Mặc dù có tổ bảo vệ trực ban đêm và có người ngủ lại ngay tại các điểm chính của di tích lăng Tự Đức - thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, nhưng kẻ trộm vẫn lẻn vào và “cuỗm” đi nhiều cổ vật có giá trị. Đây không phải là lần đầu tiên di tích Huế bị trộm khoắng cổ vật, mà trước đó đã có nhiều vụ tương tự.
Hai lư xông trầm hình con nghê bằng đồng bị mất
Nhiều cổ vật bị mất trong đêm
Đêm 7 và rạng sáng 8.11, tại lăng Tự Đức có 5 bảo vệ túc trực, canh chốt tại các điểm quan trọng của di tích này. Ở khu vực Điện Hòa Khiêm, một bảo vệ được cắt cử ở lại. Tuy nhiên đến lúc 3 giờ sáng thì các bảo vệ của lăng phát hiện các cổ vật ở Điện Hòa Khiêm “không cánh mà bay”, trong khi đó cửa sau của điện không chốt khóa.
Theo lời kể của nhân viên bảo vệ tại khu vực này, thì có thể kẻ trộm đã đột nhập vào lúc từ 1h30 đến gần 3h sáng 8.11. Trong khoảng thời gian này, nhân viên này cho biết mình có thức dậy và đi vệ sinh.
Những hiện vật bị đánh cắp đều là những cổ vật quý. Có 2 lư xông trầm hình con nghê bằng đồng có từ thời vua Tự Đức có ký hiệu TĐ 194 Đg 28 (nặng 40,7kg) và TĐ 195 Đg 29 (nặng 47,2kg). Cả hai chiếc lư xông trầm hình con nghê này đều có nắp. Tuy nhiên trước thời điểm bị đánh cắp, bộ phận bảo vệ đã cất giữ 2 chiếc nắp và kẻ cắp chỉ lấy hai con nghê không nắp. Và 4 ché đựng rượu làm bằng sứ cao khoảng 60cm (có từ thế kỷ XIX) có tráng men, được trang trí tinh xảo với những hình ảnh rồng, nghê, phong cảnh…
Trong quá trình vận chuyển, kẻ trộm đã làm vỡ một ché rượu và để lại ở khu vực la thành. Chiếc ché này đã được thu hồi nhằm phục vụ công tác điều tra. Ông Mai Xuân Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ) khẳng định, các cổ vật bị đánh cắp đều rất quý nhưng chưa thể định giá được. Ông Minh cũng cho biết 2 con nghê bằng đồng nói trên không phải là “độc bản”, bởi nhiều điểm di tích khác của Quần thể Di tích Cố đô Huế cũng có các con nghê bằng đồng tương tự.
Sau khi phát hiện bị mất cổ vật, lãnh đạo TTBTDTCĐ Huế đã nhanh chóng báo cáo đến cơ quan công an. Sáng cùng ngày, Công an TP Huế và Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mặt tại hiện trường để thu thập thông tin, tiến hành điều tra vụ việc. Song song với công tác này, TTBTDTCĐ Huế cũng đã chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện tốt việc phục vụ khách tham quan tại lăng Tự Đức ngay sau khi có việc mất cắp xảy ra. Nhiều du khách vẫn tham quan khu vực Điện Hòa Khiêm như bình thường.
Các điểm di tích không có thiết bị giám sát
Không chỉ lần này bị trộm đột nhập mà trước đó lăng Tự Đức cũng bị kẻ trộm cuỗm mất một bức nhang (lư hương). Tuy nhiên, lãnh đạo TTBTDTCĐ Huế khẳng định rằng hiện vật này chỉ là vật phục chế, còn hiện vật cổ gốc đã được cất giữ tại kho.
Vào cuối năm 2010, lăng Khải Định cũng bị trộm đột nhập và khoắng đi nhiều cổ vật quý làm xôn xao dư luận. Tên trộm này sau đó còn đột nhập lăng Thiệu Trị thì bị phát hiện và bắt giữ, đó là Nguyễn Tiến Khanh (SN 1975, ngụ tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế).
Đối tượng này đã khai nhận từng 9 lần đột nhập các di tích để trộm cắp tài sản. Mặc dù TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tuyên phạt 16 năm tù giam đối với Nguyễn Tiến Khanh về tội trộm cắp tài sản; nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe những kẻ trộm có ý lẻn vào các di tích để cuỗm cổ vật.
![]() |
Những chiếc ché đựng rượu ở Điện Hòa Khiêm bị kẻ trộm lấy đi (Ảnh do TTBTDTCĐ Huế cung cấp) |
Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, đơn vị trực tiếp quản lý các cổ vật cho rằng, không chỉ phạt tù kẻ trộm mà cơ quan chức năng cũng cần làm rõ và xử phạt thích đáng đối với những cá nhân, cơ sở thu mua đồ cổ. Có như thế cổ vật mới không dễ bị đánh cắp.
Ông Trung cho biết tất cả các điểm tham quan, trưng bày cổ vật ở các di tích Huế hiện nay đều chưa có thiết bị giám sát nên công tác quản lý và bảo vệ vẫn gặp không ít khó khăn. “Điều quan trọng không chỉ là thiết bị giám sát nữa mà ở con người. Nếu họ đã cố tình ăn trộm thì họ sẽ tìm cách để tránh các thiết bị quan sát như trùm mặt, đeo kính đen, cải trang…”, ông Trung nói.
Với vụ việc trộm đồ cổ ở lăng Tự Đức lần này, một số người đặt ra giả thiết rằng kẻ trộm phải là vài người, và có tổ chức rất bài bản. Bởi khối lượng cổ vật khá nặng (gần 100 kg), có nhiều hiện vật dễ bị vỡ nên một người khó có thể cuỗm một lúc nhiều như thế được. Trong khi đó tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế đều có bảo vệ túc trực 24/24.
Vấn đề trộm cổ vật ở các di tích Huế thực sự đáng báo động. Hiện TTBTDTCĐ Huế kêu gọi và mong muốn người dân, dư luận cùng đóng góp thông tin để nhanh chóng tìm được kẻ trộm tại lăng Tự Đức vừa qua. Trước đó, ở các điểm di tích khác như Đại Nội Huế, lăng Minh Mạng cũng bị trộm đột nhập và lấy đi thùng phước sương.
Theo Baovanhoa
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội VHNT Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh 5 vùng đất Kinh đô Xưa và Nay, diễn vào sáng ngày 28/9 tại 47 Bà Triệu, Hà Nội.
Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Khai mạc Triển lãm Ảnh Nghệ thuật "Bắc miền Trung hôm nay" lần thứ 17 năm 2010, diễn ra vào tối ngày 20/9 tại tiền sảnh Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Du lịch Thanh Hóa.
Ngày 13/9, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành Quyết định số 1693/QĐ-UBND về việc tặng thưởng văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975-2010.
Sáng ngày 10/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, 23 Nhật Lệ.
Sáng ngày 9/9, Hội Nghệ sỹ múa Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, 26 Lê Lợi, Huế.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của của Léopold Cadière (1869-1955), Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của nhà thừa sai, nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học Léopold Cadière, diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế từ ngày 7-9/9.
Sáng ngày 4/9, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại 26 Lê Lợi, TP Huế.
Chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2010, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 23/8 (14/7 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã khai mạc chương trình Vu Lan Phật lịch 2554 và phòng trưng bày tranh, hoa sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) tổ chức trại sáng tác VHNT “Về nguồn”, diễn ra từ ngày 12/8 và vào sáng hôm qua -ngày 22/8, Hội đã tổ chức Bế mạc trại và công diễn tác phẩm tại trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 20/8, tại cà phê sách Phương Nam, 15 Lê Lợi, TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Miền Trung Công ty Phương Nam tổ chức Chương trình thơ “Viết sử nước mình trên mặt đất”.
Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/8, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2010), diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 17/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Sáng ngày 08/8, Nhà Thiếu nhi Huế, Hội LHVHNT TT Huế, Phòng Giáo Dục, Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc Trại Sáng tác Văn học Thiếu nhi Huế 2010.
Sáng ngày 30/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, số 26 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 25/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức đại hội XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều ngày 17/7, tại gallery Chiêu Ê, số 89 Minh Mạng, Huế, đã khai mạc phòng triển lãm tranh của ba tác giả Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh.