Mặc dù có tổ bảo vệ trực ban đêm và có người ngủ lại ngay tại các điểm chính của di tích lăng Tự Đức - thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, nhưng kẻ trộm vẫn lẻn vào và “cuỗm” đi nhiều cổ vật có giá trị. Đây không phải là lần đầu tiên di tích Huế bị trộm khoắng cổ vật, mà trước đó đã có nhiều vụ tương tự.
Hai lư xông trầm hình con nghê bằng đồng bị mất
Nhiều cổ vật bị mất trong đêm
Đêm 7 và rạng sáng 8.11, tại lăng Tự Đức có 5 bảo vệ túc trực, canh chốt tại các điểm quan trọng của di tích này. Ở khu vực Điện Hòa Khiêm, một bảo vệ được cắt cử ở lại. Tuy nhiên đến lúc 3 giờ sáng thì các bảo vệ của lăng phát hiện các cổ vật ở Điện Hòa Khiêm “không cánh mà bay”, trong khi đó cửa sau của điện không chốt khóa.
Theo lời kể của nhân viên bảo vệ tại khu vực này, thì có thể kẻ trộm đã đột nhập vào lúc từ 1h30 đến gần 3h sáng 8.11. Trong khoảng thời gian này, nhân viên này cho biết mình có thức dậy và đi vệ sinh.
Những hiện vật bị đánh cắp đều là những cổ vật quý. Có 2 lư xông trầm hình con nghê bằng đồng có từ thời vua Tự Đức có ký hiệu TĐ 194 Đg 28 (nặng 40,7kg) và TĐ 195 Đg 29 (nặng 47,2kg). Cả hai chiếc lư xông trầm hình con nghê này đều có nắp. Tuy nhiên trước thời điểm bị đánh cắp, bộ phận bảo vệ đã cất giữ 2 chiếc nắp và kẻ cắp chỉ lấy hai con nghê không nắp. Và 4 ché đựng rượu làm bằng sứ cao khoảng 60cm (có từ thế kỷ XIX) có tráng men, được trang trí tinh xảo với những hình ảnh rồng, nghê, phong cảnh…
Trong quá trình vận chuyển, kẻ trộm đã làm vỡ một ché rượu và để lại ở khu vực la thành. Chiếc ché này đã được thu hồi nhằm phục vụ công tác điều tra. Ông Mai Xuân Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ) khẳng định, các cổ vật bị đánh cắp đều rất quý nhưng chưa thể định giá được. Ông Minh cũng cho biết 2 con nghê bằng đồng nói trên không phải là “độc bản”, bởi nhiều điểm di tích khác của Quần thể Di tích Cố đô Huế cũng có các con nghê bằng đồng tương tự.
Sau khi phát hiện bị mất cổ vật, lãnh đạo TTBTDTCĐ Huế đã nhanh chóng báo cáo đến cơ quan công an. Sáng cùng ngày, Công an TP Huế và Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mặt tại hiện trường để thu thập thông tin, tiến hành điều tra vụ việc. Song song với công tác này, TTBTDTCĐ Huế cũng đã chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện tốt việc phục vụ khách tham quan tại lăng Tự Đức ngay sau khi có việc mất cắp xảy ra. Nhiều du khách vẫn tham quan khu vực Điện Hòa Khiêm như bình thường.
Các điểm di tích không có thiết bị giám sát
Không chỉ lần này bị trộm đột nhập mà trước đó lăng Tự Đức cũng bị kẻ trộm cuỗm mất một bức nhang (lư hương). Tuy nhiên, lãnh đạo TTBTDTCĐ Huế khẳng định rằng hiện vật này chỉ là vật phục chế, còn hiện vật cổ gốc đã được cất giữ tại kho.
Vào cuối năm 2010, lăng Khải Định cũng bị trộm đột nhập và khoắng đi nhiều cổ vật quý làm xôn xao dư luận. Tên trộm này sau đó còn đột nhập lăng Thiệu Trị thì bị phát hiện và bắt giữ, đó là Nguyễn Tiến Khanh (SN 1975, ngụ tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế).
Đối tượng này đã khai nhận từng 9 lần đột nhập các di tích để trộm cắp tài sản. Mặc dù TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tuyên phạt 16 năm tù giam đối với Nguyễn Tiến Khanh về tội trộm cắp tài sản; nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe những kẻ trộm có ý lẻn vào các di tích để cuỗm cổ vật.
![]() |
Những chiếc ché đựng rượu ở Điện Hòa Khiêm bị kẻ trộm lấy đi (Ảnh do TTBTDTCĐ Huế cung cấp) |
Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, đơn vị trực tiếp quản lý các cổ vật cho rằng, không chỉ phạt tù kẻ trộm mà cơ quan chức năng cũng cần làm rõ và xử phạt thích đáng đối với những cá nhân, cơ sở thu mua đồ cổ. Có như thế cổ vật mới không dễ bị đánh cắp.
Ông Trung cho biết tất cả các điểm tham quan, trưng bày cổ vật ở các di tích Huế hiện nay đều chưa có thiết bị giám sát nên công tác quản lý và bảo vệ vẫn gặp không ít khó khăn. “Điều quan trọng không chỉ là thiết bị giám sát nữa mà ở con người. Nếu họ đã cố tình ăn trộm thì họ sẽ tìm cách để tránh các thiết bị quan sát như trùm mặt, đeo kính đen, cải trang…”, ông Trung nói.
Với vụ việc trộm đồ cổ ở lăng Tự Đức lần này, một số người đặt ra giả thiết rằng kẻ trộm phải là vài người, và có tổ chức rất bài bản. Bởi khối lượng cổ vật khá nặng (gần 100 kg), có nhiều hiện vật dễ bị vỡ nên một người khó có thể cuỗm một lúc nhiều như thế được. Trong khi đó tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đều có bảo vệ túc trực 24/24.
Vấn đề trộm cổ vật ở các di tích Huế thực sự đáng báo động. Hiện TTBTDTCĐ Huế kêu gọi và mong muốn người dân, dư luận cùng đóng góp thông tin để nhanh chóng tìm được kẻ trộm tại lăng Tự Đức vừa qua. Trước đó, ở các điểm di tích khác như Đại Nội Huế, lăng Minh Mạng cũng bị trộm đột nhập và lấy đi thùng phước sương.
Theo Baovanhoa
Sáng ngày 31/01, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão năm 2023 tại khu di tích lịch sử Chín Hầm.
Sáng ngày 31/1, nhằm ngày 10 tháng Giêng âm lịch, hội vật làng Sình đã được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 30/1 (ngày mồng 9 Tết), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế đã diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Huyền Trân xuân Quý Mão năm 2023 với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân".
Chiều 14/1 (23 tháng Chạp), Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc phòng tranh mừng xuân Quý Mão 2023 tại Tạp chí Sông Hương.
Chiều 12/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế (25 Lê Lợi), Art Gallery Sông Như đã tổ chức triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Quý Mão – mèo không nằm”.
Chiều ngày 11/1, Tạp chí Sông Hương tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng cho các tác phẩm hay đăng trên tạp chí trong năm 2022.
Chiều 11/01, tại Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao TP Huế (25 Lê Lợi), Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, CLB Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Xuân quê hương”.
Chiều 10/01, tại Nhà Tế Tửu – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai trương Không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật”. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; bà Amandine Dabat - nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
Chiều ngày 10.1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổng kết và trao giải cuộc thi bút ký “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều 9/1, Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật sinh viên năm 2023 nhân kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2023).
Ủy ban Thành phố Huế cho biết, Chương trình “Tết Huế” năm 2023 sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 14/01 đến 17h00 ngày 17/01 (từ ngày 23 đến 26 tháng chạp, năm Nhâm Dần).
Chiều ngày 4/1, Trung tâm nghiên cứu phát triển và Đồng kiến tạo Tri thức (Trung tâm CKC) đã tổ chức buổi ra mắt ấn phẩm “ Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: Tiếp nhận từ văn hóa dân gian, tri thức bản địa hướng đến du lịch sinh thái cộng đồng” và tổng kết dự án “ Phát huy giá trị văn hóa và du lịch bền vững tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai”.
Ngày 28/12/2022, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã họp nhất trí thông qua Giải thưởng Văn học năm 2022 trao cho 5 tác giả và Giải thưởng Tác giả trẻ trao cho 3 tác giả. Nhà văn Lê Vũ Trường Giang đạt giải thưởng Tác giả trẻ năm 2022 với tập truyện ngắn Bạc màu áo ngự.
Sáng ngày 01/01/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình công bố Festival Huế 2023 với hoạt động đầu tiên là tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMT tỉnh Nguyễn Nam Tiến; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 29/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2022.
Sáng 28/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Triển lãm sơ kết 02 năm sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tư liệu Hán – Nôm.
Sáng ngày 23/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Khởi công Dự án đường Nguyễn Hoàng và Cầu vượt qua sông Hương, thành phố Huế.
Sáng ngày 21/12, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết cuộc thi viết “Thừa Thiên Huế trong tôi” dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế.