Bàn về huyền thoại, truyền thuyết trong văn xuôi Aitmatốp

14:08 31/03/2010
HÀ VĂN LƯỠNGChingiz Aitmatốp thuộc trong số các nhà văn lớn được độc giả nhiều nước trên thế giới biết đến. Tác phẩm của ông thể hiện những vấn đề đạo đức nhân sinh, nhân loại. Ngoài việc sử dụng các đặc điểm thời gian, không gian nghệ thuật, cấu trúc, giọng điệu tác phẩm... nhà văn còn đưa huyền thoại, truyền thuyết vào tác phẩm như là một thi pháp biểu hiện mang tính đặc trưng của ông.

Nhà văn Aimatốp - Ảnh: pilot.vn

Có thể khẳng định rằng, nét đặc trưng trong sáng tác của Aitmatốp là sự hòa quyện một cách nên thơ giữa tư duy tiểu thuyết mang tính sử thi với những hình thức nghệ thuật dân gian của dân tộc Kirghidia. Khi nói về vai trò của phônclo đối với văn học hiện đại, Aitmatốp viết: "Có thể nói rằng, khả năng tiềm tàng của huyền thoại đã nuôi dưỡng nền văn hóa hiện đại. Đó là một thứ mật ngọt của đời sống tinh thần, của lòng quả cảm và niềm hy vọng của con người" (1).

Huyền thoại và truyền thuyết trong tác phẩm của Aitmatốp được nhà văn chắt lọc từ trong vốn văn học dân gian và chỉ sử dụng những chi tiết, yếu tố mang ý nghĩa đạo đức, góp phần đào sâu thêm mặt triết lý của tác phẩm và thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật. Mặt khác, việc đưa huyền thoại, truyền thuyết vào tác phẩm được nhà văn kết hợp nhuần nhuyễn với việc phản ánh đời sống hiện tại, tạo cho nhà văn có một phong cách độc đáo. Tác giả tâm sự: "Cội nguồn của thái độ đam mê vô độ của tôi đối với thế giới loài vật có cội rễ từ phônclo dân tộc Kirghidia", bởi vì "phônclo Kirghidia đầy rẫy loài vật vì đó là phônclo của những người chăn súc vật" (2).

Trong tác phẩm của Aitmatốp, huyền thoại, truyền thuyết có ý nghĩa hướng thiện và khi đặt bên cạnh đời sống các nhân vật thì nó có tác dụng thanh lọc về mặt đạo đức.

Bài ca của người thợ săn trong Vĩnh biệt Gunxarư kể về số phận bi kịch của cha con người thợ săn dẫn đến cái chết của người con và nỗi đau xót đến cực độ của người cha phải tự tay giết con mình. Khi đặt huyền thoại trên bên cạnh cái chết của Trôsô và thái độ ăn năn hối lỗi trong cách cư xử của Tarabai, nhà văn không chỉ nhằm bộc lộ điều sâu kín trong tính cách nhân vật, mà còn là bài học, là tấm gương cho con người hiện đại nếu có thái độ hủy diệt đối với thiên nhiên sẽ chuốc lấy hậu quả không lường hết được.

Trong Con tàu trắng, huyền thoại trở thành trung tâm cấu trúc cốt truyện của tác phẩm. Ở đây các lớp huyền thoại đan chéo với các lớp hiện thực có tác dụng tương hỗ lẫn nhau đã tạo cho tác phẩm vừa mang âm điệu du dương, lãng mạn vừa hiện thực, đồng thời góp phần mở rộng các yếu tố của cốt truyện. Trong suy nghĩ của ông già Môman và trong tâm hồn ngây thơ của cậu bé luôn nuôi dưỡng những câu chuyện huyền thoại về loài Mẹ hươu rừng Maran - vật thủy tổ theo truyền thuyết dân tộc Kirghidi.

Đó là hình ảnh tượng trưng mang nhiều ý nghĩa, thể hiện mối quan hệ của con người với thiên nhiên, con người với quá khứ, truyền thống và hiện đại, văn học dân gian với văn học hiện đại...

Như vậy, theo Aitmatốp, những quan niệm mang nội dung nhân đạo, có ý nghĩa nhân loại tồn tại với thời gian và không bao giờ mất đi trong đời sống thường ngày và ngay cả trong ký ức của nhân dân. Nhà văn đã khẳng định: "Kẻ nào quên quá khứ ắt buộc phải xác định lại chỗ đứng của mình trên thế giới, kẻ nào bỏ quên kinh nghiệm lịch sử dân tộc mình và của các dân tộc khác sẽ bị loại ra khỏi bước phát triển lịch sử và chỉ có khả năng sống với ngày hôm nay"(3).

Nếu những câu chuyện huyền thoại về con tàu trắng, về loài hươu Maran đã nuôi dưỡng tâm hồn ngày thơ trong sáng luôn hướng thiện của cậu bé thì hành động giết loài hươu Maran của Ôrôđơkun là trái với đạo đức, chà đạp thô bạo tín ngưỡng nhân dân và tất yếu sẽ bị trừng trị đích đáng. Phải chăng, qua đây Aitmatốp muốn nhắn gửi rằng, người đời đừng động chạm đến những cái thiêng liêng trở thành phong tục, tập quán của dân tộc được giữ gìn và bồi đắp qua nhiều thế hệ và con người đừng tàn ác với thiên nhiên?

Con chó khoang chạy ven bờ biển có sự pha trộn của đời sống hiện thực và những câu chuyện lãng mạn, huyền thoại. Ở tác phẩm này, Aitmatốp đặt ra nhiều vấn đề mang tính vĩnh hằng của con người: trách nhiệm của các thế hệ, lòng nhân ái, đức hy sinh... Tất cả những cái đó được nhà văn khoác lên một màu sắc mang tính huyền thoại làm cho tác phẩm vừa thực vừa hư, lung linh huyền ảo. Câu chuyện huyền thoại về người đàn bà cá vĩ đại trong Con chó khoang chạy ven bờ biển thể hiện quan niệm của tác giả về cái đẹp của cuộc sống con người, đặc biệt vẻ đẹp của người phụ nữ một kỳ quan tuyệt diệu được thượng đế ban phát cho loài người. Hành động hy sinh của ông già Organ để cứu bố con Kirxki (thế hệ con và cháu) mang giá trị nhân bản, biểu hiện một cách xử thế chuẩn mực về đạo đức. Khi Organ rời thuyền nhảy xuống biển trong màn sương dày đặc, mênh mông không phải ông tìm về với cõi vĩnh hằng mà là để toại nguyện giấc mơ về người đàn bà cá đã từ lâu ông ấp ủ. Sự hy sinh của Organ chỉ có ý nghĩa về mặt thể chất, còn hành động của ông đã trở thành truyền thuyết cho các thế hệ sau.

Huyền thoại và truyền thuyết còn xâm nhập ngày càng nhiều trong một số tác phẩm về sau của Aitmatốp (Và một ngày dài hơn thế kỷ, Đoạn đầu đài...). Chính những truyền thuyết và huyền thoại như: truyền thuyết tên nô lệ Mankur, truyền thuyết về loài chim Đônenbai, chuyện về gia đình với Acbara và Tachainar... đặt lên cạnh câu chuyện về đời sống hiện thực đã làm cho hai tác phẩm trên vừa mang tính sử thi vừa gia tăng tính triết lý sâu sắc.

Trung thành với cảm hứng nhân đạo, được nuôi dưỡng bằng vốn văn hóa dân tộc Kirghidia, dân tộc Nga và thế giới, Ch.Aitmatốp luôn khát khao vươn lên ngang tầm với thời đại trong việc nhận thức thế giới để thể hiện những vấn đề vừa mang tính nhân đạo, vĩnh hằng vừa mang tính thời sự. Những giá trị tinh thần mà nhà văn - nhà nhân đạo Aitmatốp đã cống hiến cho nhân loại vào cuối thế kỷ XX vẫn luôn được lưu giữ trong kho tàng văn học nhiều dân tộc trên thế giới. Bởi vì, đúng như nhà phê bình văn học N. Pôtapốp khẳng định, nhà văn Aitmatốp "... biết lắng nghe tiếng nói của tổ tiên vang vọng trong những cảm xúc về cái đẹp, trong những quan niệm về ý nghĩa của cuộc đời cũng như thực chất của con người, tiếng bước chân của lịch sử, trong những trang sử thi không bao giờ mai một, trong những truyền thuyết và những điệu dân ca mộc mạc..."(4).

H.V.L
(135/05-00)


----------------------------------------------------
(1) Báo Văn học, ngày 25 - 3 - 1978
(2) Báo Văn học, ngày 13 - 8 - 1986
(3) Lời tác giả đăng trong
Một ngày dài hơn thế ky, Nxb Trẻ Tp Hồ Chí Minh, 1986, trang 11.
(4) N. Pôtapốp.
Thế giới của con người và con người trong thế giới, đăng trong phần cuối Một ngày dài hơn thế kỷ, Sđd, trang 525.




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LƯƠNG AN

    Như chúng ta biết, từ lâu rồi mối tình bạn giữa Miên Thẩm và Cao Bá Quát đã được xem như một quan hệ ít có, từ tri ngộ văn chương mà vượt lên sự cách biệt của hai tầng lớp xã hội, sự rẽ đôi của hai khuynh hướng tư tưởng và hai đường đời.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    (Đọc tập thơ Mật ngôn của Lê Huỳnh Lâm, Nxb Văn học, 2012)

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Nhất Lâm tuổi Bính Tý (1936), năm nay đã 76 tuổi, xếp vào hàng “xưa nay hiếm”, nhưng mãi đến nay anh mới đến được Suối tiên tắm (Nxb Văn học, 2012).

  • TRẦN VĂN KHÊ

    Tôi quen biết Thái Kim Lan cũng đã gần 40 năm nay, một thời gian dài thấm đẫm nhiều kỷ niệm ở đủ mọi phương diện: công việc, thưởng thức nghệ thuật và cả… chuyện đời.

  • VŨ NGỌC PHAN
              Trích hồi ký

    ... Tôi viết Nhà Văn Hiện Đại từ tháng 12-1938 đến cuối tháng giêng 1940 thì xong lượt đầu, tất cả 1650 trang trên giấy học trò.

  • HỒ THẾ HÀ

    “Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
    Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai!”

                             J.Leiba

  • HỒNG NHU

    (Đọc Vùng sâu - tiểu thuyết của Tô Nhuận Vỹ - Nxb Hội Nhà văn 1-2012)

  • NGÔ MINH

    Sau gần một năm chuẩn bị, sưu tầm tài liệu, lo “chạy” kinh phí, đến giữa tháng 6-2012, Hải Kỳ tuyển tập(*) đã ra mắt độc giả. Tuyển tập dày 596 trang do nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa rất bắt mắt.

  • ĐẶNG TIẾN

    Kỷ niệm 3 năm ngày mất nhà thơ Tế Hanh (16.7.2009 - 16.7.2012)

  • PHẠM TUẤN KHÁNH - VŨ THANH

    Trong văn học Việt Nam thế kỷ XIX có một nhà thơ được "thần siêu" coi là "bạn băng tuyết" và được văn nhân Trung Quốc đương thời gọi là "thi hào" - Đó là Đặng Huy Trứ. Sự nghiệp chính trị và văn học của ông vào giai đoạn đó khá nổi tiếng và được đề cao nhưng đến nay vẫn ít người biết đến.

  • NGUYỄN ĐÌNH NIÊN

    (Trích từ “Kinh nghiệm về thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử”, Nxb. Southeast Asian Culture and Education (SEACAEF) 2009).

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Mỗi người bước vào cõi thơ ắt hẳn sẽ để lại dấu ấn bằng mỗi phương cách khác nhau. Có người đi vào thơ ca qua những cuộc chiến, có người dùng chính đôi bàn chân mình, hay đôi tay mình, cũng có người bước vào thơ bằng chiếc xe đạp hay xe gắn máy,… nhưng tất cả đều đến với thi ca bằng trái tim.

  • Giải thưởng Nhà nước ra đời từ năm 1996. Đến nay Huế đã có 8 người nhận được giải thưởng danh giá này. Ngoài các nhà văn Thanh Hải, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ; Tổng Biên tập đầu tiên của Sông Hương - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã nhận Giải thưởng Nhà nước.

  • PHAN NGỌC THU

    Từ sau năm 1975, văn học nước ta nói chung, văn xuôi nói riêng đã có nhiều chuyển biến trong cách tiếp cận với đời sống và ngày càng có xu hướng quan tâm hơn đến những vấn đề thuộc về chiều sâu của giá trị con người.

  • LÊ HUỲNH LÂM 
    (Đọc tập thơ “Những con chim của bóng tối” của Phạm Tấn Hầu - Nxb Văn học 6/2011) 

    Tôi một mình, lũ pharixêu múa rối
    Sống đến tận cùng, đâu phải chuyện chơi.

                            Bôrix Patecnax

  • MAI VĂN HOAN

    Trần Nhân Tông sinh năm 1258, lên ngôi năm 1279. Vừa mới lên ngôi, chàng trai 21 tuổi đã phải đối mặt với âm mưu thôn tính nước ta lần thứ hai của giặc Nguyên Mông.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY  

    Trong nhiều tư cách, lãnh tụ Hồ Chí Minh còn được vinh danh là một triết gia. Hơn thế nữa, là “triết gia vĩ đại” như đánh giá của một học giả nước ngoài qua Hội thảo Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay vào tháng 5/2010.

  • TRÀNG DƯƠNG

    (Ðọc Phù Hoa, truyện thơ Văn Cát Tiên - Nxb Văn Học, 2011)

  • NGUYÊN SA(*)

    Từ những ngày còn theo học triết lý tại đại học Sorbonne tôi đã mơ hồ nghĩ mỗi dân tộc bao giờ cũng có một nền triết học riêng. Bởi vì, triết học, trên mọi bình diện nào đó, rút lại, chính là ý thức được hệ thống hóa và thuần túy hóa, là một tổng hợp nhân sinh quan và vũ trụ quan.

  • Có lẽ nếu không có bài thơ "Đây thôn Vỹ Giạ" thì vùng đất xinh xắn kia cũng không nhiều tao nhân mặc khách ghé thăm đến vậy. Nhắc đến bài thơ này người ta sẽ nhớ ngay đến một mối tình điển hình cho sự nuối tiếc bâng khuâng và dường như nó là phông nền của cái đẹp. Bây giờ người thiếu nữ áo trắng xưa vẫn được sương khói của thôn Vỹ giăng phủ khiến bài thơ bản mệnh của Hàn thi sĩ vẫn miên man trong tâm thức của nhiều thế hệ yêu thơ.