thể nằm ngoài sự đe dọa của BĐKH. Khi ứng dụng công nghệ tiên tiến để nghiên cứu về Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long tại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, GS Shigeo Aoki, Đại học Cyber (Nhật Bản) chỉ rõ, dưới lòng di tích Hoàng thành còn nhiều hiện vật gỗ. Trong khi đó, lòng đất của di tích có nhiều mạch nước ngầm, nếu không tiến hành bơm nước thường xuyên, di tích sẽ bị ngập nước, các loại vi sinh vật thâm nhập, gây ảnh ưởng không tốt đến di sản. TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh thành (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) cho biết, thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn, quan trắc nước ngầm, thiết bị đo độ ẩm tại một số vị trí trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu cho kết quả: Di tích đang phải đối mặt với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, tầng đất thường bị sa mạc hóa, tầng sâu bị rêu và nấm mốc, hiện tượng muối hóa phát triển mạnh… Những dẫn chứng trên cho thấy, di sản trước tác động của BĐKH đều có nguy cơ bị biến dạng, mai một, thậm chí bị phá hủy nếu chúng ta không có giải pháp ứng phó kịp thời.
Nên chủ động ứng phó
Ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý, bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết: Trước mùa mưa bão hằng năm, Trung tâm tổ chức tập huấn cách chống bão cho cán bộ, nhân viên làm việc tại các bảo tàng, các di tích; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tiến hành khảo sát lại toàn bộ di sản, nắm tình hình và lên kế hoạch phòng, chống cụ thể cho từng địa điểm. Qua kiểm tra, di tích nào có dấu hiệu dễ sụp đổ, nứt vỡ… sẽ được đề xuất phương án sửa chữa, nhẹ hơn sẽ được mua các trang thiết bị chống đỡ, gia cố. Khi có công điện báo bão, Trung tâm lập tức chuẩn bị công cụ, dụng cụ, huy động mọi nguồn lực để ứng phó. Nhà ở, các nhà thờ tộc, các hội quán, chùa Cầu, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, gốm sứ Mậu dịch, chùa Ông… trong khu phố cổ được ưu tiên bảo vệ. "Nhờ sự chủ động ứng phó, thiệt hại do BĐKH gây ra đối với Di sản thế giới Hội An trong những năm gần đây giảm đáng kể. Trong cơn bão số 11 vừa qua, dù hình ảnh thành phố Hội An ngập nước nhưng không có di tích nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng", ông Nguyễn Chí Trung nhấn mạnh.
Để bảo vệ di tích, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa quyết định đầu tư hơn 2,6 tỷ đồng lắp đặt hệ thống chống sét tại lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị, Cung Diên Thọ (Đại Nội Huế) và Cơ Mật Viện (Tam Tòa, Kinh thành Huế). Tại Hà Nội, nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng cũng được ban quản lý các di tích và nhân dân dùng cột kèo, phông bạt chống đỡ trước tác động của cơn bão số 14 (Haiyan). Đối với Di sản Hoàng thành Thăng Long, GS Shigeo Aoki đã đề xuất nhiều phương án nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, như: Không cho nước bên ngoài lọt vào các hiện vật đã khai quật. Trong trường hợp muốn trưng bày hiện vật cho khách tham quan có thể xây nhà lên trên, lắp sàn kính, cách ly hoàn toàn hiện vật với môi trường bên ngoài. Về hiện vật gỗ, TS Yohsei Kozuma, Viện Nghiên cứu quốc gia về tài sản văn hóa Tokyo cho rằng, nếu chưa có biện pháp bảo tồn lâu dài thì các cơ quan chức năng của Việt Nam nên lấp lại những hiện vật đã xuất lộ để những cấu kiện này được bảo tồn trong lòng đất…
Minh Ngọc
Sáng ngày 17/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tiếp nhận cổ vật đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện Trưng bày Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Tối ngày 16/4, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Âm sắc Huế”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2022 và hướng đến chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiều 15/4 tại UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ, tham gia quảng bá thương hiệu với danh vị Nhà tài trợ Vàng.
Sáng 16/4, tại công viên Tứ Tượng, TP Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức khai mạc lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam”.
Sáng ngày 13/4 tại Nhà sáng tác Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác VHNT Đại Lải năm 2022.
Chiều 12/4, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm “Spraying Board Vietnam”. Triển lãm là thành quả hợp tác giữa Viện Pháp tại Việt Nam và Hội Superposition tại Lyon, Pháp nhằm giới thiệu sự giao thoa giữa trượt ván và nghệ thuật đường phố.
Sáng ngày 12/04, Nhân kỷ niệm 85 năm ngày tuần báo Nhành Lúa (15/01/1937 – 15/01/2022) và tuần báo Kinh tế Tân văn ra số đầu tiên (9/01/1937 – 9/01/2022), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học “ Vai trò chủ đạo của báo Nhành Lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) ở Thừa Thiên Huế”.
Ủy ban Nhân dân thành phố Huế vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Thuận An Biển gọi năm 2022.
Ngày 05/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế” giai đoạn 2022-2025.
Ngày 01/4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã ký văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận hai cổ vật: Mũ quan Triều Nguyễn và Áo Nhật Bình do Tập đoàn Sunshine đấu giá thành công ở Tây Ban Nha hiến tặng cho tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 132/KH-UBND tổ chức Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2022.
Chiều 01/4, tại Gác Trịnh đã diễn ra Triển lãm “Gác Trịnh và những người bạn” nhân kỉ niệm 21 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/4/2001 – 01/4/2022) và 10 năm thành lập Gác Trịnh.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng App (Ứng dụng) có tên “Di tích Huế” nhằm hỗ trợ du khách tham quan Huế thuận tiện trong việc di chuyển và tìm kiếm các điểm đến trong Hoàng Cung Huế.
Ban tổ chức Festival Huế vừa có thông báo quyết định thay đổi thời gian diễn ra Tuần lễ Festival Huế 2022 từ ngày 25/6 đến 30/6/2022 thay vì diễn ra từ ngày 9 đến 13/4 như dự kiến.
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Huế vừa phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và UBND các phường, xã tiến hành khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng trên địa bàn thành phố Huế.
Sáng 30/3, tại công viên Tứ Tượng – TP Huế đã diễn ra trưng bày Hội sách Alpha Books năm 2022 do Công ty cổ phần Sách Alpha (Alpha Books) tổ chức.
Sáng 30/3, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Phong Điền khai mạc trại sáng tác “Giấc mơ Phong Điền”.
Sáng 27/3, tại Nghinh Lương Đình, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức Lễ phát động 'Cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại'; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 27/3 và Khai mạc Giải Việt dã truyền thống lần thứ 30 năm 2022.
Sáng 27/3, Trường Tiểu học Điền Lộc, huyện Phong Điền, Huyện đoàn Phong Điền phối hợp với Đoàn Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức Hội thi Mỹ thuật với chủ đề “Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế với quê hương, đất nước”, “Trường học xanh - sạch - sáng, 4 mùa hoa”.